Dạy học tích hợp: Không biết ‘tích’ thế nào cho ‘hợp’
Khi đổi mới giáo dục phổ thông, dạy học tích hợp sẽ là phương pháp giáo dục chủ đạo ở cấp tiểu học, đặc biệt là THCS. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hầu hết giáo viên vẫn rất mơ hồ về khái niệm này, thậm chí hiểu sai.
Học sinh Trường THCS Thực nghiệm (Hà Nội) trong một giờ học toán qua mỹ thuật – Ảnh: Tuệ Nguyễn
Là người trực tiếp đi tập huấn cho giáo viên ở nhiều trường phổ thông về dạy tích hợp, tiến sĩ Chu Cẩm Thơ, Khoa Toán – Tin, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nhận xét: “Đến thời điểm này, ngay cả những giáo viên ở trung tâm thủ đô cũng còn rất mơ hồ về khái niệm dạy học tích hợp, nếu không muốn nói là hầu hết vẫn hiểu sai về tích hợp”.
Khi trả lời băn khoăn về phương pháp dạy học tích hợp liệu có quá mới mẻ với đội ngũ hiện có cũng như với ngay cả cách đào tạo ở các trường sư phạm, đại diện Bộ GD-ĐT đều nêu dẫn chứng từ cuộc thi tích hợp liên môn được phát động 2 năm gần đây và có những giáo viên rất xuất sắc.
Tuy nhiên, trên thực tế, số giáo viên, số trường phổ thông tham gia vào cuộc thi này còn rất khiêm tốn. Trong khi đó, chương trình giáo dục phổ thông khi triển khai sẽ là đại trà chứ không thí điểm như trước kia.
Chính vì vậy, trên thực tế có giáo viên vì đã tích hợp không có sự cân nhắc, lựa chọn trong một bài dạy nên dạy không đủ giờ, cái chính chưa nói được bao nhiêu mà phần tích hợp đã căng phồng, làm biến dạng tiết học. Lại có giáo viên lầm tưởng tích hợp là dựa vào cái này để tranh thủ nói về cái kia, nói càng nhiều càng tốt. Có bộ phận không nhỏ giáo viên thì băn khoăn liệu tích hợp có làm “hỏng” môn học hay không nên tốt nhất là… không tích cái gì vào cả.
Theo tiến sĩ Chu Cẩm Thơ, việc thực nghiệm dạy học tích hợp cần phải được thực hiện và phải được tiến hành rất kỹ lưỡng dựa trên cơ sở khoa học chứ không phải trên một cuộc thi, ai thích thì tham gia như hiện nay. Giáo viên cần có hướng dẫn nhưng phải là hướng dẫn mở để họ biết hướng đi đúng nhưng có những cách thức khác nhau để đi tới đích.
Hiện tại, một vài trường cũng đang tìm cách thử nghiệm dạy tích hợp theo cách gắn nội dung giảng dạy với bài học thực tiễn chứ không phải khiên cưỡng ghép kiến thức môn này với môn kia.
Tích hợp bằng các bài học thực tiễn
Video đang HOT
Nhiều giáo viên tỉnh Hà Nam đang cùng nhau xây dựng các chuyên đề tích hợp bằng các bài học thực tiễn. Chẳng hạn như liên quan đến kiến thức về tính diện tích, chu vi hình học ở môn toán; hoặc kiến thức về các loại phân vô cơ, hữu cơ trong môn hóa học; sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng ở môn sinh học, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh (HS) tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng việc cho HS nhập vai như những người nông dân thực sự.
Giáo viên có thể đưa HS trực tiếp xuống đồng ruộng, tham gia vào việc cấy lúa cùng với các bác nông dân. Thông qua đó, giáo viên kết hợp hướng dẫn HS về cách tính diện tích của một thửa ruộng, giới thiệu về các loại phân vô cơ, hữu cơ cần thiết cho một ruộng lúa và giới thiệu về quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa… Như vậy có thể thấy, từ hoạt động trải nghiệm sáng tạo này, giáo viên không chỉ tích hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau như: toán, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý mà còn giúp HS phát triển được nhiều kỹ năng sống.
Ông Nguyễn Văn Khoát, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam, cho biết: “Để giáo viên dễ hình dung, tại các hội nghị tập huấn, chúng tôi đều tổ chức các tiết dạy minh họa. Ngoài ra, để việc triển khai dạy học tích hợp, liên môn đạt hiệu quả trong các nhà trường, chúng tôi yêu cầu hiệu trưởng phải là nòng cốt về chuyên môn, bởi hiệu trưởng mà không làm, không năng động, không quyết tâm làm thì giáo viên khó mà thực hiện được”.
Có thể dạy toán bằng… mỹ thuật
Giờ học toán do tiến sĩ Chu Cẩm Thơ và nhóm cộng sự thực hành tại lớp 7 ở Trường THCS Thực nghiệm (Hà Nội) mang đến một làn gió hoàn toàn mới lạ với cách học toán thông thường hằng ngày.
