Dạy – học môn ngữ văn: Thiếu thiết thực, thiếu cả văn chương

Theo dõi VGT trên

Lười, ngại, chán học môn Ngữ Văn là thực trạng được “rung chuông” nhiều năm nay, tiếp tục được mô tả trong hội thảo quốc gia về dạy học môn Ngữ Văn tổ chức tại Huế ngày 5/1, như một vết đau chưa có thuốc chữa trị.

Dạy - học môn ngữ văn: Thiếu thiết thực, thiếu cả văn chương - Hình 1

Cách dạy văn hiện nay khiến học sinh không cảm nhận được vẻ đẹp văn chương.

Không học được gì thì học ban C?

Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học, Bộ GD&ĐT, căn cứ số liệu thống kê thì môn Ngữ Văn đang bị tuyệt đại đa số học sinh phổ thông chối bỏ. Chẳng hạn số lượng học sinh đăng ký học và thi ban Xã hội & Nhân văn (còn được gọi là ban C) ngày càng ít đi. Đã vậy, chất lượng lại không cao khi phần lớn các em học ban này chỉ vì không đủ năng lực theo học các ban khác. Trong khi đó, rất nhiều học sinh ban Khoa học Tự nhiên (thi khối A và D) rất giỏi văn.

“Gần 100% học sinh THPT chỉ cần học văn để thi đỗ tốt nghiệp mà thôi”, ông Thống nói. Tuy nhiên, ông Thống cũng cho rằng thực trạng trên không chỉ là hệ quả của việc dạy học văn trong nhà trường hiện nay mà còn do nhiều tác động từ bối cảnh xã hội. Chính vì vậy nó là một thách thức cho hoạt động này trong tương lai.

Dạy - học môn ngữ văn: Thiếu thiết thực, thiếu cả văn chương - Hình 2

Môn văn đang trở nên khô khan, cứng nhắc.

Gần đây Sở GD&ĐT Bình Thuận khảo sát ở 24 trường THCS và 26 trường THPT trong toàn tỉnh. Họ thu được những kết quả đáng lo ngại: Mặc dù có sự động viên, hướng dẫn, khuyến khích của giáo viên nhưng văn hóa đọc không còn là phương thức chính tiếp nhận giá trị tác phẩm văn học của học sinh. Văn hóa nghe nhìn thu hút mạnh mẽ các em (chiếm tỉ lệ trên 85%).

“Học sinh trung học có thể chăm chú theo dõi liên tục cả chục tập phim truyện (trên mạng Internet hoặc trên TV) chứ không kiên nhẫn ngồi đọc hết một cuốn tiểu thuyết vài trăm trang trở lên.

Học sinh có thể vào mạng hàng giờ tìm kiếm những thông tin mới lạ theo sở thích chứ không kiên nhẫn ngồi đọc hết một tập truyện ngắn nếu truyện ngắn đó không có nội dung gắn với tâm lý lứa tuổi. Số lượng ham thích đọc truyện chiếm tỉ lệ rất thấp.

Không ít học sinh THPT vẫn còn mê đọc truyện tranh, xem phim hoạt hình. Thực trạng đó làm lệch hướng, quay ngược nhau giữa người học và người dạy”, thầy Võ Văn Tám, Sở GD&ĐT Bình Thuận chia sẻ.

Đáng chú ý, kết quả khảo sát trên mâu thuẫn với những nhận định tổng quát về mục tiêu của chương trình môn Ngữ Văn hiện hành. Nhiều chuyên gia cho rằng, cái mới mà các tác giả soạn thảo chương trình môn Ngữ Văn được triển khai đại trà từ sau năm 2002 đưa vào được trong chương trình này là tư tưởng đọc – hiểu.

Video đang HOT

Theo đó, mục tiêu hướng tới của chương trình là không chỉ cung cấp kiến thức mà còn hình thành cho học sinh năng lực tự đọc, tự học, tự tiếp nhận văn học nói riêng và văn bản nói chung.

