Dạy học phát triển năng lực học sinh: Cần sự tích cực, linh hoạt của người thầy
Mặc dù còn nhiều khó khăn về CSVC, đội ngũ nhưng với tinh thần vì HS thân yêu, một số trường học vùng khó khăn thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực đổi mới.
Giờ học đầy hứng thú của học sinh Trường THCS Phong Cốc, thị xã Quảng Yên
Sau khi bồi dưỡng, tự bồi dưỡng mô đun 1, 2,3 phục vụ Chương trình GDPT 2018, các trường linh hoạt ứng dụng vào quá trình giảng dạy đem lại hiệu ứng tích cực.
Chuyển giao hoạt động hợp lý
Trường THCS Phong Cốc, phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng với tinh thần tiên phong đổi mới nhà trường từng bước nỗ lực bắt nhịp. Cô giáo Nguyễn Hoàng Kim Thanh- Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ,từ năm học 2017 – 2018 đến nay, nhà trường đã triển khai và thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS. Việc tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS được thể hiện rõ trong kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Mỗi phương pháp dạy học tích cực đều có những ưu điểm và tác dụng khác nhau, do vậy nhà trường yêu cầu thầy cô cần lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung bài học và năng lực HS. Nhưng dù lựa chọn phương pháp dạy học nào, thì GV vẫn phải là người luôn tích cực hóa các hoạt động của HS, chuyển giao nhiệm vụ một cách hợp lý. Vì thế, GV cần vận dụng linh hoạt phương pháp, không lạm dụng, độc tôn một phương pháp nào cả. Một số phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học được nhà trường khuyến khích thực hiện như: Dạy học theo trạm, Dạy học dự án, kĩ thuật khăn trải bàn, chuyên gia, góc, …
Đối với dạy học theo định hướng phát triển năng lực, quá trình quan trọng hơn kết quả. Bởi vì quá trình đúng dẫn đến kết quả đúng. Bởi vậy GV phải xác định mục tiêu dạy học theo định hướng năng lực cho mỗi bài học. Từ mục tiêu, xác định nội dung, phương pháp dạy học và cách kiểm tra đánh giá để đạt được mục tiêu đó. Tích cực tổ chức cho HS luyện tập, tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. Trong quá trình dạy học, GV quan sát, nhận xét, đánh giá, phản hồi một cách chính xác để giúp HS điều chỉnh mình ngay trong quá trình học; đồng thời dựa vào kết quả HS đạt được, GV điều chỉnh phương pháp, kỹ thuật, phương tiện cho phù hợp.
Mặt khác, chương trình GDPT tổng thể đã quy định các năng lực chung, chương trình các môn học quy định các năng lực đặc thù mà mỗi môn học góp phần phát triển cho HS. Trong chương trình môn học có những mô tả cụ thể yêu cầu cần đạt về năng lực cho mỗi lớp. Nhà trường sẽ yêu cầu GV phân tích chương trình, nắm vững các yêu cầu cần đạt của mỗi năng lực ở từng khối lớp để xác định nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học cho phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu phát triển năng lực cho HS, cô Thanh cho hay.
HS luyện tập, tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Cô giáo Phạm Thị Chương – GV môn Hóa học, Trường THCS Phong Cốc nhận định, so với phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian hơn, nghiên cứu các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực để áp dụng cho phù hợp. Ngoài các thiết bị dạy học đã có, thầy cô cần sáng tạo thêm các thiết bị dạy học khác phù hợp với các hoạt động học mà mình thiết kế để phát triển năng lực, phẩm chất và tăng tính hứng thú học tập cho HS. Mặt khác, GV cũng cần tìm hiểu thêm các kiến thức thực tiễn để giúp HS giải thích đúng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống tốt hơn.
Quá trình dạy học môn Hóa, cô Chương đã chủ động áp dựng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS. Theo cô, sự thay đổi phương pháp khiến giờ học thêm sôi nổi, hào hứng, HS được “trao quyền” chủ động hoạt động để chiếm lĩnh tri thức.
