Dạy kiểu ‘bắt cóc bỏ đĩa’
Giáo viên dạy môn Hóa học, Vật lý, Toán, Sinh học phải dạy thêm môn công nghệ. Giáo viên dạy môn Ngữ văn, Ngoại ngữ phải dạy thêm môn giáo dục công dân…
Đó là tình trạng xảy ra lâu nay tại một số trường THCS trên địa bàn TP Đà Nẵng. Việc “bắt cóc bỏ đĩa” này khiến nhiều giáo viên bức xúc.
Cũng như nhiều năm học trước, năm học 2015 – 2016 này nhiều giáo viên THCS trên địa bàn TP Đà Nẵng được phân công lịch dạy cùng lúc hai môn. Ghi nhận tại một số trường như THCS Nguyễn Trãi, THCS Nguyễn Huệ, THCS Lê Hồng Phong… việc này diễn ra từ lâu nay.
Một tiết học công nghệ của học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Huệ (TP Đà Nẵng) do giáo viên hóa học Lê Tôn Nhật Vy đảm nhận – Ảnh: Tuổi Trẻ.
Dạy trái chuyên môn
Cô T.T., giáo viên môn hóa học đang dạy ở một trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ, cho biết hồi mới ra trường cô được phân công dạy 4 tiết hóa, nhưng phải dạy đến 12 tiết công nghệ. Riêng học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 cô T. được phân công 8 tiết hóa, 4 tiết công nghệ khối lớp 6.
“Ban đầu cũng hơi bức xúc nhưng dạy hoài cũng quen. Trong trường giáo viên hóa nhiều nhưng giáo viên công nghệ thiếu nên đành phận thôi” – cô T. nói.
Theo cô T., do được đào tạo đúng chuyên ngành sư phạm hóa học ở giảng đường đại học nên khi được phân công dạy thêm môn công nghệ khiến cô ngỡ ngàng, lo lắng.
Toàn bộ giáo án môn công nghệ cũng do giáo viên đảm nhận tự soạn. “Do là giáo viên hóa nên khi được phân qua dạy công nghệ thấy kỳ kỳ vì không được đào tạo bài bản, không được tập huấn. Tội cho học trò bởi cứ nghĩ rằng đó là một môn học cho có, rồi giáo viên không có động lực vì không đúng chuyên môn, chỉ dạy cho xong” – cô T. chia sẻ.
Tương tự, cô M.D., giáo viên môn ngữ văn một trường THCS khu vực Q.Thanh Khê, cho hay hiện ngoài việc đảm nhận dạy môn chính là ngữ văn thì phải dạy thêm môn giáo dục công dân (GDCD) cho một số lớp đã được nhà trường phân lịch. Theo cô D., không hiểu vì sao lại có sự nghịch lý như thế này, tuy nhiên dạy hoài cũng quen.
Thầy Nguyễn Hồng, hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ (quận Hải Châu), cho biết do trường thiếu giáo viên môn GDCD nên phải cử một số giáo viên thuộc bộ môn văn sang dạy GDCD để đảm bảo được việc dạy, học. Còn môn công nghệ thì huy động giáo viên toán, lý, sinh dạy tùy theo yêu cầu các bài học liên quan đến vấn đề kỹ thuật, điện, nữ công gia chánh…
Video đang HOT
Giáo án các thầy cô được phân công dạy phải tự soạn, nhưng trước đó họ được tập huấn và trường cũng thường xuyên tăng cường kiểm tra, dự giờ.
Không có giáo viên đào tạo đúng ngành
“Số giáo viên cũ được đào tạo hai môn cùng lúc nay còn rất ít, trong khi giáo viên trẻ thời gian gần đây chỉ được đào tạo một ngành nhất định nên việc phải kiêm luôn hai môn là rất khó. Bí quá phải vậy thôi. Thế nhưng, theo quan điểm của tôi, một giáo viên nên dạy một môn để tập trung, chuyên tâm”.
Thầy Nguyễn Hồng
Trong khi đó, Trường THCS Lê Hồng Phong cũng rơi vào tình trạng tương tự. Theo thầy Trình Quang Long – hiệu trưởng nhà trường, lâu nay trường không có giáo viên chuyên trách môn GDCD mà giáo viên văn và ngoại ngữ phải đảm nhận dạy luôn môn học này cho 18 lớp.
Việc này dẫn tới những khó khăn cho giáo viên như không được đào tạo đúng chuyên ngành, kiến thức không chuyên sâu nên khi dạy, việc truyền đạt kiến thức đến học sinh không được hấp dẫn, mềm mại.
Còn ở Trường THCS Nguyễn Khuyến, môn công nghệ lớp 6 liên quan đến may vá, nấu nướng không có giáo viên nên phải bố trí một số giáo viên ở các môn khác chưa đủ số tiết qua dạy.
Theo đại diện trường, các môn như toán, văn, lý, hóa, sinh, tiếng Anh giáo viên được phân công dạy đúng chuyên môn. Riêng ở môn công nghệ lớp 6 lâu nay trường chưa được nhận giáo viên nào đúng chuyên môn.
