Dạy học thực nghiệm tài liệu GD địa phương: Khuyến khích giáo viên sáng tạo, linh hoạt
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 triển khai trong năm học 2020 – 2021 cùng SGK lớp 1 mới được Bộ GD&ĐT giao cho các địa phương chủ động biên soạn để phát huy những lợi thế riêng.
Tiết dạy thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 tại Trường Tiểu học Nho Quan – thị trấn Ninh Bình (Ninh Bình). Ảnh: NTCC
Ninh Bình – một trong những địa phương đã cơ bản hoàn thành khâu biên soạn và đưa vào dạy học thực nghiệm để lấy ý kiến góp ý.
Đổi mới trong biên soạn
Ông Đỗ Văn Thông – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết: Cuốn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 1 cơ bản hoàn thành. Hiện đang đợi thẩm định của hội đồng UBND tỉnh, cùng sự góp ý của 20 trường tiểu học sau khi dạy học thực nghiệm.
Cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 1 được soạn thảo với 4 chủ đề: Quê hương em; Danh lam thắng cảnh; Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở địa phương; Lễ hội truyền thống. Các chủ đề sẽ giúp HS nhận ra vẻ đẹp của quê hương Ninh Bình, thêm yêu và tự hào về nơi mình đang sinh sống.
Theo ban soạn thảo, công tác biên soạn được đầu tư kĩ càng. Cuốn tài liệu được trình bày cả kênh chữ và kênh hình, trong đó kênh hình được xác định là trọng tâm nhằm đáp ứng sự phù hợp về trình độ phát triển nhận thức và đặc trưng tâm lý lứa tuổi HS lớp 1. Kênh chữ có mục đích chỉ dẫn các hoạt động học tập, đưa ra câu hỏi cho HS thực hiện.
Đáng chú ý, quán triệt tinh thần dạy học theo định hướng năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 1 được cấu trúc theo các “Hoạt động”: Khởi động – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng.
Video đang HOT
Ở phần khởi động sẽ tạo tâm thế giúp HS có ý thức, tập trung chú ý vào nhiệm vụ học tập, thấy thích thú và háo hức với những điều mới mẻ. Phần khám phá, giúp HS được tham quan địa điểm nổi tiếng của quê hương, gặp gỡ nhiều danh nhân và hòa mình vào các hoạt động đáng nhớ.
Còn với phần luyện tập, HS được củng cố kiến thức, kỹ năng vừa được lĩnh hội, trên cơ sở liên kết với kiến thức đã có để áp dụng vào giải quyết vấn đề, đóng góp sức mình làm đẹp hơn cho quê hương.
Hoàn thiện để phù hợp với HS
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình khẳng định: Cuốn tài liệu với mục đích cụ thể hóa mục tiêu của Chương trình GDPT, bảo đảm yêu cầu cần đạt đối với nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm và trong dạy học các môn học (Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Toán, Lịch sử và Địa lí…) ở từng lớp cấp tiểu học.
Cô Trần Thanh Bình – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nho Quan – Thị trấn Ninh Bình cho biết: Là 1 trong số 20 trường tiến hành dạy học thực nghiệm cuốn tài liệu, trường triển khai cho toàn bộ GV dạy lớp 1 năm học tới nghiên cứu tài liệu. Sau đó 4 GV bước vào dạy mẫu 4 chủ đề trong sách.
Qua dạy thực nghiệm cho thấy, về cơ bản tài liệu sử dụng tranh ảnh nhiều và đẹp mắt, điều đó đã kích thích được HS học tập. Nội dung phong phú, thông tin bổ ích giúp HS hiểu biết thêm về văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội… của địa phương.
Tuy nhiên cô Bình cũng cho rằng: Có 1 số chủ đề kiến thức còn hơi “nặng” so với tiếp nhận của HS lớp 1 (ví dụ như chủ đề về nhân vật lịch sử). Bản thân GV để dạy và cung cấp được kiến thức cho HS phần này cũng phải tìm hiểu kiến thức trước bởi không phải GV nào cũng đủ am hiểu đầy đủ kiến thức lịch sử địa phương.
“Sách có nhiều ưu điểm, nhưng sau dạy học thực nghiệm chúng tôi vẫn mong muốn ban soạn thảo có điều chỉnh nhất định trên sự đóng góp của các trường. Như vậy, tài liệu sẽ phù hợp với HS lớp 1 cũng như dễ dàng hơn cho GV trong quá trình giảng dạy…” – cô Trần Thanh Bình bày tỏ.
Bà Phạm Thị Tuất – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Ninh Bình) khẳng định: Tài liệu đang trong giai đoạn hoàn thiện. Sau quá trình triển khai dạy thực nghiệm, lấy ý kiến đóng góp của nhà trường sẽ điều chỉnh để có được nội dung, chất lượng tốt nhất. Mặt khác, không chỉ điều chỉnh trước khi in ấn và triển khai dạy học năm học tới, những năm học tiếp theo ngành Giáo dục Ninh Bình tiếp tục lắng nghe, tiếp nhận ý kiến đóng góp để điều chỉnh. Có như vậy, các trường tiểu học trong toàn tỉnh Ninh Bình mới thực hiện hiệu quả, chất lượng chương trình nội dung giáo dục địa phương, phục vụ thiết thực cho công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam.
