Dạy học SGK dân tộc theo chương trình mới bắt đầu từ học kì II
Các tiếng dân tộc Khmer, Chăm, Êđê, Bahnar, Jrai, M’Nông, Mông, Thái, triển khai dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới bắt đầu từ học kì II năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
Ảnh minh họa
Bộ GD&ĐT vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó quy định việc thực hiện việc dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhu cầu của học sinh.
Đối với các tiếng dân tộc Khmer, Chăm, Êđê, Bahnar, Jrai, M’Nông, Mông, Thái, triển khai dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới bắt đầu từ học kì II năm học 2020-2021 đối với lớp 1. Các lớp còn lại (từ lớp 2 đến lớp 9), tiếp tục tổ chức thực hiện dạy học theo các chương trình và sách giáo khoa đã ban hành.
Đối với các thứ tiếng dân tộc chưa đủ điều kiện ban hành chương trình và sách giáo khoa mới thì vẫn tiếp tục thực hiện dạy học theo các chương trình và sách giáo khoa đã ban hành. Các địa phương thực hiện việc rà soát đội ngũ giáo viên dạy tiếng DTTS. Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng DTTS chuẩn chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
Tiến hành bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS thực hiện chươngtrình và sách giáo khoa mới. Ưu tiên lựa chọn giáo viên tiếng DTTS có năng lực vàchuẩn chuyên môn nghiệp vụ để dạy chương trình và sách giáo khoa mới.
Video đang HOT
Bố trí ngân sách để mua sách giáo khoa tiếng DTTS và thực hiện cung cấp đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tiếng DTTS cho học sinh. Thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách đối với người dạy, người học tiếng DTTS theo quy định.
Ngoài 8 chương trình, sách giáo khoa tiếng dân tộc đã ban hành, các địa phương có đông người DTTS sinh sống, Sở GD&ĐT cần chủ động, tích cực tham mưu với UBND cấp tỉnh trong xây dựng kế hoạch, đề án dạy học tiếng DTTS và thực hiện đúng quy trình, thủ tục đưa tiếng DTTS trên địa bàn tỉnh vào dạy học trong trường phổ thông theo quy định.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan như Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Đài phát thanh và truyền hình, các báo địa phương để xây dựng các sản phẩm sách, báo bằng tiếng nói, chữ viết DTTS nhằm cung cấp nhiều tài liệu tham khảo tiếng DTTS cho giáo viên và học sinh trong dạy và học tiếng DTTS ở trường phổ thông.
Tiếp tục thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người dạy, người học và các cơ sở giáo dục ở vùng DTTS, MN, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở thôn, xã đặc biệt khó khăn; chính sách đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người; chính sách học bổng khuyến khích học tập, học bổng chính sách cho học sinh, sinh viên; chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non…
Bứt phá của học sinh dân tộc
Là người dân tộc thiểu số, xuất thân trong điều kiện khó khăn nhưng các em nỗ lực không ngừng để đạt thành tích cao trong học tập.
Lưu Ngọc Khuê (thứ 2 từ phải sang) là 1 trong 5 đại diện thanh niên Lào Cai tham dự "Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" toàn quốc. Ảnh: NTCC
Thành công bước đầu của các em không chỉ mang lại niềm tự hào cho gia đình, nhà trường mà còn thổi lên khát vọng học tập, thành công để cống hiến cho quê hương, đất nước.
Những niềm tự hào của vùng khó
Vàng Thị Chử, học sinh lớp 12 chuyên Sử - Địa, Trường THPT chuyên Lào Cai sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo thôn Hồng Ngài, xã Y Tý, huyện Bát Xát. Cô bé dân tộc Mông bén duyên với môn Sử từ khi học tại Trường THCS - THPT Dân tộc Nội trú huyện Bát Xát. Em tích cực tham gia cuộc thi HS giỏi môn Sử, từ đó thầy cô đã định hướng gắn bó với môn Sử khi lên THPT.
Tốt nghiệp THCS, Vàng Thị Chử thi đỗ lớp chuyên Sử - Địa Trường THPT chuyên Lào Cai và được vào đội tuyển HS giỏi của trường. Để có được thành tích tốt với môn Sử, Vàng Thị Chử không chỉ chăm chú học tập trên lớp mà còn dành nhiều thời gian để tìm tài liệu trên mạng, tự học và nghiên cứu sâu kiến thức theo vấn đề...
Được thầy cô động viên về tinh thần, hỗ trợ trong kiến thức, cộng với nỗ lực bản thân, 3 năm liên tiếp em đều nằm trong danh sách HS giỏi của trường. Ngoài ra, Chử còn đạt được một số thành tích ấn tượng với môn Sử như: 2 lần đạt huy chương Bạc Kỳ thi Duyên Hải Bắc Bộ, 2 lần đạt giải Nhất Kì thi HS giỏi cấp tỉnh và mới đây đạt giải Khuyến khích Kì thi HS giỏi quốc gia môn Sử.