Video đang HOT
Cô Chương ví dụ, qua bài dạy “Axit- Bazơ- Muối (tiết 2) môn Hóa học lớp 8 để giúp HS hiểu được khái niệm muối, công thức, cách phân loại và gọi tên các muối cô Chương đã xây dựng các hoạt động nhằm chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các em. Sau phần mở đầu, HS được cô dẫn vào hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức mới.
Để trò nắm được khái niệm muối, cô giáo đãchiếu lại câu hỏi 1 ở phần mở đầu, yêu cầu HS giải thích lựa chọn. GV chiếu bảng phân tích thành phần phân tử 3 chất, yêu cầu HS nhận xét. Sau đó các em tự nhận xét khái niệm muối, bằng các quan sát, phân tích, thảo luận cùng nhau và đưa ra câu trả lời. Sau khi HS trả lời cô sẽ nhận xét, kết luận.
Tương tự với các hoạt động khác trong bài dạy cô Chương cũng chuyển giao nhiệm vụ cho HS một cách linh hoạt dưới sự điều hành của GV khiến HS rất thích thú và chủ động học tập, tương tác. Cách dạy trên đã phát huy năng lực cho HS, bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt. HS tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo, tính toán. Đồng thời có năng lực chuyên biệt, biết sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toánhóa học, thực hành thí nghiệm, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống…Từ đó phát triển phẩm chất cho các em như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; tăng cường tính hứng thú học tập cho HS.
Nỗ lực đổi mới
Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Thượng Yên Công là trường học vùng sâu của TP Uông Bí với 58.7% HS dân tộc thiểu số. Nhà trường còn nhiều khó khăn về đội ngũ khi thừa, thiếu GV cục bộ, không đồng đều về cơ cấu chuyên môn. Khắc phục những hạn chế đó, nhiều GV trong trường đã chủ động, sáng tạo trong sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực cho HS.
Theo cô giáo Dương Thị Hồng Luyến- Hiệu trưởng nhà trường, mặc dù tỉ lệ HS dân tộc thiểu số nhiều, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực cũng phần nào bị hạn chế nhưng quá trình dạy học nhiều năm trước nhà trường đã áp dụng một số phương pháp mới để phát triển năng lực cho HS như: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm; đóng vai, trò chơi ….
GV phải là người tích cực hóa các hoạt động của HS, chuyển giao nhiệm vụ một cách hợp lý.
Cô Trần Thị Thương- GV Toán, Tiếng Việt lớp 5, Trường Tiểu học Kim Đồng cho biết, để những bài dạy thực sự thu hút được HS giúp các em nắm được kiến thức, phát triển năng lực thì người GV cần nắm chắc kỹ thuật dạy học.
Cô Thương xây dựng giáo án và tương tác với HS bằng các câu hỏi trò chơi, sử dụng câu chuyện và hình ảnh minh họa cho bài giảng, trưng bày các sản phẩm của trò, tạo hoạt động nhóm và tăng độ tương tác giữa thầy trò.
Để có những bài dạy hiệu quả, GV phải có động lực đổi mới, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Ngoài việc học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, GV phải nắm chắc các kĩ thuật dạy học tích cực.
Bên cạnh đó, thầy cô phải thành thạo ứng dụng CNTT, tận dụng tối đa thiết bị dạy học đa phương tiện, dành nhiều thời gian cho soạn bài, chuẩn bị giáo án trước khi
đến lớp. Biết động viên khích lệ học sinh, linh hoạt trong ứng xử tình huống, điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp HS.
Kiểm tra đánh giá học sinh, đừng "vẽ rắn thêm chân"
"Thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên thì mới đổi mới được giáo dục nói chung và kiểm tra đánh giá nói riêng", TS Đặng Tự Ân.
Thông tư 26 "tam sao thất bản" không thể đổ lỗi cho giáo viên
Trước thông tin nhiều giáo viên phản ánh việc áp lực, quá tải khi đánh giá tổng kết năm học theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã hướng dẫn lại để hiểu đúng và thực hiện đúng thông tư này.