Ông Đặng Nhơn, phó Phòng GD-ĐT Q.Hải Châu (TP Đà Nẵng), cho biết trên địa bàn quận có 12 trường THCS thì trường nào cũng xảy ra tình trạng giáo viên các môn khác phải kiêm thêm môn GDCD hoặc công nghệ.
Nguyên nhân chính, theo ông Nhơn, là trước kia các trường ĐH, CĐ có đào tạo giáo viên ghép (toán – công nghệ, lý – công nghệ, văn – GDCD) nhưng nhiều năm trở lại đây đã ngừng tuyển sinh, hoặc tuyển sinh nhưng không có thí sinh đăng ký. Điều này dẫn tới việc không có giáo viên đúng chuyên ngành nên các giáo viên toán, lý, hóa, sinh, văn phải dạy kiêm luôn môn GDCD và công nghệ. Có nhiều giáo viên rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi được phân công dạy như không hiểu được chi tiết từng bài giảng.
“Đây là thực trạng chung mà chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Trong tương lai, khi chương trình học đổi mới thì những môn như GDCD, công nghệ sẽ rất quan trọng bởi đó là những môn học gắn liền với cuộc sống. Cho nên cần xem lại vấn đề đào tạo những giáo viên chuyên các môn này” – ông Nhơn nhấn mạnh.
Trước mắt để “chữa cháy” tình trạng này, Phòng GD-ĐT Q.Hải Châu đã đưa những giáo viên kiêm nhiệm đi tập huấn. Riêng những giáo viên kiêm nhiệm môn công nghệ được cử đi các trường cao đẳng nghề để bồi dưỡng thêm và cấp giấy chứng nhận để họ tự tin hơn khi đứng trên bục giảng.
Ông Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng, cho rằng, trước đây việc một giáo viên môn khác dạy kiêm luôn môn GDCD hoặc công nghệ có rất nhiều, nhưng thời gian gần đây đã dần khắc phục. Sắp tới, sẽ dần tiến tới việc thay toàn bộ giáo viên công nghệ và giáo dục công dân, đảm bảo giáo viên chuyên môn nào dạy đúng môn đó.
“Về lâu dài sẽ tuyển giáo viên theo đúng từng môn. Tuy nhiên, theo đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo thì Bộ GD-ĐT sẽ có phương hướng rõ ràng” – ông Chinh nói.
Theo Phan Thành/Tuổi Trẻ
Có một nơi mang tên 'Lớp học bà Sáu'
Biết hoàn cảnh mấy đứa nhỏ khó khăn, cha mẹ đi tù, cô đã mở lớp dạy cho các em biết con chữ, biết nhân nghĩa ở đời.
Nhà của cô giáo đã nghỉ hưu Trần Thị Hằng được người dân ở xã Trung Lập Hạ, Củ Chi, TP HCM gọi là lớp học bà Sáu. Ở tuổi 64, cô giáo Hằng (tức bà Sáu) vẫn miệt mài mang kiến thức của mình làm từ thiện cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, nhất là các em có cha mẹ đang thụ lý án tù. Chỉ với mấy cái bàn ọp ẹp, một cái bảng đen dựng tạm bà đã rèn người cho nhiều học trò.
Dụ trò bằng bánh tráng
Trong căn phòng không đến 12 m2, gần 20 em chăm chú học bài. Đứa tập viết chữ, đứa đánh vần, đứa cặm cụi làm bài tập. Bà Sáu đang tập đánh vần cho đứa này thì đứa kia gọi: "Má Sáu ơi! Con làm bài này có đúng không?". Đứa học lớp 4 rối rít: "Má Sáu, con đọc bài xong rồi". Đứa lớp 1 réo gọi: "Chữ mẹ, chữ má đánh vần như thế nào? Mẹ và má có giống nhau không bà sáu?". Bà Sáu ân cần chỉ bảo từng đứa và luôn kèm theo khuyến mãi: "Học ngoan, lát bà Sáu thưởng quà".
Quà của bà Sáu chỉ vài miếng ổi, vài cái bánh tráng hay mấy cái kẹo được người ta cho để dành. Hôm nào có tiền, bà ra chợ mua ít đậu nấu nồi chè cho đám học trò lót dạ lúc giải lao. Hôm sẵn tiền trong túi, thấy hàng kem đi ngang, bà đãi học trò chầu kem.
Lớp học của bà Sáu có 20 học trò, từ lớp chồi đến lớp 5. Mỗi đứa là một hoàn cảnh. Em bị cha mẹ bỏ rơi. Đứa bị bệnh bẩm sinh từ nhỏ, học chữ chẳng vào. Có những đứa cả cha và mẹ đều đi tù. Biết được hoàn cảnh của các em, bà Sáu đến nhà động viên cho bà đưa về dạy chữ nghĩa miễn phí. Học phí bà Sáu chỉ lấy mấy trái ổi, mấy trái mướp hay ít bánh kẹo lót dạ cho học trò trong giờ giải lao.