Chia sẻ về phương pháp học Sử hiệu quả của mình, Vàng Thị Chử cho biết: Học Sử không khó như một số bạn nghĩ. Quan trọng là tìm ra phương pháp học tập hiệu quả. Với em, học hiệu quả là học theo từ khóa, học hiểu ý chính chứ không học vẹt. Việc ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài tập cho buổi học sau cũng cần kĩ càng... Với kiến thức chưa hiểu, Vàng Thị Chử mạnh dạn hỏi lại thầy cô trên lớp.
Tương tự, Giàng Seo Áo, HS dân tộc Mông quê Bắc Hà (Lào Cai) cũng là tấm gương điển hình về nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. Nhà nghèo, bố mang trọng bệnh, trong số 7 anh chị em chỉ có Áo và một em được đi học. Còn lại đều bỏ dở học hành để giảm gánh nặng cho gia đình. Ý thức được khó khăn của gia đình, vất vả của bố mẹ cũng như may mắn của bản thân còn được đi học nên Giàng Seo Áo luôn tự giác và đặt quyết tâm cao trong học tập. Hết tiểu học, Giàng Seo Áo thi đỗ Trường PTDT Nội trú THCS & THPT Bắc Hà. 4 năm học tại trường, em luôn lọt tốp HS giỏi của khối. Bước vào giai đoạn THPT, Áo được chọn vào Đội tuyển Vật lý Trường THPT chuyên Lào Cai.
Giàng Seo Áo chia sẻ: Xuất phát điểm thấp hơn bạn bè khác nên em luôn có ý thức, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và học tập. Và có học tốt mới không phụ công lao, mong đợi của thầy cô, gia đình đối với mình. Nói về giải Khuyến khích môn Vật lý tại cuộc thi HS giỏi quốc gia, ai cũng thầm tiếc cho Giàng Seo Áo bởi trước khi cuộc thi diễn 1 tuần bố em ốm nặng rồi qua đời. Giàng Seo Áo nén nỗi đau, nhanh chóng trở lại ôn tập và bước vào phòng thi. Do tâm trạng không tốt, kết quả thi chưa đạt được như kì vọng.
Lưu Ngọc Khuê dân tộc Pa Dí, quê Mường Khương Lào Cai cũng là một trong những gương HS dân tộc tiêu biểu của Trường THPT chuyên Lào Cai bởi những thành tích học tập và nghiên cứu khoa học đã đạt được. Dự án nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu hiệu quả phương pháp quang xúc tác nano titan oxit và giá thể sinh học EBB" của Lưu Ngọc Khuê đã đoạt giải Nhất trong cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm học 2018 - 2019.
Tìm hướng đi cho HS dân tộc
Thầy Lương Thế Anh - Bí thư Đoàn Trường THPT chuyên Lào Cai cho biết: Lưu Ngọc Khuê, HS lớp 11 chuyên Văn, luôn hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao. Em tích cực tham gia hoạt động đoàn thể. Đặc biệt, em đang là chủ nhiệm câu lạc bô "Gom Yêu Thương", góp giấy để gây quỹ cho thực hiện hoạt động từ thiện giúp đỡ các em nhỏ khó khăn trên vùng cao. Tham gia hoạt động "Tiếp sức mùa thi năm 2019" của câu lạc bộ "Vì cộng đồng - YOLO CLB".
Thầy Nguyễn Việt Dũng phụ trách đội tuyển Lý - Trường THPT chuyên Lào Cai chia sẻ: HS người dân tộc thường có xuất phát điểm thấp, tuy nhiên các em lại có quyết tâm học tập cao để vươn lên trong cuộc sống. Chính vì vậy, GV chủ nhiệm, GV phụ trách đội tuyển phải "tinh tường" để nhìn ra tố chất từng em, quan tâm, tìm hiểu sát sao hoàn cảnh, tâm lý, tính cách để có chỉ bảo, định hướng phù hợp. Với HS dân tộc, việc khơi dậy trong các em niềm tin với thầy cô vô cùng quan trọng. Thầy cô phải thực s trở thành người cha, mẹ thứ 2 ở trường để hỗ trợ, chia sẻ với các em cả kiến thức lẫn tinh thần, vật chất trong quá trình học tập.
Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Tâm phụ trách đội tuyển môn Sử Trường THPT chuyên Lào Cai bày tỏ: Ban đầu các em luôn rụt rè, chưa mạnh dạn. Nhưng được GV động viên, khuyến khích kịp thời, chia sẻ những khó khăn và chỉ bảo phương pháp học tập..., các em nhanh chóng hòa đồng, có phương pháp học phù hợp.
Truyền đến HS dân tộc khát vọng cống hiến cho quê hương, gia đình cũng chính là tạo động lực lớn để các em quyết tâm học tập. Trong mỗi HS dân tộc luôn có khát khao mãnh liệt vươn lên để thay đổi bản thân, hỗ trợ gia đình và cộng đồng. - Thầy Lương Thế Anh
Bị mù một mắt, nữ sinh Jrai nỗ lực vượt khó để trở thành cô giáo tiếng Anh Bẩm sinh bị mù một mắt, Rơ Châm Ling vẫn nỗ lực trong học tập để giành học bổng nhằm có tiền đi học. Ước mơ của Ling là trở thành một giáo viên tiếng Anh dạy cho các em học sinh buôn làng mình. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cô học trò người dân tộc Jrai Rơ Châm Ling...