Khi nhận được công văn hướng dẫn thực hiện đánh giá bằng nhận xét theo Thông tư 26 từ Sở Giáo dục và Đào tạo gửi về trường, cô Phương T, giáo viên của một trường THCS tại Hà Nội cho biết cô cảm thấy "nhẹ người" cho dù trường cô T dã hoàn thành hết hồ sơ học sinh, trong đó có việc nhận xét cho từng em.
Cô T phụ trách khoảng 3 lớp với hơn 150 học sinh. "Khi nhân số lượng học sinh trung bình mỗi lớp 50 em tôi đã phải viết hơn 500 đánh giá bằng nhận xét cho học sinh. Thực sự áp lực cho giáo viên. Dù thế nào thì việc nhận xét cho chừng đó học sinh cùng lúc sẽ chỉ theo cách để đối phó. Việc đánh giá bằng nhận xét được tập huấn, hướng dẫn từ các cấp trên. Vì vậy không thể đổ lỗi cho mỗi mình giáo viên hiểu chưa đúng về thông tư 26"- Cô T chia sẻ.
Nhận định về việc thông tư 26 khi triển khai xảy ra trình trạng "tam sao thất bản", chuyên gia giáo dục TS. Đặng Tự Ân cho rằng nguyên nhân là giáo viên, đặc biệt cán bộ quản lí các trường có sự nhầm lẫn và việc tìm hiểu thông tư chưa đến nơi đến chốn.
Theo TS. Đặng Tự Ân, Thông tư 26 thực ra là mở rộng từ việc đánh giá học sinh tiểu học bằng Thông tư 22 từ năm 2016. Thông tư 26 cũng là thông sửa đổi Thông tư 58 cách đây đã 10 năm. Tuy nhiên cùng lúc kết hợp cả hai văn bản của 2 thông tư lại để áp dụng đã gây khó khăn cho giáo viên.
Thêm vào đó, Thông tư còn mới, tròn 1 học kỳ lãnh đạo các trường và bản thân thầy cô chưa chuyển hóa kịp, chưa có tâm thế, cuối năm rồi mới vội vàng tìm hiểu lại và hiểu văn bản sơ sài nên dẫn đến tình trạng áp dụng hình thức, đối phó gây quá tải cho giáo viên.
TS Đặng Tự Ân
Nên hiểu Thông tư 26 thế nào?
Thông tư 26 có nhiều điểm mới trong đó có việc tất cả các môn học đều đánh giá bằng việc ghi nhận xét. Điều này đòi hỏi giáo viên phải ghi chép nhận xét, đánh giá của mình một cách thường xuyên, liên tục trong suốt cả một năm học đối với một học sinh. Thực chất của công việc này theo ông Tự Ân là lưu lại những "chứng cứ" về quá trình hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Tư liệu này dành riêng cho giáo viên chứ không phải ghi vào học bạ. Khi ghi vào học bạ chỉ ghi những thông tin cơ bản nhất thôi chứ không chuyển toàn bộ nội dung này sang.
Trước kia là học tập cứ học tập, đánh giá sau. Quan điểm giờ là đánh giá đi cùng với hoạt động học tập và vì hoạt động học tập. Phải hiểu kiểm tra đánh giá là nhằm điều chỉnh quá trình dạy học, không phải là phân loại học sinh.
"Quan điểm giờ đã thay đổi, giờ việc phân loại học sinh không còn tồn tại mà đánh giá là để hỗ trợ điều chỉnh quá trình học. Học sinh đến trường là quá trình tiếp thu kiến thức và phát triển năng lực, vì vậy giáo viên phải điều chỉnh quá trình phát triển đó", ông Ân nhấn mạnh.
Đổi mới kiểm tra đánh giá phải bắt đầu từ triết lý giáo dục
Thông tư 26 có nhiều ưu điểm: đã tiếp cận khá cụ thể về tăng cường đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh. Đây là định hướng quan trọng, gần như thể hiện triết lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới, nguyên lý cơ bản của NQ 29. Thông tư này cũng đơn giản hóa nhiều hoạt động đánh giá so với Thông tư 58 như bớt số bài kiểm tra định kỳ.
Từ việc này cho thấy phải thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên rồi thì mới đổi mới được giáo dục nói chung và kiểm tra đánh giá nói riêng.
Trước hết phải phân chia trách nhiệm rõ ràng, hoạt động đánh giá học sinh là hoạt động của cơ sở giáo dục. Chuyện này là chuyện của các trường và các giáo viên chứ không phải của quản lý cấp trên. Quản lý cấp trên chỉ kiểm tra giám sát. Người đứng đầu hiệu trưởng là đầu tầu, phải hiểu đổi mới như thế nào để hỗ trợ giáo viên.
Giáo viên trực tiếp nhận xét phải được coi trọng và tôn trọng. Tránh việc "vẽ rắn thêm chân", đưa thêm những hoạt động nhận xét làm tăng áp lực cho giáo viên. Trên thực tế nhiều nơi mắc phải điều này.
Cần có bước đột phá trong xây dựng khung đánh giá mới
Theo TS Đặng Tự Ân, có 3 điểm cần chú ý để thời gian tới việc kiểm tra đánh giá không làm phức tạp lên nhưng cũng không đẩy lùi chất lượng giáo dục:
Thứ nhất, các thông tư 58, 26 và các nội dung liên quan đến kiểm tra đánh giá bao gồm cả dạy học, kiểm tra đánh giá trực tuyến và điều lệ nhà trường nên tổng hợp ban hành thành một văn bản chung. Thời điểm ban hành tốt nhất là năm học 2022-2023 khi ta đã triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cho lớp 6 và bắt đầu thay SGK cho lớp 10. Cũng là đủ thời gian sau 1,5 năm thực hiện thông tư 26. Một văn bản thống nhất vừa dễ cho công tác quản lý vừa dễ cho giáo viên sử dụng.
Thứ 2, các quy chế về kiểm tra đánh giá học sinh đã đổi mới hội nhập với các nước phát triển nhưng khung đánh giá vẫn của giai đoạn trước từ những năm 1980. "Cần có bước đột phá, xây dựng một khung đánh giá hoàn toàn mới phù hợp với sự đổi mới giáo dục. Theo hướng, Bộ GD&ĐT chỉ định hướng và ra quy định cụ thể về kiểm tra đánh giá cho học sinh cuối cấp, còn các lớp khác trong các cấp học thì nên giao quyền cho cơ sở giáo dục. Hoặc Bộ vẫn quan tâm đến đánh giá định kỳ và cả thường xuyên cho các lớp trong các cấp học nhưng phần đánh giá thường xuyên nên phân quyền nhiều hơn nữa cho các trường"- TS Đặng Tự Ân nêu quan điểm.
Thứ 3, công tác quản lý nhà trường nói chung và kiểm tra đánh giá nói riêng cần theo hướng đổi mới là quản trị nhà trường. Trong đó, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung còn giáo viên được tự do sáng tạo trong quá trình đánh giá nhất là đánh giá thường xuyên bằng nhận xét. Vì đánh giá bằng nhận xét cần giáo viên có cái tâm, cái tầm và tài năng nhất định, đôi khi là nghệ thuật riêng của người giáo viên. Nên động viên cổ vũ để giáo viên họ được sáng tạo và phát huy hiệu quả của sự đổi mới.
Nhiều tỉnh, thành cho học sinh lớp 9, lớp 12 quay trở lại trường Một số địa phương đã quyết định cho học sinh quay trở lại trường ở giai đoạn cuối tháng 5 để tiếp tục chương trình học tập và ôn luyện. Mới đây, Sở GD-ĐT Thái Bình vừa có thông báo cho học sinh lớp 9, lớp 12 trên địa bàn tỉnh trở lại trường từ ngày 24/5. Sở GD-ĐT yêu cầu các cơ...