Lớp học của bà Sáu.
Lấy học trò làm niềm vui
Điều bà Sáu băn khoăn là hai anh em Duy và Khoa có cha mẹ đi tù, phải sống với bà nội hơn 60 tuổi. Mỗi ngày nội của hai em kiếm được 50.000 đồng đủ lo tiền ăn hằng ngày, muốn cho hai cháu đi học mà chẳng có tiền. Không được đi học nên hai đứa ăn nói cụt ngủn, không đầu không đuôi. Bà Sáu đến nhà xin cho mình được dạy các em.
"Lúc mới đến lớp, hai đứa đều không biết chữ, học trước quên sau, không nghe lời cô giáo". Sau khi các em biết chút chữ, bà liên hệ xin cho các em đi học ở trường tiểu học và tình nguyện dạy thêm ở nhà cho hai anh em. Giờ Duy đang học lớp 4, Khoa học lớp 1, biết tự đưa đón nhau đi học, phụ giúp việc nhà cho bà nội.
Ba của Phi Long (lớp 3) bỏ đi, em phải sống với mẹ. Đang học lớp 1, em có những cử chỉ giống người bị bệnh tâm thần nên nhà trường trả cho phụ huynh. Nghe người hàng xóm kể chuyện của em, bà Sáu đến tận nhà động viên để em đến lớp học. Biết Long thích vẽ và xếp hình, bà Sáu gắn chữ cái, chữ số lên khuôn hình để em vừa học vừa chơi.
Chồng mất sớm. Bà Sáu chỉ có đứa con trai duy nhất, từ nhỏ đã ăn chơi, hút chích rồi vào tù ra khám. Con dâu bà sinh con xong thì bỏ đi rồi sa đà vào ma túy, giờ cũng đang đi tù. Trong căn nhà cũ kỹ chỉ còn bà và đứa cháu nội bốn tuổi sống với nhau. Tài sản có giá trị duy nhất chỉ là chiếc xe máy cũ nhưng với bà Sáu, mỗi ngày được mang kiến thức ra dạy cho đám học trò nghèo như một niềm vui và quên đi buồn tủi trong gia đình mình.
Học trò của bà Sáu có người đã thành đạt, có người nghe lời bà mà bỏ được tệ nạn xã hội sống thành người lương thiện.
"Cô Sáu đã mở lớp dạy miễn phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong xã, từ lúc đang đi dạy ở trường tiểu học đến nay nghỉ hưu vẫn duy trì việc đó. Việc làm thầm lặng này đã được cô duy trì từ 20 năm nay. Học trò trong lớp cô chủ yếu là những em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đi học thêm hay những em không có khả năng đến trường. Xã chúng tôi đang xây dựng là xã nông thôn mới, việc làm của cô Sáu giúp ích được cho rất nhiều bà con nghèo ở nông thôn, rất đáng được khen ngợi".
Bà Nguyễn Thị Bắc Sinh, Chủ tịch UBND xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi
"Cô Sáu là hộ khó khăn của ấp. Lớp học của cô giúp những đứa trẻ trong ấp biết chữ và dạy nhân nghĩa cho chúng. Tôi cũng có hai đứa cháu đang học ở lớp này. Đứa học lớp 4, đứa đang học chữ. Ngày nào chúng cũng sang đó học nhưng mỗi khi tôi sang đóng học phí cô ấy đều không lấy. Tôi chỉ biết góp ký gạo, mớ rau, ít bánh kẹo phát cho mấy đứa nhỏ".
Bà Nguyễn Thị Rưng, ấp Lào Táo Trung, xã Trung Lập Hạ, Củ Chi
"Cô Sáu tốt lắm, người vậy hiếm lắm à. Lương hưu chẳng bao nhiêu mà phải một mình nuôi cháu nội, rồi để dành đi thăm nuôi con trong tù nhưng dạy mấy đứa nhỏ chẳng lấy tiền. Sáu là ân nhân giúp hai đứa cháu tôi biết được con chữ và được đến trường đi học. Tôi làm nghề đan giỏ mây nên cũng nghèo, chẳng biết giúp gì, Sáu ngoài lời cảm ơn".
Cao Thị Nhỏ, bà nội của hai cháu Duy và Khoa đang học lớp bà Sáu
Theo Ngọc Thân/Pháp Luật TP HCM
Xin dạy đạo đức miễn phí Đó là trường hợp của thầy Trần Tuấn Anh - giáo viên môn giáo dục công dân trường THCS Bạch Đằng, quận 3 và ThS Bùi Gia Hiếu - Hiệu trưởng trường THPT Nhân Việt, TP.HCM. Một ngày cuối năm 2014, thầy Tuấn Anh chạy xe máy ào vào sân trường THPT Nhân Việt - điểm hẹn để các giáo viên cùng đến...