Tiết học cũng là 45 phút nhưng cảm giác trôi qua quá nhanh vì sự hứng khởi của HS. Các em được phát cho những mảnh ghép hoàn toàn giống nhau và mặc sức ghép nên các hình khối theo trí tưởng tượng và sức sáng tạo của từng HS, từng nhóm. Bởi vậy, dù học toán nhưng lại không bắt buộc tất cả đều phải ra một đáp án duy nhất đúng. Mỗi HS, mỗi nhóm là một khối hình hoàn toàn khác nhau. Khối hình nào được cho là đẹp, ý tưởng độc đáo, thông minh… phụ thuộc vào sự bầu chọn của HS trong lớp.
Hầu hết HS đều hào hứng và khẳng định, chưa bao giờ việc học toán lại dễ chịu đến thế, các em được tô, vẽ, xé dán và ngắm “đáp án” của mình một cách sinh động, đầy màu sắc…
Đây chính là thử nghiệm của tiến sĩ Chu Cẩm Thơ cho đề tài dạy tích hợp toán học và mỹ thuật dành cho HS bậc THCS.
Tiến sĩ Thơ cho hay ý tưởng này nhen nhóm khi tìm kiếm để bồi dưỡng cho giáo viên các trường phổ thông về chủ đề tích hợp. Nếu chỉ xoay quanh việc kết hợp phần nội dung kiến thức này với kiến thức kia thì vẫn chỉ là những bài toán, bài học thông thường chứ không phải bài học gắn liền với thực tiễn. Muốn như vậy thì phải tìm ra một bài học xuất phát từ thực tiễn rồi mới chỉ ra tính quy luật của nó. HS phải trải nghiệm và tự làm ra sản phẩm vì chỉ trong quá trình đó HS mới vận dụng những kiến thức đơn thuần đã được học vào quá trình tạo ra sản phẩm ấy, kể cả kiến thức mới cũng được HS lĩnh hội một cách rất tự nhiên chứ không phải gượng ép như cách dạy truyền thống là đưa kiến thức cho HS.
“Tôi muốn không chỉ những nhà nghiên cứu chuyên sâu, những HS xuất sắc mà ngay cả những HS bình thường cũng chạm được đến vẻ đẹp của môn học mà mình đang học, cụ thể ở đây là môn toán”, tiến sĩ Thơ chia sẻ.
Theo TNO
Méo mặt với việc 'tự nguyện' đóng quỹ phụ huynh đầu năm học
Bước vào năm học mới, nhiều phụ huynh đã choáng váng với những khoản quỹ của nhà trường
Quỹ phụ huynh nằm trong danh mục các khoản thu tự nguyện, thu theo thỏa thuận giữa các phụ huynh nhưng ngày càng bị biến tướng, khoản tự nguyện này trở thành áp đặt ở hầu hết các trường học.
Hai ngày 12 và 13.9 vừa qua, nhiều trường đã tổ chức họp phụ huynh đầu năm. Sau khi kết thúc các cuộc họp, nhiều người đã phải ngậm đắng nuốt cay với hàng tá khoản thu mang tên quỹ phụ huynh. Quỹ phụ huynh nằm trong danh mục các khoản thu tự nguyện, thu theo thỏa thuận giữa các phụ huynh nhưng ngày càng bị biến tướng, khoản tự nguyện này trở thành áp đặt ở hầu hết các trường học.
Tiền triệu cho quỹ
Phụ huynh một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM kể trong cuộc họp nhận lớp đầu năm, giáo viên chủ nhiệm cho biết trường đang tổ chức hoạt động quyên góp quỹ làm từ thiện, mong phụ huynh đồng lòng giúp đỡ. Mức đóng góp tùy tâm nhưng theo chủ trương chung của nhà trường và tham khảo các lớp khác thì tối thiểu mỗi lớp từ 5 triệu đồng trở lên. Lớp có 40 học sinh, như thế chia bình quân ra mức tối thiểu; còn phụ huynh nào có điều kiện đóng nhiều hơn thì càng tốt.
Minh họa: KHỀU
Theo báo Người lao động, nhiều phụ huynh đã phản ánh về những khoản thu hết sức lạ lùng tại Trường THCS Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP.HCM), trong đó có khoản quỹ phụ huynh được mặc định 120.000 đồng/năm dù nguyên tắc quỹ này là tự nguyện. Một phụ huynh cho biết: "Mới chỉ là các khoản tạm thu nhưng phụ huynh khối lớp 9 như chúng tôi phải đóng tổng cộng đến 3,14 triệu đồng. Đáng nói là có những khoản như tiền xét tốt nghiệp, tiền làm bằng là 135.000 đồng, rồi tiền hình, tiền ấn phẩm. Tôi có cảm giác bước chân vào trường học là cái gì cũng bị quy ra tiền. Đến quyền được xét tốt nghiệp cũng quy thành tiền thì chúng tôi không hiểu nổi!".
Theo Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đối với nguồn kinh phí: Kinh phí hoạt động của ban đại diện có được từ sự ủng hộ tự nguyện của ban đại diện và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho ban đại diện; kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các ban đại diện lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban đại diện đầu năm học.
Đánh tiếng trước khi họp
Báo Lao động cho hay tại Hà Nội, nhiều trường đã "đánh tiếng" trước một số khoản thu ngay trước khi tiến hành họp phụ huynh đầu năm. Theo anh Cao Ngọc P (Xa La, Hà Đông, Hà Nội) có con học lớp 3, Trường Tiểu học K.Đ (Hà Đông, Hà Nội), nhiều khoản thu tự nguyện tuy chưa họp phụ huynh để lấy ý kiến thống nhất, song đã được trường "tranh thủ" thu trước với lý do các khoản này không tăng so với năm trước. Anh liệt kê: Quỹ phụ huynh: 150.000đ; đề kiểm tra thường xuyên: 50.000đ; tiền kiểm tra định kỳ: 20.000đ; bảo dưỡng điều hòa 500.000đ/năm... Đặc biệt, bảng thông báo còn ghi mỗi tháng phụ huynh phải đóng thêm 230.000đ mà không rõ là khoản thu gì?
Một phụ huynh khác có con học lớp 1 tại trường tiểu học ở Q.Hai Bà Trưng cho hay, nhiều khoản thu mới khiến anh choáng như... tiền 2 tuần làm quen trường lớp (600.000đ), nước uống tinh khiết 4 tháng 48.000đ, sổ liên lạc điện tử 4 tháng 140.000đ..., chưa kể 5 triệu đồng trước đó anh phải đóng tiền sách vở, quần áo đồng phục, tiền học phẩm...
Để hạn chế những khoản thu vô lý này, Sở GDĐT Hà Nội cho biết, sẽ tổ chức 20 đoàn thanh tra thực hiện các khoản thu-chi. Đối với việc thực hiện các khoản thu khác, Sở GDĐT yêu cầu trong khi chưa có văn bản của UBND thành phố, các trường sẽ thực hiện theo hướng dẫn tạm thời của Sở GDĐT như năm học trước.
Để tránh tình trạng mỗi nơi thu một kiểu, Sở GDĐT Hà Nội cũng đã quy định mức trần cụ thể cho từng khoản với yêu cầu các nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng dự toán chi để làm căn cứ tính toán mức thu và phải có văn bản thỏa thuận tới từng phụ huynh.
Trước các băn khoăn về áp lực thu-chi đầu năm của phụ huynh, ông Nguyễn Hiệp Thống - GĐ Sở GDĐT Hà Nội - cho biết, có nhiều khoản thu phục vụ cho các em HS, phục vụ cho hoạt động dạy và học. Đây là những khoản cần thiết, nhưng dứt khoát không thu cùng lúc, mà thu rải ra để giảm áp lực cho các bậc cha mẹ.
"Có những khoản thu phải thu ngay, ví dụ phục vụ các cháu bán trú thì phải có tiền chi hằng tháng để đi chợ, nấu ăn cho các cháu, tiền nước uống... Còn các khoản khác có thể chia ra để giảm áp lực cho cha mẹ HS. Riêng khoản thu quỹ ban phụ huynh phải được thống nhất với hiệu trưởng nhà trường" - ông Thống nói.
Theo motthegioi
Các thế hệ chuyên Toán tài năng hội tụ GS Hoàng Tuỵ, TS Lê Minh Sơn, GS Ngô Bảo Châu cùng các thệ hệ chuyên Toán A0 từ mọi miền đất nước về gặp mặt trong chương trình kỷ niệm Nửa thế kỷ A0 Tổng hợp và đón nhận huân chương Độc lập hạng nhì. Khối chuyên Toán - Tin A0, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk
Thế giới
3 phút trước
Nam Định truy tố 37 bị can tham nhũng, kỷ luật 51 đảng viên
Pháp luật
4 phút trước
Trẻ mắc sởi trong 3 ngày vẫn tiêm được vắc-xin sởi
Sức khỏe
4 phút trước
Nhiều sự thật gây chấn động về cái chết của Maradona được công bố
Sao thể thao
4 phút trước
Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất
Tin nổi bật
8 phút trước
Siêu phẩm cổ trang chiếu 30 lần vẫn chiếm top 1 rating cả nước, nam chính xấu trai nhưng không ai dám chê
Phim châu á
10 phút trước
Khâu Vai Điểm đến du lịch đầy tiềm năng tại cao nguyên đá
Du lịch
11 phút trước
1 Anh Tài bỗng dưng bị hủy loạt show, công ty đối tác "trả treo" từng bình luận khiến fan tẩy chay diện rộng
Nhạc việt
12 phút trước
1 sao nam chê bóng đá Trung Quốc cực gắt lại được 280 nghìn người tán thành
Sao châu á
17 phút trước
Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?
Lạ vui
1 giờ trước