Dạy, học trực tuyến thời COVID 19: Vừa học vừa chơi!
Nhiều phụ huynh, hiệu trưởng trường THCS tại Hà Nội cho rằng, Hà Nội nên xem xét công bố sớm môn thi thứ tư vào lớp 10 hoặc giảm số lượng bài thi như năm ngoái vì tình hình dịch bệnh kéo dài, học trực tuyến không hiệu quả.
Nhiều ý kiến đề nghị Sở Hà Nội công bố sớm bài thi môn thứ tư để giảm áp lực cho học sinh
Cô gọi trò không trả lời
Chị Nguyễn Thị Thu, có con học Trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho rằng, học sinh lớp 9 năm nay rất thiệt thòi vì học kỳ II năm ngoái đã dính COVID-19 phải học trực tuyến. Năm nay, trước Tết các em đã nghỉ 1 tuần, sau Tết học trực tuyến thêm 2 tuần nữa trong khi học theo cách này không hiệu quả được như trên lớp. “Chưa kể, thời gian thi những năm trước vào tháng 6 nay Sở Giáo dục-Đào tạo dự kiến cuối tháng 5. Đến nay, đã gần hết tháng 2 vẫn chưa công bố bài thi thứ 4, buộc học sinh phải học tất cả các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân là quá áp lực”, phụ huynh này nói.
Anh Trần Văn Nam có con học lớp 9 nói, trước những thay đổi của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, gia đình đang rất lo lắng. Nhất là thay đổi về việc NV1, NV2 phải thuộc một khu vực tuyển sinh có hộ khẩu, trong khi con lại thích ngôi trường khác. “Từ hôm đó tới nay, con đòi chỉ đặt 1 NV, nếu trượt thì học trường ngoài công lập nhưng học trường ngoài công lập gia đình không đủ điều kiện”, anh Nam nói.
Nhiều phụ huynh cũng kêu trời vì chất lượng học trực tuyến. “Âm thanh tậm tịt”, “học sinh thoát ra vào lại liên tục”, “học sinh vào điểm danh rồi chơi”, “cô gọi chục lần trò không trả lời”, “vừa học vừa ăn uống”… là những ý kiến của phụ huynh có con học trực tuyến trong suốt thời gian qua.
“Trong thời gian tới, nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh quay lại trường lớp, Hà Nội sẽ giữ nguyên phương án thi như hiện nay. Nếu dịch diễn biến phức tạp, Hà Nội sẽ căn cứ tình hình thực tế để có đề xuất điều chỉnh bài thi. Tuy nhiên, quan điểm của Sở là học sinh vẫn phải học để đạt được trình độ tốt nhất”.
Video đang HOT
Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại
Lo ngại?
Hiệu trưởng một trường THCS ở quận Cầu Giấy nói rằng, thông thường, học trên lớp, giáo viên chia ra nhiều nhóm học sinh có năng lực khác nhau để dạy, giao bài. Buổi sáng, giáo viên chủ nhiệm đến sớm hơn để soát bài cũ. Nhóm học sinh trung bình, yếu còn được giáo viên các môn dạy bổ trợ thêm vào cuối giờ, lắm hôm 6-7 giờ tối mới xong. Học vậy mới thúc đẩy được chất lượng vì thi vào lớp 10 học sinh cạnh tranh rất cao.
Trong khi học trực tuyến, học sinh vắng rất nhiều. Liên hệ phụ huynh đề nghị nhắc nhở con học thì nhận được câu trả lời là con ngủ quên, con ở quê chưa ra… Mỗi giờ học 40 phút, cô giáo điểm danh mất 10 phút. “Nói chung, học trực tuyến khó đảm bảo chất lượng, chỉ được một số bạn có ý thức, chăm chỉ”, vị hiệu trưởng nói.
