Dạy học sinh lớn khôn
Khi thấy học trò lớp 5 không biết cách cầm chổi để quét gọn những mảnh giấy rớt xuống sàn lớp học vì ‘con chưa bao giờ quét nhà’ hay ‘nhà con có người giúp việc’…, cô Trương Hồ Trâm Anh (TP.HCM) nghĩ phải làm một việc gì đó để giúp học trò lớn khôn.
ảnh minh họa
Thế là dự án “Con đã lớn” ra đời
Cô Trâm Anh, trước đây là giáo viên Trường tiểu học Lạc Long Quân (Q.11, TP.HCM) nay là Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Phùng Hưng (Q.11, TP.HCM) xây dựng dự án bằng cách tích hợp kiến thức liên môn đạo đức, kỹ thuật, kỹ năng sống… để học sinh được học, rèn luyện và trải nghiệm.
Mục đích xây dựng dự án được cô Trâm Anh rất cụ thể: “Xuất phát từ thực tế học sinh rất hạn chế làm việc nhà, nhiều gia đình quá chăm bẵm trẻ, không tạo cơ hội cho trẻ tham gia các công việc phụ giúp gia đình. Thông qua các hoạt động, giáo viên vừa dạy được kiến thức môn kỹ thuật, lại vừa có thể giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm bằng cách công việc, có trách nhiệm với công việc”.
Các hoạt động dự án định hướng cho học sinh hiểu được giá trị của tự phục vụ, tự lập từ đó thay đổi thái độ, ý thức về công việc với gia đình và người xung quanh. Sau đó, cô Trâm Anh lên kế hoạch hướng dẫn học trò làm một số việc nhà, trải nghiệm tuần lễ tự phục vụ. Điều đặc biệt, dự án còn có sự phối hợp, hỗ trợ từ phụ huynh.
“Hãy cho trẻ tự tay làm các việc như lau nhà, dọn dẹp phòng ngủ, góc học tập, dọn bàn ăn, nấu cơm, luộc rau…”, cô Trâm Anh nói.
Trải qua thời gian tham gia dự án, từ cậu học trò quen được chiều chuộng, Âu Tuấn Kiệt cho biết: “Con đã hiểu công việc ngày thường mẹ phải làm cực nhọc như thế nào! Con hứa sẽ dành thời gian phụ giúp mẹ nhiều hơn nữa”.
Video đang HOT
Còn phụ huynh Nguyễn Loan thì xúc động khi chứng kiến sự thay đổi của con: “Nghe con khoe từ nay không sợ đói khi mẹ vắng nhà. Mẹ cứ mua sẵn đồ ăn, con sẽ tự nấu cho con và anh hai, lòng tôi vui lắm!”.
Dự án đã giúp học trò Trường tiểu học Lạc Long Quân thay đổi về nhận thức, là cơ hội vun đắp kỹ năng sống cho bản thân, không những lan tỏa trong toàn quận mà còn khiến giáo viên ở TP.HCM và nhiều địa phương khác cùng học hỏi thực hiện.
Bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục của Microsoft, từng nhận xét: “Con đã lớn” đã làm thay đổi nhận thức của giáo viên, cô không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn bổ sung cho trò kỹ năng. Bên cạnh đó, khiến phụ huynh hiểu rằng con mình cần phải khôn lớn. Đặc biệt, chính học trò thấy rằng mình cần trang bị kỹ năng cho chính mình và biết quan tâm đến người thân”.
Theo TNO
Chương trình môn Lịch sử và Địa lý lớp 4, lớp 5: Khuyến khích học sinh được trải nghiệm
Chương trình môn Lịch sử và Địa lý ở cấp Tiểu học là môn học bắt buộc, được dạy học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và xã hội các lớp 1, 2, 3, là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lý ở THCS.
ảnh minh họa
Chương trình môn Lịch sử và Địa lý có đổi mới khá căn bản
Cấu trúc nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lý có đổi mới khá căn bản, chuyển từ diện sang điểm. Về lịch sử, chương trình chỉ lựa chọn những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của vùng miền, của quốc gia, khu vực, của một số giai đoạn lịch sử, không tuân thủ nghiêm ngặt tính lịch đại.
