Dạy học trên truyền hình đang phát huy thế mạnh
Việc dạy học từ xa đang được triển khai tại nhiều địa phương, trong đó dạy học trên truyền hình đã phát huy hiệu quả khi phủ sóng đến tận vùng rẻo cao.
Tại những địa bàn khó khăn thì phương thức dạy học trên truyền hình càng phát huy được nhiều ưu điểm. Đơn cử như tại tỉnh Quảng Bình.
Trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam,Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình – ông Đinh Quý Nhân cho rằng, hiện tỉnh tổ chức chủ yếu học trên VTV7 của Đài truyền hình Việt Nam. Có đến 90% học sinh theo học hình thức dạy học này.
Dạy học trên truyền hình có ưu điểm là những học sinh vùng rẻo cao vẫn có thể tham gia học tập (ảnh minh họa – nguồn TTXVN).
Ông Đinh Quý Nhân cho rằng, cái khó của tỉnh là có nhiều huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, những địa bàn khó khăn, rẻo cao nên sóng truyền hình đã phát huy được thế mạnh phủ sóng.
Các chương trình của đài quốc gia được đài tỉnh tiếp sóng, hoặc thu băng phát lại vào khung giờ thích hợp.
Cho đến nay khoảng 10 % học sinh vẫn chưa theo học được vì ở những vùng quá xa, sóng truyền hình không phủ được hoặc các em thiếu ti vi để học tập. Đối với những học sinh chưa theo học sẽ tổ chức học phụ đạo khi quay lại trường.
Cũng liên quan đến dạy học từ xa, ông Nguyễn Trường Giang – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh cho biết, hiện nay đang triển khai dạy trực tuyến trên địa bàn tương đối rầm rộ.Một số học sinh khó khăn không có tivi, Sở đang đề nghị các phòng giáo dục, ủy ban nhân dân các huyện cho các em mượn ti vi để học.
Thầy cô và học sinh thực hiện tinh thần “ngừng đến trường nhưng không ngừng việc học”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bên cạnh sự tích cực của việc học tập trực tuyến trên internet và truyền hình thì còn đó nhiều khó khăn.
Đặc biệt, đối với học sinh tiểu học thì việc thực hiện học tập khó khăn hơn các anh chị lớp trên.
Đến nay học sinh bậc tiểu học mới tham gia học trực tuyến được hơn 50%. Bậc học này học trực tuyến sẽ khó khăn hơn các anh chị bậc Trung học phổ thông.
Thầy Nguyễn Trường Giang chia sẻ, Phòng đã có phương án học tập cho học sinh khi trở lại trường.
Theo đó, dự kiến, vào đầu tháng 5 khi các em trở lại trường thì các nhà trường trường sẽ có chương trình phù hợp để dạy học các em.
Hiện thời tiết bắt đầu vào hè nên phương án tới là sắm quạt mát, quạt hơi nước để phục vụ việc học tập.
Mùa hè địa bàn Hương Sơn, Hà Tĩnh nắng gắt, có thể phải nghĩ đến phương án tổ chức học sớm hơn để tránh nắng nóng.
Trinh Phúc
Học sinh lớp 9 than mệt vì mỗi ngày học online 10 tiếng
"Việc học đối với con ngày càng trở nên áp lực và đôi khi còn biến thành nỗi ám ảnh", Nguyễn Thu Thảo viết trong thư gửi cô giáo.
Nguyễn Thu Thảo đang học lớp 9 một trường THCS tư thục tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Thu Thảo cho biết em phải học trên truyền hình, làm đề trên hệ thống của sở GD&ĐT và học online theo chương trình của trường.
Nữ sinh tâm sự em phải học 9 môn, buổi sáng từ 7h30-11h30, chiều từ 1h đến 5h. Một ngày, em chỉ có thời gian buổi trưa để ăn uống, nghỉ ngơi. Buổi tối, Thảo ăn vội để làm bài tập.
Thảo nói thường phải thức đến hơn 0h để làm xong bài tập. Học online giai đoạn này khiến em mệt hơn rất nhiều so với trên lớp.