“Tuy nhiên tư tưởng và phương pháp đọc – hiểu nhìn chung mới dừng lại ở nhận thức là chính. Trong thực tế dạy học tư tưởng đó chưa được hiện thực hóa một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả”, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống nhận xét.

Nhiều giờ văn “cưỡi ngựa xem hoa”

Dạy - học môn ngữ văn: Thiếu thiết thực, thiếu cả văn chương - Hình 3

GS Trần Đình Sử (giữa), người phụ trách nhóm làm chương trình môn Ngữ Văn cấp THPT hiện hành, trao đổi với các đại biểu.

Tại hội thảo, nhiều nguyên nhân được đưa ra nhằm giải thích cho thực trạng trên, trong đó nội dung chương trình – SGK. Chương trình – SGK hiện hành được tập trung phân tích mổ xẻ nhiều cũng bởi đang là giai đoạn Bộ GD&ĐT soạn thảo Đề án đổi mới chương trình và SGK sau năm 2015, và đây chính là lý do quan trọng số một để Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo này.

Theo GS.TS Lê A, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, một trong những cái dở của chương trình hiện hành là tính thiết thực, phục vụ cuộc sống của chương trình và SGK môn Ngữ Văn hiện nay còn yếu. Ví dụ, từ lớp 10 đến lớp 12 học sinh phải học tổng cộng 94 tiết Làm văn nhưng trong đó chỉ có 5 tiết dạy học nói.

“Giờ Tập làm văn miệng thường thất bại. Nên chăng tách dạy nói và dạy viết thành hai mạch riêng như một số nước trên thế giới đã và đang làm?”, GS TS Lê A nói.

Mục tiêu không được xác định chính xác và sự ôm đồm cũng được cảnh báo. Sự ôm đồm gây quá tải biểu hiện ở nhiều yếu tố: thời lượng, số lượng tác giả, tác phẩm được đưa vào chương trình, tính vừa sức – vừa tầm đón nhận đối với học sinh.

Có những tác phẩm dù rất có giá trị văn chương nhưng lại trở thành gánh nặng với học sinh và cả người dạy. Vì áp lực quá tải, giáo viên phải chấp nhận từ bỏ những cuộc giao tiếp văn chương đúng nghĩa trên lớp để đạt được mục tiêu bài học.

Những giờ dạy – học văn thành những giờ “lao động” thay vì những giờ đối thoại giữa thầy và trò trong không khí thù tạc, đàm đạo văn chương. “Chính sự quá tải như thế mà rất nhiều giờ văn kiểu cưỡi ngựa xem hoa phần nào tước mất sự hứng thú và say mê của học sinh.

Giáo viên khó mà tạo được sự lắng đọng, những ấn tượng văn chương ở các em qua những giờ văn như thế. Cả thầy và trò đều phải chạy đua với thời gian để hoàn thành kế hoạch dạy học, để đối phó với thi cử”, cô Bùi Thị Kim Duyên, giáo viên trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diệu, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ.

Theo Tiền Phong

Thầy và trò bị siết trong vòng kim cô thi cử

Dù năm này qua năm khác Bộ GD-ĐT miệt mài kêu gọi phát huy tính sáng tạo của học sinh nhưng trong thực tế bài văn mẫu vẫn mặc nhiên hoành hành. Theo nhiều nhà giáo, thực trạng này là hệ quả của việc đánh giá, thi cử bất hợp lý.

Học thuộc văn mẫu thay vì đọc hiểu tác phẩm văn học

Như đã phản ánh, tại hội thảo khoa học quốc gia về dạy học môn Ngữ Văn được tổ chức ở Huế trong hai ngày 5 và 6/1, các chuyên gia đã nhận định chương trình môn văn hiện hành đã tiếp cận được tư tưởng mới là đọc - hiểu nhưng trên thực tế điều này không xuống được các trường phổ thông.

