Dạy học theo định hướng STEM: Khơi dậy khả năng sáng tạo
Đẩy mạnh mô hình GD STEM trong nhà trường là hoạt động phù hợp với xu thế của nền GD hiện đại, đặc biệt trong quá trình đổi mới GDPT. Đây là giải pháp khơi dậy khả năng sáng tạo, đam mê nghiên cứu khoa học của HS nhằm tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thầy và trò Trường THCS &THPT Lê Quý Đôn trong giờ học STEM
Khuyến khích nghiên cứu, sáng tạo
Năm học 2018 – 2019, Trường THCS số 1 Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai) là trường THCS đầu tiên của huyện Bảo Yên thực hiện thí điểm dạy học theo định hướng tiếp cận GD STEM. Chương trình đã tạo được sự hứng thú học tập, tinh thần hăng say nghiên cứu, tìm tòi của HS và bước đầu tạo hiệu ứng tích cực trong việc GD định hướng STEM.
Là người trực tiếp thực hiện tiết dạy, thầy Bùi Khánh Toàn, giáo viên Trường THCS số 1 Phố Ràng cho biết: “Ngay từ đầu năm học 2018 – 2019, Ban Giám hiệu nhà trường đã cho các tổ nhóm rà soát thực tế từng bài học để có thể lồng ghép việc GD STEM vào bài học và xây dựng các chủ đề dạy học theo định hướng STEM; hoạt động trải nghiệm STEM, giúp HS khám phá các thí nghiệm ứng dụng khoa học kỹ thuật trong thực tế đời sống; hoạt động nghiên cứu khoa học dành cho những HS có năng lực, sở thích và hứng thú với việc tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Toán. Để có một tiết học thành công và đầy hào hứng hôm nay, trước đó cả thầy và trò đã có một quá trình chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc và cực kì công phu. Các em HS đã cùng nhau nghiên cứu kiến thức về ảnh tạo bởi gương phẳng, tự nghiên cứu sáng tạo ra các sản phẩm chiếc kính tiềm vọng”.
Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu khám phá khoa học, Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cũng đưa chương trình STEM Robotics vào dạy học. Dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Xuân Tân, giáo viên môn Tin học và thầy Nguyễn Đăng Long, giáo viên môn Vật lý, các em HS được sử dụng máy tính và phương pháp thực nghiệm khoa học để lập trình điều khiển robot. Với ngôn ngữ lập trình trực quan, dễ hiểu và dễ học, phù hợp với lứa tuổi, tiết học mang lại không khí vui nhộn, kích thích trí tò mò của các bạn nhỏ lớp 6.
Video đang HOT
HS Trường THCS số 1 Phố Ràng hào hứng với tiết học STEM
Chủ động tiếp nhận kỹ năng
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp 4.0, thời đại hòa nhập cao giữa các quốc gia có văn hóa khác nhau, nhu cầu trao đổi công việc và nhân lực cũng ngày một cao. Việc chính thức đưa GD STEM vào chương trình học đã góp phần nâng cao GD toàn diện cho HS; từng bước giúp các em HS chủ động tiếp nhận kỹ năng và kiến thức theo chuẩn toàn cầu.
Chia sẻ về hiệu quả từ GD STEM, thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn nhận định: GD STEM mang lại cho HS hứng thú vì HS được trang bị kiến thức và kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học nên nó không đơn điệu, nhàm chán. Kiến thức, kỹ năng lại được tích hợp giúp HS không chỉ hiểu nguyên lý mà còn được thực hành làm ra sản phẩm từ kiến thức đã học.
Qua các tiết học STEM, các em được làm việc nhóm, tạo gắn kết giữa các cá nhân, để hợp tác làm ra sản phẩm nhanh, hiệu quả, đồng thời giúp HS phát triển tư duy sáng tạo, và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. GD theo định hướng STEM không chỉ đòi hỏi người giáo viên thuần thục trong việc kết hợpkiến thức liên mônđể giảng dạy cho HS mà còn đề cao sản ph ẩm thực tiễn của quá trình học tập.
Ông Bùi Minh Tuân, Trưởng phòng GD&ĐT Bảo Yên cho biết: GD theo định hướng STEM phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản về sự tích hợp liên môn, gắn liền với thực tiễn đời sống, giúp HS có cơ hội khám phá, trải nghiệm, ứng dụng kiến thức liên môn và tạo ra sản phẩm hữu ích. Vì vậy, giáo viên phải thực sự nắm chắc kiến thức các môn học, hướng dẫn và giao việc cho HS phù hợp năng lực, niềm đam mê của các em để kích thích tính sáng tạo, giúp học trò tạo ra những sản phẩm hữu ích. Những sản phẩm tuy còn non nớt đó đã phần nào chạm vào mục tiêu GD STEM, giúp các em hình thành kỹ năng và sẽ thành thục trong tương lai gần khi STEM không còn xa lạ.
Thời gian tới, khi áp dụng Chương trình GDPT mới, lãnh đạo các trường đều hy vọng Bộ GD&ĐT có thêm hướng dẫn chi tiết, cụ thể đối với phương pháp dạy học này để mô hình này được nhân rộng trên toàn quốc.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Sinh viên Mầm non nhận mình như "ôsin", "vú em" thì khó cải thiện chất lượng
Có những sinh viên học ngành Giáo dục mầm non khi được hỏi thì tự định vị nghề của giống như "ô sin" hoặc "vú em". Cách nghĩ này thực sự chưa ổn, nếu đào tạo sư phạm mà chưa giúp sinh viên ý thức được vai trò của mình như một nhà giáo dục khó cải thiện chất lượng giáo dục.
TS Nguyễn Thị Bích Hồng, giảng viên khoa Tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TPHCM chia sẻ như thế trong diễn đàn kết nối trẻ "Vai trò của nhà giáo trẻ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0" diễn ra tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM chiều qua (22/3).
Các giảng viên trường ĐH Sư phạm TPHCM chia sẻ ý kiến tại diễn đàn kết nối trẻ "Vai trò của nhà giáo trẻ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0"
Tại diễn đàn này, TS Nguyễn Thị Bích Hồng và nhiều giảng viên cũng đặt ra vai trò của người thầy trong thời hiện đại. Theo TS Bích Hồng, nghề giáo không phải một công việc nhàn hạ mà rất nhọc sức, trong thời đại này còn rất nhọc tâm. Nhất là trong thời đại 4.0, thầy giáo ảo xuất hiện nhiều và thậm chí đông hơn thầy giáo thật. Điều này đặt ra câu hỏi phải chăng khi đó không còn cần thầy giáo thật? Tuy nhiên bà Hồng vẫn "chốt" lại rằng "chức năng giáo dục của người thầy thật khiến cho vai trò của họ không hề bị mất đi".
Cũng theo TS Hồng, hiện nay tri thức phát triển ồ ạt, người học đôi khi không cần tiếp cận tri thức từ người thầy, do đó giáo viên thời đại mới phải ý thức được sự thay đổi này. "Nhiều giáo viên phổ thông có than với tôi rằng học trò hiện nay mất lòng tin, khó tiếp cận và khó cảm hóa. Vì vậy, giáo viên thời đại mới cần ý thức được sự thay đổi này, càng 4.0 thì càng phải kiên trì, khéo léo để thuyết phục học sinh rèn luyện và định hướng giá trị lành mạnh. Họ còn phải biết tự kiểm soát nâng cao bản lĩnh sư phạm", bà Hồng nói.
Cũng theo bà Hồng, trong khi thu nhập luôn là con số bí ẩn, giá trị nghề giáo đang bị lung lay thì vai trò của những giáo viên hiện nay cần phải khôi phục lòng tin này. Bà chia sẻ rằng: "Khi tôi hỏi hỏi sinh viên đang theo học ngành Giáo dục mầm non, có người tự định vị nghề nghiệp của mình giống như một "ô sin", người cho rằng "vú em". Cách nhận thức này thực sự chưa ổn, nếu đào tạo sư phạm mà chưa giúp sinh viên ý thức được vai trò của mình như một nhà giáo dục thì đừng nói gì đến chuyện cải thiện chất lượng giáo dục".
Robot có thay được người thầy?
Cũng tại diễn đàn, Ths Hà Văn Thắng, giảng viên khoa Địa lý Trường ĐH Sư phạm TPHCM, đặt ra một câu hỏi: "Thầy giáo hay robot dạy học?". Theo ông Thắng vấn đề là phải có "người thứ ba" trong mối quan hệ thầy trò ngày nay.
Giáo viên có bị robot thay thế trong thời đại 4.0? (ảnh minh hoạ)
Ông Thắng cho rằng, trong lớp học khoảng cách từ bục giảng đến bàn học rất gần gũi nhưng vẫn có sự ngăn cách. Thầy giáo mải mê với những bài giảng được thiết kế chuyên nghiệp trên các phần mềm, say sưa với các ứng dụng kết nối trực tuyến, máy tính, điện thoại thông minh... và học trò cũng bị cuốn theo dòng chảy đó. Điều này tạo ra bức tường ngăn cách người thầy và trò. Người thứ ba đó chính là công nghệ, giống như trong gia đình ba mẹ và con cái ngồi cạnh nhau nhưng vẫn có khoảng cách công nghệ.
Đặc biệt, trong thời đại 4.0 thì giáo viên không thể không có năng lực công nghệ. Chương trình giáo dục phổ thông mới nhấn mạnh rằng người dạy phải phát triển năng lực công nghệ cho học sinh. Tuy nhiên, thạc sĩ Thắng không vì thế mà phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ. Từ những lớp học áp dụng với sinh viên học trên lớp, ông Thắng cho rằng khi không có công nghệ thì vô hình trung mối quan hệ thầy trò trở nên tốt hơn.
"Khi không có máy tính, máy chiếu, không phải lo các vấn đề về kỹ thuật..., tôi thấy việc dạy học trở nên thật thoải mái, thời gian như dài hơn và có nhiều cơ hội hơn để quan tâm đến học sinh. Khoảng cách giữa chúng tôi dần được xóa bỏ và những ngày tháng trên bục giảng trở nên giàu cảm xúc", ông Thắng chia sẻ.
Và từ đó, giảng viên này rút ra rằng: "Theo tôi thứ mà công nghệ không thể thay thế được là vai trò của người thầy trong việc truyền bá và lan tỏa những giá trị đến học trò. Những điều này, máy móc hoàn toàn không thể thay thế được và người thầy luôn giữ vị trí độc tôn".
Lan Phương
Theo Dân trí
Có công nghệ, thầy giáo hay robot dạy học? Những giáo viên chỉ chăm chăm vào công nghệ, thiếu kỹ năng sư phạm và kỹ năng tự học sẽ chẳng khác nào robot trên bục giảng. Đó là chia sẻ của Ths Hà Văn Thắng, giảng viên khoa Địa lý, trường ĐH Sư phạm TP.HCM tại diễn đàn kết nối trẻ " Vai trò của giáo viên trẻ trong thời kỳ cách...