Làm bài kiểm tra lịch sử bằng cách tạo Facebook, đọc rap, thiết kế tạp chí...
Học sinh làm bài kiểm tra 15 phút bằng cách thiết lập Facebook, thiết kế bìa tạp chí, lập hợp đồng công chứng cho các nhân vật lịch sử...
Học sinh thực hiện bài tập của mình - Mỹ Hương
Ban đầu khi đưa ra yêu cầu học sinh thể hiện những hiểu biết của mình về nhân vật lich sử để lấy điểm bài kiểm tra 15 phút, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) đơn giản nghĩ rằng học sinh có thể thiết kế sơ đồ tư duy hoặc vẽ tranh hoặc thiết kế video dài không quá 3 phút giới thiệu về nhân vật đó với đầy đủ hình ảnh, gia thế, công trạng.. Thế nhưng, thầy Du đã thực sự bất ngờ trước những sản phẩm của học trò. Không chỉ thể hiện kiến thức về nhân vật lịch sử, sự tìm tòi thu nạp kiến thức về giai đoạn lịch sử tương ứng mà còn thể hiện khả năng tư duy sáng tạo, ý thức nghiêm túc trong học tập.
Những sáng tạo bất ngờ khi học lịch sử
Với sự lựa chọn đa dạng các nhân vật lịch sử từ giai đoạn trung đến hiện đại, học sinh đã thể hiện khả năng sáng tạo về hình thức lẫn nội dung qua việc thiết kế trang Instagram, Facebook, tạo thẻ căn cước công dân, gắn những từ khóa độc đáo để trình bày về nhân vật.
Đó là trang cá nhân của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đầy đủ các thông tin cá nhân như năm sinh, quê quán, danh xưng được lịch sử ghi nhận và trên dòng thời gian Facebook của nhân vật này là các sự kiện, các trận đánh lịch sử trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.
Còn học sinh Ngô Nhã Uyên, lớp 11D2 chọn hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp để thiết kế thành trang báo Những anh hùng Việt Nam với thông tin về gia thế và công trạng trong suốt cuộc đời gắn với câu nói nổi tiếng "Tôi sống ngày nào cũng vì đất nước ngày đó".
Hay có học sinh Trần Tú Hảo, lớp 11A5 chọn nhân vật của mình là nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và thiết kế nhân vật nổi tiếng thành bìa một cuốn tạp chí để ai cũng có thể hiểu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng và lãnh đạo đất nước của bà.
Và sự sáng tạo của học sinh còn khiến giáo viên bất ngờ khi thể hiện câu chuyện lịch sử Lê Lai cứu Chúa bằng hình thức một hợp đồng công chứng có tên Hợp đồng cứu Chúa, trong đó thông tin các bên tham gia hợp đồng và nội dung hợp đồng chính là thông tin nhân vật và sự kiện lịch sử này...
Chọn nhà bác học Trương Vĩnh Ký làm nhân vật để tạo trang cá nhân trên mạng xã hội, Ngô Huệ Linh, lớp 10D2 chia sẻ, để thực hiện bài kiểm tra của mình, em phải chuẩn bị những thông tin về nhân vật, chọn lọc dữ liệu, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu để làm nổi bật nhưng vẫn gần gũi, dễ tiếp cận. Thông qua hình thức kiểm tra này, Huệ Linh nói rằng, môn lịch sử không còn là những lo ngại về học thuộc, học tủ do quá nhiều sự kiện, nội dung...
Giáo viên khơi gợi, chấp nhận sự sáng tạo để học sinh hứng thú
Trước những sản phẩm bài làm kiểm tra, thầy Nguyễn Viết Đăng Du chia sẻ rất bất ngờ trước sự sáng tạo của học sinh. Đề bài chỉ yêu cầu học sinh dùng Word để tạo một tiểu sử đơn giản của nhân vật mà các em yêu thích, nhưng các em đã dùng hết toàn bộ sự năng động và sáng tạo của mình để hoàn thành bài làm với nhiều hình thức mà giáo viên chưa bao giờ nghĩ đến như Profile trên Instagram, hợp đồng lao động, Đơn xin ứng cử, thậm chí là hát rap...
Qua đây, các em thể hiện tư duy, góc nhìn học lịch sử không còn cứng nhắc là học các sự kiện với các con số, địa danh khô khan. Nó được làm tươi mới bởi các hình thức do chính các em nghĩ ra, nên nó dễ dàng đi vào suy nghĩ và tâm hồn.
Đặc biêt, với góc độ giáo viên, thầy Đăng Du nhìn nhận, từ giải pháp tình thế là có một bài tập nào đó cho các em làm trong thời gian nghỉ vì dịch Covid-19, các sản phẩm của các em cho thấy lịch sử chưa bao giờ là một môn học nhàm chán. Chỉ cần người dạy lưu ý biết khơi gợi, tạo điều kiện và chấp nhận sự sáng tạo của các em thì sẽ đem lại sự húng thú cho việc học lịch sử bất kể các em có đến trường hay không?
Bích Thanh
Hướng đi khác biệt của nam sinh chuyên Tin Học chuyên Tin nhưng Đậu Huy Minh (HS lớp 12A2) Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) lại giành nhiều thưởng tại các cuộc thi toàn quốc về tư tưởng, chính trị. Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An tặng giấy khen cho Đậu Huy Minh đoạt giải Nhất cuộc thi Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ...