Dạy kỹ năng mềm đang rất bát nháo
Đây là nhận định của PGS- TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tại hội thảo “Các giải pháp và mô hình tiêu chuẩn của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên (SV) đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM” do trường tổ chức ngày 24-1.
Ảnh minh họa
Theo ông Sơn, việc dạy kỹ năng mềm hiện nay rất bát nháo. Nhiều người đi dạy không có đạo đức, mang danh đi dạy nhưng xem đó là show để biểu diễn, chụp ảnh đăng Facebook để có thêm nhiều show, hoặc xem việc đi dạy kỹ năng là việc quảng bá hình ảnh bản thân. “Đây là suy nghĩ rất đáng sợ, nó làm mất phẩm chất người thầy lẽ ra phải làm công việc người học đang thiếu gì để rèn luyện cho họ… Ở đây người chịu thiệt chính là người học” – ông Sơn nhận định.
Cũng theo ông Sơn, thực tế rất nhiều SV bị lừa với chiêu lấy kỹ năng mềm để xin data, lấy kỹ năng mềm nói chuyện để bán hàng đa cấp. Rất nhiều giảng viên nghĩ môn này chỉ vui mà không quan tâm đến chuẩn. Có người không dạy chuyên ngành mình được đào tạo mà chuyển sang dạy kỹ năng mềm, có trường đại học mở bộ môn kỹ năng mềm nhưng lại không hề có trưởng bộ môn chuyên môn sâu về lĩnh vực.
“Có trường hợp một người liên tục thiếu kỹ năng mềm nhưng lại trở thành một chuyên gia dạy kỹ năng mềm – ứng dụng để thành công. Có người chuyên đi dạy kỹ năng mềm mà lại từng bị đuổi việc tới 12 lần… Nhiều nơi một buổi tổ chức học 5-7 kỹ năng mềm, sau đó cấp chứng chỉ cho SV, bài giảng có mục tiêu là khóc, cười, vỗ tay mới thành công… Đây là hành vi không có đạo đức nghề nghiệp, là thầy cô đang làm hư khoa học và hại cho người học” – ông Sơn nhấn mạnh.
ThS Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM nêu thực tế: Hiện một số trường đại học, sĩ số SV đông 50-100 em/lớp. Trường muốn dạy kỹ năng mềm cho SV nhưng giảng viên không có sự hỗ trợ về phương pháp, công cụ thăm dò khi tổ chức lớp học. Hoặc nếu có dạy thì quỹ thời gian quá ít, giảng viên mời ngoài nên không có cơ hội tiếp xúc nhiều với SV. “Điều này dẫn đến tình trạng SV học kỹ năng một cách sơ sài, nội dung không gắn với nhu cầu nên không hình thành được kỹ năng phù hợp với đặc điểm ngành nghề” – bà Nhung cho hay.
Các đại biểu khác trong hội thảo cũng đề nghị việc dạy kỹ năng cho SV là nhu cầu và cần thiết. Các đơn vị giáo dục cần quan tâm đến chất lượng giảng viên, năng lực tổ chức quá trình giáo dục kỹ năng mềm, đào tạo liên tục về phương pháp, kỹ thuật giảng dạy… để hỗ trợ các trường hiệu quả hơn.
PHẠM ANH
Video đang HOT
Theo plo.vn
Gần 93% học sinh muốn thầy cô cười nhiều hơn
Một nghiên cứu của TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, và các cộng sự cho biết 92,8% học sinh muốn thầy cô cười nhiều hơn mỗi lần tới trường và có 74% học sinh đừng muốn thầy cô nhắc đi nhắc lại rằng "môn này rất quan trọng".
Nghiên cứu này được TS Huỳnh Văn Sơn công bố chiều 14/12 tại một hội thảo bàn về hạnh phúc cho học sinh. Theo ông Sơn, với câu hỏi "Học sinh cần thề nào mới cảm thấy hạnh phúc khi mỗi ngày tới trường?" mà ông và các cộng sự hỏi học sinh khối THCS đã nhận được nhiều điều rất thú vị.
92,8% học sinh muốn thầy cô cười nhiều hơn
82,4% muốn thầy cô đừng phê bình trước mặt bạn bè hay nhiều người
84% muốn được nhẹ nhàng hướng dẫn khi làm sai
75,4% muốn đừng cho học thuộc lòng nhiều quá
82,4% muốn tổ chức học tập xen kẽ chơi, trao đổi, thảo luận
66,3% muốn bớt đi bài tập về nhà nếu có thể
70,2% muốn thưởng điểm hay khen tặng và động viên nhiều hơn trách phạt
74% muốn thầy cô đừng nhắc nhiều lần môn học này là môn rất quan trọng
60% muốn chấp nhận những suy nghĩ hành vi chưa giống như người khác mong đợi
62,4% muốn được tăng cường thực tế, khám phá thực tiễn, dã ngoại
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Thiếu sự quan tâm của người lớn, học sinh tự hủy hoại mình Từ phỏng vấn thực tế, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Sư phạm TPHCM lọc ra được 280 học sinh từ 1.000 khách thể là học sinh THCS ở TPHCM và Bình Dương có hành vi tự hủy hoại bản thân bằng nhiều cách trong đó gồm tự bứt tóc, tự cắn, đập đầu, rạch tay, thậm chí có ý định tự tử......