Ngoài học, không còn thời gian làm gì khác
Trong thư gửi cô giáo, Nguyễn Thu Thảo viết mới đầu, khi học online, em rất hứng thú. Tuy nhiên, nhiều môn học online, nhiều bài tập khiến "thời gian còn lại của một ngày chỉ đủ ăn, ngủ, tập thể dục, không làm được gì thêm nữa".
Cô giáo chia sẻ tâm sự của học sinh về áp lực học online.
Thu Thảo bày tỏ việc học với em ngày càng áp lực. Em luôn nghĩ về số bài tập đang chờ và có cảm giác không muốn làm gì thêm trong những ngày nghỉ hiếm hoi.
Vì đang là học sinh lớp 9, phải chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, nhà trường và gia đình đặt quá nhiều kỳ vọng vào em.
"Con hiểu rằng thầy cô dạy cũng vì muốn con đạt nguyện vọng vào trường tốt. Nhưng việc học chỉ hiệu quả nếu con có tâm trạng thoải mái, thêm thời gian làm bài tập, được thư giãn" - trích thư của Thảo gửi cô giáo.
Nữ sinh bày tỏ mong muốn có thêm thời gian để làm nhiều việc khác như nấu ăn, làm bánh, chơi thể thao. Đây cũng là thời gian em cần dành cho gia đình và thỏa sức với các đam mê riêng.
"Con mong muốn sẽ được tạo điều kiện để học, thư giãn và rèn luyện kỹ năng mềm" - Thu Thảo gửi lời nhắn nhủ đến cô giáo của mình.
Nên giảm số môn học online
Sau khi đọc những dòng tâm sự của trò gửi cho mình, cô Kim Anh (giáo viên lớp 9), bày tỏ: "Tôi xót xa và biết mình nên làm gì. Tôi sẽ cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ các con nhiều hơn. Khi giảng dạy, tôi sẽ hướng dẫn tỉ mỉ hơn không chỉ trong kiến thức khoa học, mà cả thường thức cuộc sống".
Là giáo viên dạy Toán của Thu Thảo, cô giáo Nguyên Ngọc cũng mong muốn truyền đạt kiến thức tốt nhất để học sinh không "hổng" trong thời gian nghỉ vì dịch. Nhưng, giáo viên có lẽ thương chưa đúng cách. Không phải học sinh nào cũng dám nói ra thẳng thắn như vậy.
Lý giải vì sao học sinh áp lực việc học online, cô Nguyên Ngọc phân tích có nhiều nguyên nhân như: Thay đổi hình thức học, thiếu tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tâm sinh lý thay đổi, sinh hoạt xáo trộn...
Nữ giáo viên nêu quan điểm việc học online rất cần thiết trong giai đoạn này, đặc biệt với học sinh lớp 9, 12. Học sinh lớp 9 mỗi tuần có 6 buổi học trên truyền hình, chính khóa, ngoài ra còn học gia sư, học thêm...
"Giáo viên dạy lớp 9 cũng có nhiều áp lực, lo lắng chất lượng, áp lực thi cử. Hiện tại, Sở GD&ĐT Hà Nội chưa có quyết định giảm tải môn thi, cũng như thông tin về độ khó, dễ của đề thi. Học sinh không học đầy đủ, sẽ không thể đỗ vào trường cấp ba như mong muốn", giáo viên này giải thích.
Cô Ngọc đề xuất nên giảm số lượng môn học online. Ví dụ môn Lịch sử, Công nghệ hay Giáo dục Công dân không nhất thiết dạy online.
Thay vào đó, các thầy cô có thể truyền đạt kiến thức bằng nhiều cách khác như: Giao đề, yêu cầu viết bài thu hoạch về nội dung bài học hoặc trình bày ý kiến, quan điểm về một vấn đề thực tế, sưu tầm các câu chuyện nhân văn...
Bình Nguyên
Xét tốt nghiệp, tuyển sinh bằng điểm học bạ: Lo ngại thiếu khách quan Tình huống xấu nhất, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ không thể diễn ra. Một trong những giải pháp được đưa ra là xét tốt nghiệp THPT cho học sinh và các trường đại học tuyển sinh bằng điểm học bạ. Nhiều học sinh và chuyên gia đề cho rằng nếu có thể tổ chức...