Dạy, học trực tuyến: Không thể một sớm, một chiều
Theo các chuyên gia giáo dục , dù mô hình học trực tuyến là một bước tiến bộ trong giáo dục, nhưng để hoạt động này hiệu quả phải chuẩn bị kỹ lưỡng, đồng bộ, quy củ và trả lời được hàng loạt câu hỏi liên quan.
Giáo viên trường THCS Thái Thịnh trong một buổi ghi hình bài giảng trực tuyến. Ảnh: Hồ Giáp
Giao công nghệ cho con, bố mẹ có yên tâm đi làm?
Đây là câu hỏi được bà Nguyễn Thị Vân Hồng – Hiệu trưởng trường THCS Chương Dương , phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm , TP Hà Nội đặt ra. Theo bà Hồng, việc triển khai mô hình học, ôn tập trực tuyến cần chuẩn bị rất nhiều tiêu chí. Trước hết, học trực tuyến được hiểu áp dụng công nghệ vào đào tạo. Như vậy, khi nhà trường triển khai việc dạy học bằng công nghệ đến các học sinh, câu hỏi đặt ra, học sinh đã thật sự là người làm chủ được công nghệ hay chưa? Trong khi đó, phụ huynh không thể học hay ôn tập cùng con. Họ phải đến công sở, nhà máy làm việc, giao phó cho con laptop, máy tính bảng hay điện thoại thông minh để con học online . “Nhiều gia đình, cha mẹ đã khoá những từ nhạy cảm để tránh con cái họ tiếp xúc các trang web đen. Tuy vậy, không thể kiểm soát được triệt để vấn đề này nếu không túc trực ngay cạnh con” – bà Nguyễn Thị Vân Hồng đưa giả thiết.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo hiệu trưởng trường THCS Chương Dương, với đối tượng là sinh viên, có thể tự giác học tập. Nhưng, với lứa tuổi THCS, kể cả THPT, chưa thể dám chắc các con tuân thủ kỷ luật học tập trong các lớp học online. “Có thực tế, nhiều em ôm laptop ra sopha vừa ăn vừa học, có em thì mở máy ngay tại giường ngủ. Có thể vừa học, các em vừa chát riêng với nhau…” – bà Hồng chia sẻ.
Tương tác chưa hiệu quả
Trao đổi về các bài giảng trực tuyến, chị Nguyễn Thị Diệp (ở quận Cầu Giấy, có con học lớp 7) than phiền: “Bố mẹ đi làm cả ngày, tối về lẽ ra nghỉ ngơi nhưng do lượng bài vở giáo viên giao nhiều, lại nhiều môn dồn lại nên bố mẹ lại phải ngồi vào bàn động viên, học cùng con”. Theo phân tích của chị Diệp, hiện việc cân đối lượng bài, tiết học cũng như các môn học chưa hợp lý. Một buổi tối, các con thường phải làm bài quá nhiều, tưởng nhàn nhưng lại thành quá tải.
Chia sẻ về việc dạy, học trực tuyến, chị Nga Vũ (quận Đống Đa, phụ huynh học sinh lớp 8) phân tích, có một vấn đề hiện nay chính là nội dung đào tạo còn “vênh” giữa hệ thống các nhà trường. Trong đợt nghỉ, nhiều trường tư rất sát sao về việc triển khai các lớp học online. Đơn cử, trường THCS Nguyễn Tất Thành – là trường công tự chủ tài chính (quận Cầu Giấy), việc tương tác giữa thầy cô và học sinh khá tốt. Trong những tiết sinh hoạt lớp, thầy cô nhận xét, đánh giá kỹ việc học của các em, đưa ra giải pháp cho những em điểm kém hoặc còn sao nhãng việc học. Có lớp, thầy cô đề nghị bật camera để theo dõi học sinh sát sao hơn. Còn ở các trường công, phần lớn là giao bài tập về nhà để học sinh ôn tập và củng cố kiến thức, không gây sức ép về điểm số. Như vậy, vô hình chung tạo ra 2 lứa học sinh rất khác nhau về phương pháp tư duy hay tiếp cận, giải quyết một vấn đề nào đó.
Thầy Phạm Thiên Long (Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận định, hầu hết các trường học đang trong quá trình thử nghiệm, giáo viên chưa nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai dạy học online, do vậy, tính hiệu quả không cao. Dù chưa có thống kê chính thức nhưng theo đánh giá của thầy Long, học sinh phần lớn chưa đạt mức thông hiểu kiến thức cơ bản. Như vậy, sau khi trở lại học chính, các nhà trường sẽ phải cho học lại hết để kéo về trạng thái chung.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Ngọc Anh – Hiệu trưởng trường THCS Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho rằng, muốn triển khai tốt việc dạy, học trực tuyến phụ thuộc vào rất nhiều tiêu chí, trong đó, giáo viên là nòng cốt. Điều đầu tiên, các nhà trường, giáo viên phải thật sự là những người tâm huyết, tạo ra sức hấp dẫn, sức hút thì sẽ không có học sinh nào muốn rời chiếc laptop hay máy tính bảng.
