Dạy kỹ năng phòng cháy, chữa cháy trong trường học thế nào?
Bộ GDĐT vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ vào chương trình giảng dạy, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục.
Có thể nói, đây là nội dung nhận được sự quan tâm của tất cả các phụ huynh. Bởi nó ảnh hưởng chính tới sức khỏe, tính mạng của con em mình khi không may có sự cố xảy ra.
Ảnh minh họa
Theo Dự thảo, học sinh tiểu học sẽ được học 5 tiết/năm học; học sinh THCS học 10 tiết/năm học; học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên học 15 tiết/năm học. Đối với sinh viên các trường đại học, thời lượng được triển khai phù hợp với kế hoạch đào tạo hằng năm, bảo đảm tối thiểu 4 buổi/khóa học (một buổi tương đương 5 tiết học)…
Yêu cầu cần đạt được đối với trẻ em mầm non là nhận biết và phòng tránh được về nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số sự cố, tai nạn thông thường. Có hành động phù hợp khi nghe các tín hiệu báo động cháy. Đối với học sinh tiểu học, nhận biết các dấu hiệu của đám cháy, nguy cơ gây tai nạn; nhận biết các tín hiệu báo động cháy và có kỹ năng báo động khi xảy ra cháy. Biết được các kỹ năng thoát nạn cơ bản khi xảy ra cháy, nổ. Sử dụng và thực hành dập nguồn cháy với thiết bị chữa cháy mô hình.
Đối với học sinh THCS, ngoài các kỹ năng nhận biết thông thường trên, cần biết được các kỹ năng thoát nạn cơ bản khi xảy ra cháy, nổ. Sử dụng được bình chữa cháy xách tay và thiết bị chữa cháy thông thường (hoàn thành việc thực hành các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy với thiết bị mô hình).
Video đang HOT
Đối với học sinh THPT, nội dung quan trọng là nhận biết được một số kỹ năng để thoát nạn từ trên cao, từ dưới lên, đuối nước và thoát nạn từ xe ô tô, tàu hỏa, trong thang máy, thang cuốn khi có cháy, hoặc các tai nạn, sự cố. Biết một số kỹ năng cơ bản để tìm kiếm nạn nhân, cứu người bị nạn, sơ cấp cứu người bị nạn khi xảy ra cháy, nổ và các tai nạn, sự cố; biết sử dụng bình chữa cháy xách tay và thiết bị chữa cháy thông thường. Sử dụng được các vật dụng chữa cháy với các nguồn cháy khác nhau…
Những kỹ năng kể trên thực sự rất cần thiết. Tuy nhiên, với mức độ nhận biết về phòng cháy, chữa cháy như vậy, nếu chỉ vài tiết học, vài buổi học trong 1 năm học là không thể đủ. Bên cạnh đó, chính các thầy cô giáo cũng cần được bồi dưỡng về những kỹ năng này. Còn nhớ, cách đây khoảng 1 năm, đã từng có giáo viên mầm non dạy trẻ học phòng chống cháy nổ nhưng lại phản tác dụng khi làm bỏng 3 em nhỏ. Đó quả thực là sự cố rất buồn…
Báo động thiếu tiết đọc sách trong nhà trường
Văn phòng Hội Xuất bản Việt Nam tại TP.HCM với sự hỗ trợ của Công ty Đường Sách và thầy cô giáo các trường phổ thông trên địa bàn TP đang bàn việc phối hợp xây dựng danh mục sách bổ trợ để phục vụ cho việc học tập và nâng cao kiến thức của học sinh.
Theo đơn vị thực hiện, đây là động thái nhằm gióng lên hồi chuông trước thực trạng học sinh ngày càng ít đọc sách, thậm chí không hề cầm đến quyển sách...
Cần nhiều giải pháp để hình thành thói quen đọc sách trong giới trẻ Ảnh, học sinh, thanh niên TP.HCM đọc sách tại thư viện trường học
Lý do dẫn đến thực trạng buồn nói trên chủ yếu bắt nguồn từ ba nguyên nhân: Nhà trường không quy định có tiết đọc sách; Gia đình thiếu sự quan tâm, phát triển thói quen đọc sách từ sớm cho trẻ và các NXB, công ty sách chưa thật sự thúc đẩy các hoạt động để phát triển văn hóa đọc.
"Bức tranh về thị trường tiêu thụ sách không sáng sủa gì"
Kết quả khảo sát về hoạt động xuất bản cũng như thực trạng văn hóa đọc của người Việt Nam cho thấy những số liệu không mấy sáng sủa. Theo đó, hoạt động xuất bản tại Việt Nam từ năm 2014-2019 tăng, nhưng khá chậm. Cụ thể: Năm 2014 Việt Nam xuất bản 378 triệu bản sách, doanh thu 3.000 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 4,1 đầu sách/người.
Con số tăng nhẹ dần đến 2019 là 440 triệu bản (tăng 16% so với năm 2014), trong đó có 300 triệu bản là sách giáo khoa, giáo trình, doanh thu 4.362 tỉ đồng (tăng 45% so với 2014), đạt tỉ lệ 4,6 đầu sách/người (tăng 12% so 2014).
Một khảo sát "bỏ túi" từ ông Lý Trường Chiến, Giám đốc phía Nam của báo Dân trí về thói quen đọc của giới trẻ (tập trung ở nhân viên và sinh viên độ tuổi từ 20-30) cho thấy: có 70% không đọc sách tham khảo; 12% có đọc thêm các sách, truyện khác ngoài chuyên môn; 80% không đọc sách suốt 1 năm qua và 98% không đọc sách tuần qua...
Ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam tâm tư: "Văn hóa đọc của người Việt quá thấp, do đa số không được tạo dựng thói quen đọc sách từ khi họ còn bé, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Văn hóa đọc của người Việt Nam kém nên bức tranh về thị trường tiêu thụ sách cũng không sáng sủa gì".
Ông cho biết, những nước có quan tâm đến phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và trong gia đình có biện pháp tác động tốt đến việc hình thành thói quen đọc sách cho trẻ em, thì hiệu quả kinh tế xuất bản rất cao, cao hơn nhiều lần so với Việt Nam. Trên cơ sở xem bạn đọc là người chi trả cho người làm xuất bản, cũng là người quyết định sự tăng trưởng của doanh nghiệp xuất bản, việc chỉ có một lượng ít người dân đọc sách, tiếp cận sách là thực trạng đáng báo động, cho thấy văn hóa đọc của người Việt cần phải được cải thiện mạnh mẽ.
Thành lập một ủy ban quốc gia phát triển văn hóa đọc Việt Nam
Đó là một trong những giải pháp được ông Lê Hoàng đưa ra nhằm thay đổi thực trạng nói trên. Theo đó, Ủy ban trực thuộc Chính phủ, do một Phó Thủ tướng phụ trách, bao gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới văn hóa đọc, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực và đại diện các tổ chức xã hội.
Song song đó, cần tổ chức nghiên cứu, khảo sát định kỳ 5 năm một lần về thực trạng đọc trong xã hội làm cơ sở xây dựng các kế hoạch dài hạn phát triển toàn diện và đồng bộ văn hóa đọc; bổ sung điều khoản về nội dung phát triển văn hóa đọc vào Luật Xuất bản sửa đổi sắp tới (như Luật Thư viện, điều lệ trường học đã làm).
Đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hóa đọc nhân ngày Sách Việt Nam (21.4 hằng năm); tổ chức các hội chợ sách không chỉ ở Hà Nội, TP.HCM mà rộng khắp trên 63 tỉnh, thành trong cả nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với xuất bản phẩm mới.
Ngoài ra, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho các hệ thống thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện văn hóa khoa học tổng hợp, thư viện nhà trường có đủ kinh phí hoạt động và phát triển ngang tầm các hệ thống thư viện tương ứng trong khối ASEAN,...
Một giải pháp được các đơn vị nhấn mạnh là cần đưa tiết đọc sách vào khung giờ chính khóa của nhà trường phổ thông. "Hội Xuất bản Việt Nam đã có Công văn số 48/CV-HXBVN gửi Bộ GD&ĐT ngày 2.7.2020 về việc Đưa tiết đọc sách vào khung giờ chính khóa trong việc xây dựng và phát triển Văn hóa đọc tại Điều 26 của Dự thảo Thông tư ban hành điều lệ Trường tiểu học và Điều 16 Dự thảo Thông tư ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học. Hội sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ GD&ĐT đưa các hoạt động phát triển văn hóa đọc vào trường học", ông Lê Hoàng nói.
Đại diện Hội Xuất bản Việt Nam cho biết, động thái tích cực cho câu chuyện này là kế hoạch phối hợp giữa Hội với Sở GD&ĐT và Thành Đoàn TP.HCM với mục tiêu giới thiệu danh mục sách phù hợp dành cho học sinh. "Các thầy cô sẽ chung tay tiến cử sách cho học sinh, lập danh mục chủ đề và thẩm định nội dung sách theo danh mục", phía Hội Xuất bản cho biết và thông tin thêm từ nay đến 15.11.2020, các đơn vị làm sách sẽ giới thiệu sách của mình vào danh mục đọc bổ trợ dành cho học sinh, Hội Xuất bản sẽ đọc sơ tuyển và chọn ra danh mục theo từng chủ đề, sau đó gửi đến các thầy cô theo từng cấp lớp, bộ môn nhờ thẩm định, chọn sách phù hợp đưa vào danh mục chung. Dựa trên danh mục này, các trường tham khảo chọn sách bổ sung vào thư viện các trường học...
Có thể nói rằng, đây là cơ hội chính danh, thông qua Hội Xuất bản Việt Nam, các NXB, công ty phát hành sách đảm bảo chất lượng sách vào nhà trường, đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Bên cạnh đó các NXB, công ty sách có cơ sở để định hướng đề tài, tổ chức xuất bản các ấn phẩm phù hợp với nhu cầu đọc, phục vụ việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian tới.
TS Lê Thẩm Dương, 1977 Vlog chia sẻ tại 'Trường học hay Trường đời' Hàng nghìn bạn trẻ đã hào hứng chào đón và tạo không khí sôi nổi trong chương trình Chào tân sinh viên 2020 và ra mắt sách "Trường học hay Trường đời 2" - cuốn sách có nội dung gắn với các vấn đề thời sự, cùng sự tham gia nhiều nhân vật "hot" như TS Lê Thẩm Dương, nhóm 1977 Vlog. Báo...