Dạy học tương tác: Hướng đi tích cực trong đào tạo truyền thông
Mới đây, đoàn SV Khoa Tuyên truyền – Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện BC&TT) đã có chuyến đi học thực tế về huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) để thực hành các lý thuyết và kỹ năng đã được trang bị.
Thầy Phạm Văn Điệp – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mỹ Đức A chụp ảnh lưu niệm cùng TS Vũ Hoài Phương và đoàn sinh viên Học viện BC&TT
Không gian sáng tạo
Đây là hoạt động nhằm tăng cường đổi mới sáng tạo trong dạy và học, cũng như tìm kiếm, tạo dựng môi trường mới để sinh viên có cơ hội tiếp xúc và trải nghiệm các kỹ năng đã được đào tạo.
Là một trong những trường ĐH uy tín, nổi danh về công tác đào tạo cho sinh viên các kỹ năng viết và nói trong nhiều môi trường, Khoa Tuyên truyền Học viện BC&TT là địa chỉ duy nhất của Việt Nam đào tạo cán bộ tuyên giáo từ năm 1962 đến nay. Chính vì thế, phương châm lý luận gắn liền với thực tiễn, các phương pháp giảng dạy tích cực luôn được đội ngũ giảng viên nhận thức sâu sắc và đưa vào chương trình giảng dạy để tăng khả năng cọ xát cho sinh viên.
Chia sẻ với Báo GD&TĐ trong buổi tư vấn – hướng nghiệp tổ chức tại Trường THPT Mỹ Đức A kết hợp với chuyến thiện nguyện mang tên “Lan tỏa yêu thương”, TS Vũ Hoài Phương, giảng viên Khoa Tuyên truyền cho biết, việc giảng dạy của giảng viên và học tập của SV luôn phải đề cao sự sáng tạo, tính tương tác trong hoạt động dạy học. Giáo dục trải nghiệm, sáng tạo là một trong những phương pháp được áp dụng để tăng tính tương tác giữa giảng viên với SV, giữa SV với nhau và hoạt động dạy học gắn với thực tiễn.
Video đang HOT
“Bằng việc thay đổi giáo cụ trực quan, tạo ra không gian học mới cùng với áp lực về thời gian, tình huống bất ngờ phát sinh trong quá trình thuyết trình chính là những thử thách mà SV có thể cảm nhận được trong chuyến đi tuyển sinh, hướng nghiệp của SV Học viện BC&TT. Nhiều em sau chuyến đi đã có những chia sẻ tâm đắc về việc tích lũy kinh nghiệm bổ ích, tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc cho cuộc sống của họ từ phương pháp dạy học tương tác tích cực này…”, TS Vũ Hoài Phương chia sẻ.
SV Học viện BC&TT chụp ảnh lưu niệm cùng các thành viên trong mái ấm Thanh Tâm trong chương trình “Lan tỏa yêu thương”
Những bài học nhân văn
Trong chuyến đi thực tế, các SV đã đến thăm mái ấm Thánh Tâm ở xã Tuy Xá (huyện Mỹ Đức TP Hà Nội), gặp gỡ linh mục Anton Vũ Ngọc Tho, trao đổi về hiệu quả của công tác phối hợp giữa nhà thờ và chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào là giáo dân tại địa bàn và thực hiện chương trình thiện nguyện “Lan tỏa yêu thương”. Đây là những nội dung trong khuôn khổ hai môn học Lý thuyết truyền thông vận động và Tổ chức sự kiện của SV đang học.
Bằng việc tiếp xúc và trao đổi với linh mục về công tác dân vận, tuyên truyền giữa Nhà nước và giáo hội của một số tôn giáo hiện nay, SV Học viện BC&TT đã có thêm những góc nhìn khách quan và kinh nghiệm cho việc thực hành công tác tuyên truyền. Cụ thể, ngoài việc được học lý thuyết các môn chuyên ngành ở giảng đường, chuyến đi thực tế còn là cơ hội cho SV trực tiếp xây dựng chương trình thiện nguyện với nhiều công đoạn từ lập kế hoạch, vận động nguồn lực đến các khâu tổ chức thực hiện.
