Dạy HS cá biệt: Lạt mềm buộc chặt
Làm sao dạy học sinh cá biệt nên người luôn là câu hỏi khó tìm lời giải. Nhưng có những giáo viên vẫn chịu khó, sáng tạo để tìm ra “thuốc đặc trị”.
Đồng cảm và bảo vệ
Ông Trần Tấn Tài – Phó phòng Giáo dục Q.5, TP.HCM, nhiều năm làm Hiệu trưởng Trường THCS Trần Bội Cơ cho biết, ông đã từng phát hiện, xử lý rất nhiều vụ học sinh (HS) liên quan đến trộm tiền bạn học. Nhưng có điều khá đặc biệt là khi tìm ra thủ phạm, ông không công khai danh tánh mà lại bảo vệ các em. Điều này mới nghe qua có vẻ nghịch lý, nhưng ông cho rằng, nếu nêu tên, bạn học biết mình là kẻ cắp, các em sẽ mặc cảm và ghét bỏ cả thầy cô. Chẳng những thế, khi bị bạn bè chế giễu là kẻ ăn cắp thì các em sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn, dễ dẫn đến chán học.
Ông cũng chia sẻ kinh nghiệm phát hiện học sinh trộm tiền thông qua phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả: Loại trừ. HS sẽ lấy ra một mẫu giấy, ghi và trả lời các câu hỏi như: Em có “lỡ” lấy tiền của bạn không? Bạn nào thường hay lấy đồ của bạn khác mà không trả? Trước thời gian bạn bị mất trộm, em thấy ai khả nghi?… “Do các em không ghi tên trong giấy nên sẽ trả lời rất thật và mạnh dạn. Sau đó mình lọc lại thì chỉ còn khoảng 5-6 em khả nghi. Mình chỉ cần mời từng em lên làm việc, mình nhìn thẳng vào mắt các em, nếu em nào lấy trộm, chắc chắn không dám nhìn lại. Đồng thời, mình đánh vào lỗi lầm của các em như một sự đồng cảm: ai cũng từng có lỗi lầm và thầy cũng vậy, cũng từng mắc sai lầm. Nhưng quan trọng mình biết nhận lỗi và sửa sai để trở thành người tốt. Cuối cùng mình hứa với HS là sẽ bảo vệ, không để ai biết em là kẻ cắp. Nếu mình thực hiện được điều hứa, các em sẽ thấy tin tưởng ở thầy cô giáo, và chắc chắn các em sẽ phấn đấu”, ông Tài nói.
Lớp 10A3 Trung tâm GDTX Tân Bình đầu năm có 2/3 HS cá biệt, nay HS đã ngoan và lớp xếp hạng 5 trong thi đua toàn trường
Tìm cách giải tỏa năng lượng
Video đang HOT
Người thầy phải có cái tâm mới có thể chuyển hóa được học sinh cá biệt, yếu kém thành ngoan hiền Tiến sĩ Trương Công Thanh
5 năm trở về trước, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4, TP.HCM nằm trong tình trạng “báo động đỏ”. Ông Trần Ngọc Minh – nguyên Hiệu trưởng, cho biết: “Chuyện “choảng” nhau của HS trường này trước kia như cơm bữa. Một ngày đánh nhau mấy lần, đánh trong trường, đánh ngoài đường, lôi cả giang hồ vào đánh”… Trước thực trạng này, ông cho thành lập hàng loạt các CLB âm nhạc, hội họa, võ thuật… và tìm cách tuyên truyền để HS cá biệt tham gia. Ông ví HS như năng lượng hạt nhân, mình sử dụng theo mục đích nào là do mình. “Khi vui chơi, hoạt động trong các CLB, các em sẽ hết năng lượng, và khi về nhà là các em ngủ, nghỉ, không đi quậy phá, lâu ngày sẽ thành thói quen. Đồng thời thầy cô giáo phải có quá trình theo dõi sự thay đổi của các em”, ông Minh nói.
Mặt khác, ông cũng nhận ra rằng, những HS lớp 10 thường xuyên đánh nhau nhất. Bởi các em đến từ nhiều trường, nhiều nơi khác nhau nên chưa có thời gian hiểu nhau. Do vậy, cứ mỗi đầu năm học, ông lại sinh hoạt cho HS tự giới thiệu để tạo sự gần gũi.
Tìm hiểu tâm lý từng đối tượng
Trong các trường giáo dục thường xuyên, tình hình phức tạp hơn. Theo ông Phan Minh Khoa – Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Tân Bình (TP.HCM), HS giáo dục thường xuyên thường có học lực yếu, hoàn cảnh cá biệt (nghèo, nhập cư từ các tỉnh, đã nghỉ học, vừa đi học vừa đi làm, lớn tuổi…) nên giáo dục HS này không vi phạm đạo đức là điều rất khó.
Hiểu đặc điểm của HS, ông đề ra biện pháp: giáo viên khi tiếp cận một trường hợp HS hư phải xác định lứa tuổi, giới tính để nắm được tâm sinh lý của HS, nguyên nhân dẫn HS đến chỗ cá biệt (do mâu thuẫn gia đình; cha mẹ thường xuyên cãi vã, ly hôn; cha mẹ nuông chiều; mồ côi cha, mẹ; ở xa gia đình…). Từ đó, giáo viên tiếp cận HS vi phạm bằng cách lắng nghe HS giải trình, thái độ tôn trọng và hòa nhã. Ông Khoa khẳng định: “Đối tượng HS này mình cần phải tìm giải pháp tâm lý sẽ hiệu quả hơn là kỷ luật nghiêm khắc”.
