Dạy học môn văn mới, giáo viên phải tự ‘bơi’
Với môn Ngữ văn, truyền đạt nội dung để tạo cảm hứng cho học sinh đã rất khó rồi, nay còn thử thách hơn với những yêu cầu của chương trình mới. Để học sinh hiểu và yêu môn văn chưa đủ, đó còn là phải hiểu đúng, đồng cảm hơn với cuộc đời.
Tạo cảm hứng cho học sinh học văn là thách thức không nhỏ với giáo viên. Ảnh minh họa
Khi học sinh thiếu cảm xúc văn học
Nhiều năm đứng lớp môn Ngữ văn, nữ giáo viên Như Mai – trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) nhìn nhận, có không ít học trò thờ ơ với môn học này, hoặc có học nhưng học đối phó, thiếu hẳn cảm xúc. Thách thức này trở nên rất lớn với giáo viên.
Cô kể, hầu hết các năm đứng lớp, cứ lúc nào dạy đến tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của tác giả Đoàn Thị Điểm là học sinh… nhao nhao lên và “kêu” là không thích học, không phù hợp.
“Những lúc đó tôi luôn định hình lại cho các em giá trị cốt lõi của việc học môn học này. Đúng là tác phẩm này nói về câu chuyện của người phụ nữ xa chồng, nhớ chồng trong thời chiến tranh từ rất xa, nhưng tôi nói ngay với các em rằng không nên xuôi chiều suy nghĩ theo một hướng mà cần có cảm xúc khi đặt mình vào nhiều tình huống. Văn chương sẽ giúp các em trải nghiệm về cuộc đời để biết đồng cảm, sẻ chia, hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ chứ không đơn thuần là học kiến thức” – cô Mai nói.
Theo cô Như Mai, điều này đặt ra không ít trở ngại cho giáo viên khi luôn phải trăn trở để học sinh cảm thấy hứng thú, có cảm xúc, có định hướng. Thêm nữa, với nhiều tác phẩm mang tính kinh điển, để các em hiểu đúng về giá trị tác phẩm, cũng là khó khăn của giáo viên lâu nay.
Video đang HOT
Môn Văn là tổng hòa của nhiều yếu tố, vừa nghệ thuật, khoa học, vừa phải tạo hứng thú, yêu mến cho người học, đáp ứng đủ các đáp án thi cử mà đáp án với môn này thì mỗi người có hướng khai thác ở mức độ khác nhau. “Giáo viên, không cách nào khác là phải chịu khó tìm tòi học hỏi, đọc ngẫm đồng thời phải có phương pháp giúp học sinh có hướng tìm hiểu nội dung môn học. Với chương trình mới, giáo viên lại càng phải xác định tự “bơi” rất nhiều để đạt được yêu cầu đổi mới” – nữ giáo viên nói.
Tiếp cận cái mới, riêng môn Văn cần có thời gian
Đây là điều mà TS Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên Ngữ văn THPT Chu Văn An (Hà Nội) , khi nói về chương trình Ngữ văn mới. Bởi sự thay đổi gần như là mang tính đột phá.
Ở chương trình hiện hành, tác phẩm văn học luôn là đối tượng nghiên cứu, phân tích, cảm nhận của thầy và trò. Thầy chủ yếu cung cấp cho học trò những đơn vị kiến thức cơ bản nhất liên quan đến tác phẩm. Từ đó, hoạt động trả bài của trò chỉ dừng lại ở việc trò tiếp nhận được những đơn vị kiến thức nào mà thầy cung cấp.
Còn với dự thảo chương trình mới, trên cơ sở những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, về thể loại, về từng giai đoạn văn học, trào lưu văn học, những tác phẩm đưa ra chỉ mang tính chất gợi ý. Thầy và trò sẽ chọn những tác phẩm ấy để học nhưng không coi nó là đối tượng để nghiên cứu và là cái đích cao nhất mà những tác phẩm ấy đóng vai trò là phương tiện để làm sáng tỏ những phẩm chất, năng lực mà học sinh cần đạt tới.
“Với sự thay đổi này, chắc chắn giáo viên cần thời gian để tiếp cận chương trình và phương pháp dạy học mới. Chương trình Ngữ văn mới đòi hỏi tính đồng bộ của đội ngũ giáo viên từ việc lựa chọn chương trình, lựa chọn phương pháp tiếp cận, nếu giáo viên không đủ bản lĩnh sẽ rất khó khăn” – nữ tiến sĩ nhìn nhận.
