Dạy HS cách tiêu tiền
Từ nay đến ngày 15/6/2012, dự án “ Giáo dục tài chính cho học sinh THPT” sẽ được triển khai thực hiện đến 50 trường THPT tại TPHCM. Theo đó, 6.750 HS sẽ được tư vấn, định hướng cách chi tiêu hợp lý.
Trong đó 4.000 HS và khoảng 600 phụ huynh sẽ có cơ hội tham gia các sự kiện, các cuộc đối thoại, hoạt động hỏi đáp và tham dự cuộc thi về cách chi tiêu cũng như giáo dục con chi tiêu hợp lý.
Ảnh minh họa.
Hiện nay, đặc biệt khu vực đô thị, hầu hết con cái đang trong độ tuổi đi học đều được bố mẹ cho tiền chi tiêu hàng tuần, hàng tháng. Có tiền nhưng nhiều thanh thiếu niên không có kiến thức hay kỹ năng quản lý tiền bạc. Nhiều em thiếu thốn trong chi tiêu nhưng nhiều em lại quá dư giả, thoải mái do không được hướng dẫn hay kiểm soát. Đó cũng là một trong những nguyên nhân đẩy thanh thiếu niên sa vào các tệ nạn hay phạm tội.
Kết quả khảo sát của tổ chức Save the Childen tại Trường THPT Nguyễn Du và Marie Curie (TPHCM) vào tháng 4/2011, trung bình mỗi HS được cho mẹ cho 50.000 – 300.000 đồng/tuần tiêu vặt. Khảo sát của báo Tuổi trẻ Chủ nhật trên 100 HS “con nhà giàu” tại một số trường dân lập quốc tế, Lê Quý Đôn, Marie Curie… vào năm 2009 thì có đến 36% HS trong số đó được phụ huynh cho 3 – 5 triệu đồng/tháng để tiêu vặt và có đến 25% HS có mức tiêu vặt lên đến 500.000 đồng ngày.
Video đang HOT
Dự án “Giáo dục tài chính cho học sinh THPT” được xem là một trong những hoạt động phát triển kỹ năng sống cho HS. Qua đó sẽ giúp HS có cách chi tiêu hợp lý với đồng tiền để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống bằng cách giảm thiểu rủi ro và tăng sự hiểu biết cho các em về giá trị của tiền bạc cũng như sức lao động.
Với các sự kiện hoạt động tập huấn, tư vấn cho GV, HS và cả phụ huynh, dự án giúp HS thực hiện các hành vi như lập bảng ngân sách cá nhân, theo dõi ngân sách ít nhất trong ba tháng, có tài khoản tiết kiệm ít nhất là 5% tiền tiêu vặt cha mẹ cho..
Dự án “Giáo dục tài chính cho HS THPT” do Sở GD-ĐT TPHCM kết hợp với Quỹ Citi tổ chức.
Trước đó, từ năm 2009, chương trình này đã trải qua 2 giai đoạn triển khai giáo dục tài chính cho HS các trường THPT tại TPHCM như Marie Curie, Nguyễn Du, Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Nguyễn Hữu Huân…
Hoài Nam
Theo dân trí
Những lớp học với tư thế lạ
Do bàn ghế quá cao so với khổ người, nhiều học sinh ở vùng sâu, vùng xa đã phải xoay trở đủ kiểu để có thể đọc, viết trong giờ học.
Kích cỡ bàn ghế không phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sức khỏe, hình thức của trẻ em.
Vì thế, đã có hẳn một Thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công Nghệ và Bộ Y tế công bố vào tháng 6/2011, hướng dẫn chi tiết kích cỡ bàn ghế ngồi học cho học sinh.
Trong khi chờ đợi những hiệu quả thiết thực của thông tư trên, rất nhiều học sinh, đặc biệt những học sinh vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn vẫn phải ngồi học trên những bộ bàn ghế quá khổ, nhiều khi phải đứng lên mới có thể viết được.
Những học sinh mẫu giáo ở Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (Xã Quảng Hòa, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông) hàng ngày phải ngồi học trên những bộ bàn ghế quá khổ khiến rất mỏi vì chân không thể chạm đất.
Dưới thì chân không chạm đất, phía trên thì mặt bàn cao ngang cổ nên các em phải dướn hết người mới có thể khoanh tay trên mặt bàn.
Muốn viết, bé trai này buộc phải đứng.
Cũng giống như học sinh ở Trường Nguyễn Bá Ngọc, những học sinh lớp 1 ở điểm Trường Khe Bốc thuộc Trường Tiểu học số 2 Điện Quan (Xã Điện Quan, Bảo Yên, Lào Cai) cũng phải ngồi học trên những bộ bàn ghế mà mặt bàn cao ngang cổ. Với tư thế ngồi viết thế này kéo dài không mắc những tật bệnh về mắt, cổ mới lạ.
Tư thế đứng để viết tuy có mỏi chân, nhưng có lẽ cậu trò lớp 1 tại điểm trường Khe Bốc này vẫn cảm thấy thoải mái hơn việc phải để mắt quá gần trang vở.
Những tư thế lạ do bàn ghế quá cao trong giờ học tại lớp 1, điểm trường Cửa Vạn, Trường TH & THCS Hùng Thắng (Phường Hùng Thắng, TP Hạ Long).
Một cách thư giãn đôi chân của cô trò nhỏ lớp 1 ở điểm trường Cửa Vạn.
Các kiểu khắc phục bàn ghế quá khổ của học sinh lớp 1 điểm trường Cửa Vạn.
Một tư thế ngồi viết lạ tại điểm trường Cửa Vạn do bàn ghế không đúng kích cỡ.
Hai chân trên ghế chăm chú nghe giảng.
Không biết đến bao giờ, các trường mới có đủ điều kiện thực hiện thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.
Theo VNN
Nghệ An: HS thị trấn Hưng Nguyên vẫn tiếp tục học tại trường cũ Trước mắt, học sinh thị trấn Hưng Nguyên vẫn tiếp tục học tại Trường THCS Quang Trung phân hiệu 2. Nếu có sự thay đổi nào khác, UBND huyện và các cơ quan liên quan sẽ bàn bạc với người dân". Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) Trần Xuân Trung tại cuộc đối thoại với người...