Tiến sĩ Trương Công Thanh – Viện Nghiên cứu giáo dục, cho rằng: “Để giáo dục HS cá biệt khó hơn rất nhiều so với dạy HS khá giỏi. Người thầy phải có cái tâm mới có thể chuyển hóa được HS cá biệt, yếu kém thành ngoan hiền. Hiện nhiều trường chỉ có phần thưởng cho những thầy cô giáo bồi dưỡng HS giỏi mà không chú ý đến giáo viên dạy HS cá biệt. Điều này khiến giáo viên không có động lực trong việc cảm hóa, dạy bảo tâm huyết HS cá biệt”.
Theo TNO
Thêm "tai, mắt" quản học sinh đánh nhau
Gắn camera quan sát đang được nhiều trường sử dụng để quản lý học sinh. Hiệu quả đã được khẳng định trong thực tế.
Ông Huỳnh Nghề, Hiệu trưởng Trường THCS Ba Đình (quận 5 - TPHCM), cho biết năm 2008, trường chỉ có 4 giám thị. Lực lượng này không thể lúc nào cũng có mặt ở mọi lúc, mọi nơi để quản lý học sinh nên trường đã gắn camera quan sát, như một cách tăng cường lực lượng giám thị. Tại TPHCM, nhiều trường học cũng áp dụng phương án này.
Tăng cường "giám thị" camera
Hiện nay, Trường THCS Ba Đình gắn 7 camera ở những vị trí cần thiết như hành lang phía sau lầu 2, cổng trường... Kinh phí gắn camera do phụ huynh ủng hộ. Việc này đã phát huy được hiệu quả cao trong việc giám sát những hành vi không tốt của học sinh.
Ông Huỳnh Nghề cho biết: Lúc trước, có một học sinh báo bị mất đồ trên lớp khi em xuống học thể dục. Giám thị không phát hiện được nhưng camera ghi lại vào thời điểm đó có một học sinh lớp khác vào lấy đồ của bạn. Với bằng chứng này, học sinh trên phải xin lỗi và trả lại đồ cho bạn. Hay vụ một học sinh lớp 7 báo em bị các anh chị lớp trên trấn lột ở trong trường. Nhận được tin này, trường giao giám thị điều tra nhưng không phát hiện vụ trấn lột. Xem lại camera tại địa điểm, thời gian học sinh mô tả cũng không thấy vụ trấn lột nào. Với bằng chứng này, học sinh trên phải thừa nhận là đã dựng chuyện bị trấn lột vì đã tiêu xài hết tiền cha mẹ cho.
Bà Đinh Thị Hồng Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Bội Cơ (quận 5), cho biết từ năm 2008, trường đã gắn 16 camera và luôn có người trực để nếu phát hiện điều gì bất thường sẽ kịp thời gọi giám thị đến can thiệp. Với sự hỗ trợ của camera, trường đã ngăn chặn kịp thời nhiều vụ học sinh xích mích, gây gổ sắp xảy ra đánh nhau... Theo bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT tư thục Ngô Thời Nhiệm, (quận 9-TPHCM) học sinh thấy có camera nên cũng sợ hơn. Có lẽ vì thế mà nhiều năm nay không có hiện tượng học sinh đánh nhau trong trường.
Thầy Huỳnh Nghề, Hiệu trưởng Trường THCS Ba Đình, quan sát học sinh trong giờ ra chơi qua màn hình camera.
Phối hợp đồng bộ
Ông Đinh Thiện Căn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 1 -TPHCM, cho rằng nếu có camera, việc quản lý học sinh sẽ tốt hơn. "Có camera, nhà trường như thể có thêm "tai, mắt" để quản lý học sinh. Việc đó sẽ ngăn chặn kịp thời tình trạng học sinh đánh nhau cũng như những vấn đề phát sinh khác" - ông Căn nói.
Cùng quan điểm này, ông Trần Khắc Huy, Trưởng Phòng Công tác Học sinh sinh viên Sở GD-ĐT TPHCM, cho rằng ngoài các biện pháp an ninh được sở phổ biến nhằm ngăn chặn bạo lực học đường, việc các trường gắn camera quan sát ở những góc khuất, nơi những học sinh cá biệt thường tập trung làm những hành động không tốt là cần thiết. Phương tiện này tuy không thay thế được giám thị nhưng sẽ hỗ trợ nhà trường quản lý học sinh tốt hơn.
PGS-TS Trần Hữu Tá, nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng việc gắn camera quan sát là cần thiết. Có điều không nên quá trông chờ vào camera mà phải có sự phối hợp đồng bộ giữa con người với phương tiện thì các trường mới có thể quản lý tốt học sinh của mình.
Phối hợp bảo đảm an ninh tại trường Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết: Ngoài việc đưa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tích hợp trong các môn chính khóa và hoạt động ngoại khóa, nhân rộng mô hình phòng tư vấn tâm lý cho học sinh trong nhà trường nhằm kịp thời tháo gỡ những khúc mắc, mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống, ngành giáo dục cần phối hợp với ngành công an thực hiện chặt chẽ công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong trường. Ông Quý cũng nhấn mạnh các trường cần có thái độ kiên quyết, phê phán công khai và xử lý kỷ luật nghiêm khắc với hành vi đánh nhau của học sinh. Ngoài ra còn phải quan tâm nhiều hơn đến công tác quản lý học sinh, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ thời gian học sinh học tập tại trường. Y.Anh
Theo NLĐ
Tốt nghiệp giỏi được tuyển thẳng vào công chức xã Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có nghị định về công chức xã, phường, thị trấn, theo đó chủ tịch UBND huyện được xem xét tuyển thẳng người tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi trở lên với chức danh công chức. Quá trình tuyển dụng công chức cấp xã được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. đối với chức...