Bà Đặng Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho rằng, học trực tuyến, nghỉ học kéo dài nhưng vẫn thực hiện 4 bài thi là rất căng thẳng, áp lực cho học sinh. “Hà Nội nên công bố sớm bài thi thứ 4 để học sinh học, còn nếu đợi đến cuối tháng 3 mới công bố là muộn”, bà Hà nói.
Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm Đặng Quốc Thống cho rằng, chủ trương thi môn thứ 4 là nhằm học sinh phải học đều các môn, không vì môn thi mà bỏ hết các môn còn lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang có chủ trương giảm áp lực thi cử, trong khi “Hà Nội cứ lấp lửng, đánh đố học sinh đến phút chót gây căng thẳng”. “Nên công bố sớm để học sinh yên tâm học hoặc bỏ để giảm áp lực cho các em”, ông Thống nói.
Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại cho biết, phương án học sinh thi 4 bài thi được Sở trình trước khi bùng phát dịch COVID-19 và đã được UBND TP phê duyệt. Tuy nhiên, thời điểm này toàn bộ học sinh đang học trực tuyến vì dịch bệnh. “Trong thời gian tới, nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh quay lại trường lớp bình thường, Hà Nội sẽ giữ nguyên phương án thi như hiện nay. Nếu dịch diễn biến phức tạp, Hà Nội sẽ căn cứ tình hình thức tế để có đề xuất điều chỉnh bài thi. Tuy nhiên, quan điểm của Sở là học sinh vẫn phải học để đạt được trình độ cao nhất”, ông Đại nói.
Năm ngoái, học sinh Hà Nội cũng phải nghỉ dịch, học trực tuyến nhiều tháng, các nhà trường đề xuất giảm môn thi thứ tư nhằm giảm áp lực cho học sinh. Sở GD&ĐT đã bỏ bài thi thứ 4 đồng thời đề thi tuyển sinh lớp 10 năm ngoái của Hà Nội cũng có mức độ khó vừa phải, học sinh đạt điểm 8-9 khá nhiều.
Cũng trong bối cảnh dịch bệnh, Sở GD&ĐT Hải Phòng đề xuất giảm lượng môn thi vào lớp 10 năm nay. Trước đó, Hải Phòng thi Toán, Văn và bài thi tổ hợp gồm Ngoại ngữ và một môn thi khác còn lại. Năm nay, Hải Phòng đề xuất chỉ thi 3 bài thi để giảm áp lực cho học sinh vì nghỉ học kéo dài. Hải Phòng cũng là địa phương quyết định dừng dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1, lớp 2 vì không hiệu quả.
Làm gì nếu con mất tập trung khi học trực tuyến?
Trẻ mất tập trung, ngáp liên tục, mặt mũi bơ phờ khi học trực tuyến là những biểu hiện cho thấy con đang quá tải. Hình thức giảng dạy này có gì đó chưa phù hợp, cần điều chỉnh.
Trẻ không tập trung khi học trực tuyến thì giáo viên và cha mẹ phải làm gì?
Các nghiên cứu về khả năng tập trung của con người cho thấy, với người lớn, thời gian tập trung sẽ nằm trong khoảng 25-30 phút, tùy người. Chính vì thế, kỹ thuật Pomodoro - một kỹ thuật nổi tiếng giúp nâng cao hiệu suất làm việc, yêu cầu chúng ta chia các ca làm việc dài thành nhiều phiên ngắn khoảng 25 phút và giữa mỗi phiên cần có một quãng thời giản nghỉ ngắn khoảng 5 phút. Sau 4 phiên ngắn vậy, mỗi người cần có ít nhất một phiên nghỉ dài từ 15-20 phút.
Theo kinh nghiệm dạy học của tôi, thời gian các em thực sự tập trung khoảng 15-20 phút, với học sinh trung học từ 12-15 phút, và học sinh tiểu học cần 7-10 phút.
Sau khoảng thời gian tập trung nói trên, các con sẽ có các biểu hiện như ngó nghiêng xung quanh, xin đi vệ sinh hoặc chát chít. Tham gia học cùng con một tiết sẽ thấy, cứ sau khoảng 10 phút là trong lớp thế nào cũng có vài bạn xin đi vệ sinh, hoặc gửi tin nhắn riêng, gửi đường link... để trêu chọc nhau.
Dù vô thức, mục đích của tất cả các việc này đều là để tự vệ. Vì sao? Vì sự tập trung của các con đã chạm ngưỡng. Bộ não của các con tự động nghĩ ra các việc đó để thư giãn và tự vệ.
Nhưng, xem ra không phải thầy cô giáo hay bố mẹ nào cũng hiểu được chuyện đó. Mối quan tâm của cô là chạy hết bài, không để cháy giáo án vì sẽ bị phê bình. Còn mối quan tâm của bố mẹ là con học đi, làm bài đi, ngồi yên, không được nghịch.
Vì thế, thường các thầy cô sẽ trách, hoặc dặn dò: "Lần sau con nhớ đi vệ sinh trước khi vào lớp". Còn bố mẹ sẽ lo lắng và trách mắng con, nhất là khi thấy con nhà người ta vẫn ngồi học, còn con mình không tập trung.
Nhưng cả bố mẹ và thầy cô đâu biết đây là cơ chế tự vệ của cơ thể. Đau bụng, buồn nôn, muốn đi vệ sinh, chảy nước mắt... đều là sự trốn chạy khỏi các đe dọa sinh tồn. Ở đây là đe dọa từ việc phải tập trung quá mức bộ não cho phép, khi tiết học thường kéo dài liên tục từ 35-45 phút, tùy bậc học.
Ai có con đi học, đi mẫu giáo lần đầu sẽ hiểu: Cứ đến lớp là đau bụng hoặc nôn nhưng về nhà là khỏi. Vậy chúng ta phải làm gì khi con mất tập trung khi học trực tuyến? Câu trả lời, tất nhiên là phải bảo vệ con trước các "đe dọa sinh tồn" này. Cụ thể, phải dừng lại để con được thư giãn khoảng 2 phút rồi mới tiếp tục.
Muốn vậy, thầy cô phải thiết kế bài giảng thành các module nhỏ có thời lượng từ 7-10 phút, tùy lứa tuổi. Như thế, một tiết học sẽ gồm 4 module. Giữa các module có khoảng 2 phút giải lao. Các module cũng không được cùng kiểu, cần đan xen nhiều loại khác nhau để tránh sự nhàm chán.
Nói đến đây, người dạy học sẽ biết ngay đó là các module gì. Ngành giáo dục có cả một hệ thống thuật ngữ để gọi tên các hoạt động dạy và học như: hình thành kiến thức, hoạt động, thực hành, trò chơi, vận dụng, củng cố, mở rộng kiến thức... Tùy theo yêu cầu cụ thể mà chọn các module phù hợp để đưa vào bài học.
Trong trường hợp thầy cô không nhận ra sự quá tải của học sinh để dừng lại, bố mẹ phải chủ động xin phép và nhắc con tạm dừng 2 phút để nghỉ. Nếu không ở cạnh con, ít nhất cũng phải dặn dò con có quyền được nghỉ 2 phút sau khi học tập trung từ 7-10 phút. Nếu không là quá sức, trái tự nhiên và phản tác dụng.
Học sinh cũng cần được trang bị kiến thức về khả năng tập trung này khi học trực tuyến để tự bảo vệ mình và nâng cao hiệu quả học tập. Suy cho cùng, sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của con mới là điều quan trọng nhất.
TP Hồ Chí Minh đề xuất cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 3 Căn cứ vào công tác phòng chống dịch COVID-19 tại thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho rằng việc cho học sinh quay trở lại trường vào ngày 1/3 là phù hợp. Ngày 23/2, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã có báo cáo gửi UBND TP Hồ Chí Minh về công tác...