Thực hành dưới sự hướng dẫn của giảng viên được xem là phương pháp tích cực trong đổi mới giáo dục và cần được phát huy. Bởi sau chuyến đi, sinh viên Học viện BC&TT ngoài việc tiếp cận và vận dụng các kỹ năng đã học vào môi trường thực tế thì đây cũng là bài học về để các em cảm nhận, chia sẻ về những điều tốt đẹp xung quanh. Cảm thông cho những mảnh đời bất hạnh, cũng như góp sức, cống hiến mình vào những hoạt động nhân đạo sẽ giúp các em có cái nhìn thực tế, nhân văn hơn với những gì đã và đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật.
Có thể thấy, đổi mới phương pháp GD, trong đó tăng cường các phương pháp đề cao tính tương tác, sáng tạo, vận dụng các kỹ năng trong các môn học ở Khoa Tuyên truyền, Học viện BC&TT hiện nay, đã và đang mang lại những hiệu quả thiết thực cho công tác GD của Học viện trong thời kỳ mới.
Thanh Sơn
Xuất hiện thầy giáo đẹp trai tựa soái ca bước ra từ truyền thuyết, gây náo loạn tại ngày hội tuyển sinh của Học viện Báo chí
Cứ năm nào xuất hiện ở ngày hội tuyển sinh thầy Long cũng thu hút được vô vàn sự chú ý, khiến các em tân sinh viên ngắm nhìn không rời mắt và thi nhau truy lùng info.
Ngày hội tuyển sinh là nơi các tân sinh viên tương lai đến tham quan tìm hiểu về ngôi trường mình sẽ "gửi thân" trong 4 năm sắp tới. Ngoài việc chất lượng giáo dục tốt, cơ sở vật chất sang-xịn-mịn, thì các nữ sinh còn quan tâm đến điều gì để chọn trường? Đương nhiên là những-anh-chàng-đẹp-trai rồi! Và không còn nghi ngờ gì nữa, người thầy trong ngày hội tuyển sinh đang được chia sẻ khắp nơi trên MXH này chắc chắn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu hút thêm cả loạt tân sinh viên cho trường mình rồi!
Thầy giáo điển trai gây sốt trong ngày hội tuyển sinh (Ảnh: Đinh Vui - KSC)
Theo tìm hiểu thì đây là thầy Vương Hoàng Long, hiện đang là thầy giáo thuộc Phòng đào tạo của Học viên Báo chí và Tuyên truyền. Thầy giáo sinh năm 1988 này trước đây từng tham gia giảng dạy bộ môn Xã hội học và là chàng trai vạn người mê trong truyền thuyết đối với nhiều nữ sinh viên Báo chí.
Một sinh viên trong trường tiết lộ, cứ năm nào xuất hiện ở ngày hội tuyển sinh thầy Long cũng thu hút được vô vàn sự chú ý, khiến các em tân sinh viên ngắm nhìn không rời mắt và thi nhau truy lùng info.
Thế nhưng, không thể phủ nhận càng bí ẩn thì càng tạo nên sức hút mãnh liệt phải không nào? Xem ra sinh viên báo chí sẽ còn mê mệt thầy dài dài cho mà xem.
Từng hành động nhỏ cũng đủ khiến chị em truỵ tim (Ảnh: Đinh Vui- KSC)
Theo Helino
Vụ tai nạn trên đèo Hải Vân: Nhà trường sẽ lo toàn bộ chi phí "Nhà trường trước hết đã liên lạc, tạo điều kiện, lo toàn bộ chi phí cho gia đình sinh viên Thảo đến Đà Nẵng để đưa sinh viên này về quê lo hậu sự. Đồng thời, nhà trường sẽ lo toàn bộ chi phí điều trị cho các sinh viên bị thương", ông Nguyễn Minh Quân- Hiệu trưởng Trường CĐ Kiên Giang cho...