Thầy và trò bị siết trong vòng kim cô thi cử - Hình 1

Học sinh đang phải đọc văn bản văn học qua người khác. (Ảnh: Hồng Vĩnh)

Trao đổi trên các diễn đàn chính thức và phi chính thức, GS Trần Đình Sử, người phụ trách nhóm biên soạn chương trình môn Ngữ văn cấp THPT nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng khởi điểm của môn văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn.

"Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học", GS Trần Đình Sử nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo nhiều học giả, trên thực tế hoạt động dạy học môn văn trong trường phổ thông, học sinh không được trực tiếp đọc văn bản văn học mà là "đọc" qua người khác. Hiện tượng này các nhà chuyên môn gọi là đọc "thế bản" thay vì đọc văn bản của nhà văn.

"Văn bản quan trọng nhất mà học sinh phải/bị học không phải là văn bản tác phẩm mà là bài giảng của thầy, là văn bản các bài phân tích, bình giảng về tác phẩm đó", PGS TS Lưu Khánh Thơ, Viện Văn học nhận xét.

Cũng theo bà Thơ, điều này khiến cho học sinh chỉ biết tiếp thu một cách thụ động, mất dần kỹ năng đọc hiểu văn bản, thiếu năng lực đọc một cách sáng tạo trong khi môn văn là môn học của sự sáng tạo.

Thực tế này được cô Dương Phương Hồng, giáo viên Trường THPT Lê Trực, Kiên Giang xác nhận. Cô Hồng cho biết, các giáo viên được hướng dẫn là phải đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh.

Các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài của SGK là những công cụ giúp giáo viên phát huy tính tích cực này. "Nhưng trên thị trường sách có quá nhiều sách học tốt môn Ngữ văn trả lời sẵn các câu hỏi đó. Vì thế khi được hỏi các em đã trả lời đúng y sì trong các sách hướng dẫn đó. Lớp có 40 em thì có 40 câu trả lời giống nhau", cô Hồng chia sẻ.

Cũng theo cô Hồng, dù trong suốt năm học nhiều giáo viên cũng có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhưng cứ đến kỳ ôn thi lại phải trở về cách nhồi nhét truyền thống để đạt mục tiêu làm sao giúp học sinh đạt ít nhất được 5 điểm trong kỳ thi.

Cần điều chỉnh cách thi ngay

Thầy Nguyễn Hữu Quyền, chuyên viên phụ trách môn văn Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng, một khi chưa bàn bạc thấu đáo chuyện vì sao học sinh không chịu học văn thì mọi bàn bạc về việc thay đổi nội dung chương trình - SGK là vô nghĩa.

"Với cách thi cử như hiện nay chúng tôi như ở trong cái bị có buộc nút bên trên, dù múa may quay cuồng kiểu gì thì vẫn chỉ trong cái bị đó", thầy Quyền nói.

Còn thầy Nguyễn Công Lư, chuyên viên môn văn, Sở GD Nam Định thì cho rằng giáo dục nói chung và dạy học môn văn nói riêng đang bị vòng kim cô thi cử siết chặt. Cô Bùi Thị Kim Duyên, giáo viên văn Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diệu, Đồng Tháp bày tỏ: "Chúng tôi tha thiết mong Bộ GD&ĐT thay đổi cách thi cử để tác động ngược trở lại cách dạy của giáo viên vì một thực tế không thể phủ nhận là thi thế nào thì giáo viên bị ràng buộc như thế".

PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nam, Khoa Sư phạm, ĐH Cần Thơ cho rằng với cách thi cử, đánh giá như hiện nay thì học sinh chỉ có một cách hiểu duy nhất với những tác phẩm được giảng dạy trong trường phổ thông, vì vậy các em chán học văn là tất yếu.