“Việc áp dụng đại trà mô hình dạy, học trực tuyến không thể một sớm một chiều. Cần có sự chuẩn bị kỹ của 3, 4 nhà. Từ nhà mạng, với hạ tầng kết nối thông suốt. Nhà trường, với sự chuẩn bị tốt về kỹ năng sư phạm. Và với các gia đình, cần sự hợp tác, nhiệt huyết của cha mẹ học sinh và ý thức của từng học sinh khi triển khai các bài giảng.”
Cô Nguyễn Thị Hồng Vân – Hiệu trưởng trường THCS Chương Dương
Theo kinhtedothi
Hà Nội triển khai ôn tập trực tuyến cho học sinh lớp 11 và 12
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sau thời gian triển khai hình thức ôn tập trực tuyến cho học sinh lớp 8 và lớp 9, dự kiến từ ngày 7-3, Sở sẽ tiếp tục triển khai hình thức này đối với học sinh lớp 11 và 12 tại địa chỉ http://study.hanoi.edu.vn.
Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng, hệ thống câu hỏi ôn tập... Ngân hàng câu hỏi ôn tập trực tuyến bao gồm 8 môn học dành cho học sinh khối lớp 11 và 12.
Giao diện màn hình hệ thống học tập trực tuyến Hanoi Study
Theo kế hoạch, trong thời gian đầu triển khai, Sở sẽ thí điểm ở 20 trường trung học phổ thông, sau đó sẽ có đánh giá, hoàn thiện để triển khai đại trà ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố.
Trước đó, từ ngày 21-2, thực hiện công tác đổi mới hình thức dạy học, xây dựng lớp học thông minh, từng bước tiến tới mô hình trường học điện tử trong kỷ nguyên số hóa trong giáo dục, nhằm hỗ trợ học sinh Hà Nội ôn tập hiệu quả các môn học khối 8, 9 năm học 2019-2020; Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) xây dựng hệ thống học tập trực tuyến Hanoi Study đặt tại địa chỉ http://study.hanoi.edu.vn.
Sau khi thử nghiệm với 15 đơn vị trường THCS, Sở sẽ tiếp tục mở rộng triển khai thử nghiệm đến tất cả các trường THCS trên toàn thành phố, cho phép học sinh khối 8, 9 trên địa bàn thành phố có thể tham gia trải nghiệm hệ thống ôn luyện trực tuyến.
Theo PL&XH
Camera sẽ biến giáo viên thành... diễn viên! Nếu người thầy đứng trên bục giảng mà không có trái tim yêu thương học sinh, xem nghề giáo như một phương tiện kiếm cơm thì dù có hàng trăm camera cũng không giám sát nổi Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng môi trường lớp học không giống như đường phố vì dạy học là một môn nghệ thuật. Do vậy, nếu...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Loài rắn lục chỉ có tại Việt Nam, sở hữu lớp vảy màu sắc sặc sỡ
Lạ vui
09:12:33 26/05/2025
Smartphone mạnh bậc nhất thế giới, đa sắc màu, pin 6.000mAh, camera selfie 50MP, giá chưa tới 11 triệu đồng
Đồ 2-tek
09:12:15 26/05/2025
Vén màn thế giới 'Dưới đáy hồ' ma mị: Thử thách từ rêu 'nhân vật kể chuyện' cực kỳ đặc biệt
Hậu trường phim
09:10:25 26/05/2025
Rating 94% trên Steam, tựa game này lại vừa đạt "đỉnh cao" mới, tất cả chỉ nhờ một điều
Mọt game
09:09:58 26/05/2025
Mason Thames và Nico Parker đốt cháy 'Bí kíp luyện Rồng' bằng visual và chemistry bùng nổ!
Phim âu mỹ
09:05:58 26/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 43: An - Nguyên lén lút hẹn hò, bị cả nhà bắt quả tang
Phim việt
08:58:51 26/05/2025
Mẹ phản đối bạn trai tôi chỉ vì đã "nhắm" cho con người khác
Góc tâm tình
08:52:25 26/05/2025
Danh sách thiết bị Xiaomi, Redmi và POCO được cập nhật Android 16
Thế giới số
08:49:38 26/05/2025
Đông Nhi - Ông Cao Thắng: 16 năm ngọt ngào, có 2 con vẫn như "lúc mới yêu"
Sao việt
08:35:35 26/05/2025
Sang tháng 5 Âm lịch, 4 con giáp này "vận đỏ như son", gặp nhiều may mắn, không bon chen vẫn bùng nổ tài lộc
Trắc nghiệm
08:03:26 26/05/2025