Về địa lý, mỗi vùng miền, quốc gia, khu vực chỉ lựa chọn một số kiến thức địa lý tiêu biểu, đặc trưng cho từng vùng. Việc lựa chọn kiến thức ở các vùng miền, quốc gia, khu vực ngoài dựa trên nét đặc trưng về tự nhiên còn dựa trên vai trò lịch sử của vùng đất đó.
Thông qua việc thiết kế chương trình theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lý và không gian xã hội, môn Lịch sử và Địa lý góp phần hình thành các phẩm chất tốt đẹp (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm); các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) và các năng lực chuyên môn của lịch sử và địa lý (năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; năng lực quan sát, tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; năng lực vận dụng các kiến thức lịch sử và địa lý vào thực tiễn) để học tập các môn học khác cũng như để học tập suốt đời.
Mạch nội dung chương trình môn học không tách thành hai phân môn Lịch sử và Địa lý. Các kiến thức lịch sử và địa lý được tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới theo sự mở rộng về không gian địa lý và xã hội (bắt đầu từ địa phương, vùng miền, đến đất nước và thế giới).
Logic này đảm bảo để khi hoàn thành chương trình môn học ở bậc tiểu học, học sinh sẽ có kiến thức bước đầu về lịch sử và địa lý của địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới để học tiếp môn Lịch sử và Địa lý ở bậc THCS.
Chương trình cũng kết nối với kiến thức, kỹ năng của các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,... giúp học sinh vận dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống phù hợp với lứa tuổi.
Phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lý theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của Chương trình. Phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lý cấp tiểu học theo hướng phát triển năng lực chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá, không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn.
Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới; tăng cường phối hợp tự học với học tập, thảo luận theo nhóm, đóng vai, dự án; đa dạng hoá các hình thức tổ chức học tập, coi trọng việc dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội.
Chương trình chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học lịch sử và địa lý. Ảnh Hải Nam.
Khuyến khích học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho học sinh có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Chương trình chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học lịch sử và địa lý. Hình thức dạy học chú trọng lối kể chuyện, dẫn chuyện lịch sử, giáo viên giúp cho học sinh làm quen với lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc, lịch sử khu vực và thế giới qua các câu chuyện lịch sử; tạo cơ sở để học sinh bước đầu nhận thức về khái niệm thời gian, không gian, đọc hiểu các nguồn sử liệu đơn giản về sự kiện, nhân vật lịch sử.
Đối với địa lý, dạy học gắn liền với việc khai thác tri thức từ các nguồn tư liệu lược đồ/biểu đồ, biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, số liệu; chú trọng dạy học khám phá, quan sát thực địa; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua thảo luận, đóng vai, dự án,... nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết khám phá của học sinh đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, từ đó hình thành năng lực tự học và khả năng vận dụng tri thức địa lý vào thực tiễn.
Đánh giá kết quả giáo dục cần phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ
Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lý theo hướng phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập được chuyển đổi theo hướng chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng.
Công việc đánh giá chủ yếu là kiểm tra xem học sinh đã làm phong phú, nâng cao đời sống của bản thân mình và những người xung quanh bằng các tri thức lịch sử và địa lý như thế nào. Việc giáo viên quan sát thái độ, hoạt động của học sinh, quan sát cách thức hành động tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội của học sinh là rất quan trọng.
Trong quá trình tiến hành học tập các chủ đề, giáo viên nên có sổ để ghi chép sự biến đổi có thể nhận ra được về hiểu biết, thái độ, năng lực, nhận thức của từng học sinh. Việc đưa ra câu hỏi, để học sinh suy nghĩ về sự kiện cụ thể của đời sống hằng ngày là một trong những phương pháp rất hữu ích cho việc đánh giá khả năng phát triển năng lực chuyên môn lịch sử và địa lý học sinh.
Đánh giá kết quả giáo dục đối với môn Lịch sử và Địa lý cần phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng; có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, đúng thực chất.
Theo Congly.vn
Phụ huynh Anh cho con nghỉ học vì toilet nữ thiếu an toàn Phá tường trước khu toilet nữ để ngăn chặn hút thuốc lá, nạn bắt nạt và trốn tiết, trường vấp phải phản ứng dữ dội từ phụ huynh. Nhà vệ sinh nữ trở thành khu vực mở, ngay phía trước là camera giám sát. Phụ huynh trường St Mary's College ở Wallasey (Merseyside, Anh) đang cho con nghỉ học nhằm chống lại việc...