Từ đó hình thành nên những lớp học sinh chỉ biết "ăn theo nói leo", không bao giờ được nói lên suy nghĩ thật của mình mà chỉ nói theo thầy cô, theo các bài văn mẫu.

"Cách đánh giá căn cứ vào đáp án cho từng đề thi như hiện nay không khác gì lấy "ni chân" của người ra đề để đo cho tất cả các học sinh, vì thế không có cơ hội cho các em sáng tạo, tự do thể hiện ý tưởng của mình", PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nam nói.

Đại diện cho tiểu ban thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong hội thảo, GS Phan Trọng Luận cũng nhận xét khâu kiểm tra đánh giá hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng.

Đánh giá chủ yếu vẫn là tái hiện kiến thức, chưa quan tâm lắm đến sự vận dụng kiến thức, chưa nói là sáng tạo kiến thức. Quy trình kiểm tra đánh giá chưa tuân thủ được đầy đủ, hình thức kiểm tra đánh giá còn đơn điệu, công cụ kiểm tra đánh giá còn lạc hậu.

"Dứt khoát hạn chế lối kiểm tra học tác phẩm nào ra đề đúng vào tác phẩm ấy. Đề mở có thể là mở về phạm vi tư liệu, về phương thức trình bày, về chính kiến quan điểm. Việc đánh giá bài làm của học sinh theo đề mở cần chú ý khả năng vận dụng kiến thức, khả năng tự biện luận để thể hiện quan điểm cá nhân, khả năng diễn đạt để thể hiện ý kiến của từng người. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ Văn cần được áp dụng ngay, áp dụng trực tiếp vào chương trình - SGK hiện hành", GS Phan Trọng Luận đề xuất.

Theo Quý Hiên

Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xaoTranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao01:01Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩyBé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy00:47Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lănClip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn00:14Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi00:20Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:211 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"00:21Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!00:19Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"02:07

Tin đang nóng

Chấn động: Bằng chứng "nút thắt" trong vụ án của Tangmo Nida lộ diện sau 3 năm, cuộc điều tra liệu có bước ngoặt?Chấn động: Bằng chứng "nút thắt" trong vụ án của Tangmo Nida lộ diện sau 3 năm, cuộc điều tra liệu có bước ngoặt?
13:21:57 07/02/2025
Công an Hải Phòng vào cuộc vụ khách đặt phòng qua mạng bị lừa hơn 1 tỷ đồngCông an Hải Phòng vào cuộc vụ khách đặt phòng qua mạng bị lừa hơn 1 tỷ đồng
13:20:40 07/02/2025
Lật tẩy "tiểu phẩm" chồng cũ doanh nhân dầm mưa 30 phút, quỳ gối khóc than thương tiếc Từ Hy ViênLật tẩy "tiểu phẩm" chồng cũ doanh nhân dầm mưa 30 phút, quỳ gối khóc than thương tiếc Từ Hy Viên
13:03:49 07/02/2025
Khung hình bị chế giễu nhiều nhất hôm nay: Uông Tiểu Phi quỳ lạy giữa trời mưaKhung hình bị chế giễu nhiều nhất hôm nay: Uông Tiểu Phi quỳ lạy giữa trời mưa
14:18:25 07/02/2025
Chấn động bài "phốt" 1 Anh Trai Vbiz gian lận thi cử, chính chủ đáp trả: "Đào sâu nữa mấy anti sẽ biết thêm..."Chấn động bài "phốt" 1 Anh Trai Vbiz gian lận thi cử, chính chủ đáp trả: "Đào sâu nữa mấy anti sẽ biết thêm..."
14:11:44 07/02/2025
Hai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vongHai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vong
14:44:47 07/02/2025
Khởi tố thêm vợ chủ đậu phộng Tân TânKhởi tố thêm vợ chủ đậu phộng Tân Tân
13:18:08 07/02/2025
Bị chế giễu vì "nhận vơ" chuyện bỏ tiền đưa tro cốt Từ Hy Viên về, Uông Tiểu Phi mắng xối xả mẹ đại giaBị chế giễu vì "nhận vơ" chuyện bỏ tiền đưa tro cốt Từ Hy Viên về, Uông Tiểu Phi mắng xối xả mẹ đại gia
14:06:54 07/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sao nữ Vbiz và bạn trai chuyển giới vướng tin đường ai nấy đi sau loạt thị phi, nay có động thái đáp trả

Sao nữ Vbiz và bạn trai chuyển giới vướng tin đường ai nấy đi sau loạt thị phi, nay có động thái đáp trả

Sao việt

17:37:19 07/02/2025
Thời gian qua, mạng xã hội xôn xao trước tin đồn Miko Lan Trinh và Kenji đã toang sau nhiều năm gắn bó. Tin đồn xuất phát từ việc cả hai không còn thường xuyên xuất hiện bên nhau.
Tôi "trúng đậm" nhờ chăm chỉ mua vàng vào ngày vía Thần Tài

Tôi "trúng đậm" nhờ chăm chỉ mua vàng vào ngày vía Thần Tài

Góc tâm tình

17:37:04 07/02/2025
Nhiều người bảo tôi dại, nuôi béo tiệm vàng khi luôn mua vàng vào ngày vía Thần Tài, nhưng sự thật là nhờ vậy mà sau nhiều năm, giờ tôi có cả kho báu, lãi nhiều.
Điểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc

Điểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc

Thế giới

17:10:49 07/02/2025
Giám đốc điều hành Ivan Tsarynny của Feroot Security khẳng định DeepSeek có thể gửi dữ liệu tới CMPassport.com, cổng đăng ký trực tuyến của China Mobile, một công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc.
Năm mới đừng quên cắm ngay loại hoa tượng trưng cho sự vương giả, thành công và hạnh phúc tròn đầy này trong nhà

Năm mới đừng quên cắm ngay loại hoa tượng trưng cho sự vương giả, thành công và hạnh phúc tròn đầy này trong nhà

Trắc nghiệm

16:14:14 07/02/2025
Cúc đại đóa - loại hoa có vẻ đẹp siêu thực được nhiều người ưa chuộng vào dịp Tết.Không phải bỗng dưng mà người ta nói rằng hoa cúc đại đóa là loài hoa không thể thiếu trong dịp Tết
7 mẹo vặt của mẹ khiến tôi "ngả mũ" toàn tập: Rất thiết thực lại còn tiết kiệm ngân sách

7 mẹo vặt của mẹ khiến tôi "ngả mũ" toàn tập: Rất thiết thực lại còn tiết kiệm ngân sách

Sáng tạo

15:41:25 07/02/2025
Trong túi đồ makeup của mỗi cô gái, miếng mút trang điểm là món đồ không thể thiếu, dùng để tán phấn, nền một cách mượt mà trên làn da.
Bức ảnh của cô gái chi 12,6 triệu/năm gội đầu ngoài tiệm khiến hàng ngàn người kinh ngạc

Bức ảnh của cô gái chi 12,6 triệu/năm gội đầu ngoài tiệm khiến hàng ngàn người kinh ngạc

Netizen

15:39:33 07/02/2025
Tuổi trẻ nên tiết kiệm hay hưởng thụ vẫn luôn là câu hỏi đắn đo của nhiều người. Có người sống theo kiểu làm việc cật lực, chấp nhận cắt giảm chi tiêu để tích cóp tiền bạc.
Tel tiết lộ lý do chuyển đến Tottenham, thay vì MU

Tel tiết lộ lý do chuyển đến Tottenham, thay vì MU

Sao thể thao

15:11:31 07/02/2025
Tiền đạo trẻ của Bayern Munich Mathys Tel tiết lộ lý do chuyển đến Tottenham thay vì Manchester United hoặc Arsenal.