Điều mà cô băn khoăn nhất chính là sự thay đổi trong phương pháp tiếp cận môn học mà bộ đề cập, theo hướng đưa vào nhiều hoạt động hoạt náo, hướng ngoại như đóng vai, ngâm thơ, kể chuyện… Đây là điều cần hết sức cân nhắc, cần có hướng dẫn mang tính tích cực và phù hợp.
“Chưa nói thời lượng mỗi tiết ngắn, khó đảm bảo vừa làm hoạt náo vừa chuyển tải thông điệp, một điều nữa là môn Văn có tính đặc trưng là có cả yếu tố hướng nội, cần sự đằm lắng. Nếu hướng nhiều quá đến các hoạt động và sự trợ giúp của công nghệ thông tin sẽ làm hạn chế khả năng tiếp nhận của học sinh” – cô nhấn mạnh.
Theo PNVN
Học sinh được lựa chọn môn yêu thích khi học thể dục
Môn thể dục trong chương trình mới dự kiến sẽ cho phép học sinh lựa chọn hoạt động phù hợp thay vì bắt tất cả học sinh đồng loạt học chạy hoặc nhảy cao... như hiện nay.
Nếu được lựa chọn hoạt động phù hợp, môn thể dục sẽ không còn đáng sợẢNH T.N
Việc bắt buộc tất cả học sinh dù thể lực ra sao, nguyện vọng thế nào đều phải tham gia một hoạt động chạy, nhảy, bóng rổ... giống nhau ở mỗi lớp học lâu nay là nguyên nhân khiến học sinh sợ học thể dục trong nhà trường phổ thông.
Tăng thời lượng gấp đôi ở lớp 1
Theo dự thảo chương trình mới, môn thể dục được đổi tên là môn giáo dục thể chất và là môn là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, đảm nhiệm 1 trong 4 mặt giáo dục đức, trí, thể, mỹ. Đáng chú ý, ở lớp 1 hiện hành, môn thể dục chỉ có 35 tiết/năm thì chương trình mới sẽ tăng lên thành 70 tiết/năm.
Dự thảo chương trình môn học giáo dục thể chất mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường; đồng thời, tạo điều kiện để các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với yêu cầu giáo dục, điều kiện thực tế và đặc điểm cụ thể của học sinh địa phương
Môn giáo dục thể chất được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn giáo dục cơ bản (ở cấp tiểu học và cấp THCS). Nội dung chủ yếu của môn giáo dục thể chất ở giai đoạn này là giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao, hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động, làm cơ sở để phát triển toàn diện.
Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình giáo dục thể chất cấp THPT là môn học bắt buộc có phân hóa, thông qua hình thức tự chọn môn thể thao, nhằm giúp cho học sinh tiếp tục phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.
Tùy điều kiện của mỗi trường, học sinh có thể lựa chọn một hoặc nhiều môn thể thao trong 3 năm học, hoặc mỗi năm học lựa chọn một môn thể thao.
Trong hoạt động giáo dục thể chất, giáo viên cần tích hợp, sử dụng kiến thức một số môn học khác để nội dung luyện tập không bị đơn điệu, như việc sử dụng một số bài hát (đồng dao) khi tổ chức trò chơi, hoặc kết hợp với âm nhạc phù hợp làm "nền" cho những thời gian luyện tập nhất định trong giờ học, tạo không khí vui tươi, hưng phấn khi tập luyện,làm cho học sinh ưa thích và đam mê luyện tập thể thao.
Đánh giá bằng A, B, C...
Theo dự thảo chương trình mới, đánh giá kết quả giáo dục thể chất phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục thể chất, bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh để điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy - học.
Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 được ghi nhận bằng loại như: xuất sắc (A ); giỏi (A); khá (B); trung bình (C); yếu (D). Riêng cấp THPT, kết quả học tập môn giáo dục thể chất của học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 được đánh giá bằng điểm số và tính theo thang điểm 10.
Theo TNO
Chương trình tiểu học mới chưa chú trọng kỹ năng sống và giới tính An toàn của trẻ, sự tham gia của trẻ trong công việc gia đình, cộng đồng, tiếng nói trẻ em... chưa được chương trình mới cấp tiểu học quan tâm. TS Vũ Thu Hương hướng dẫn học sinh tiểu học thoát khỏi người lạ khống chế mình. TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà...