Dạy – học môn Ngữ văn mới: Chuyển hướng đào tạo năng lực
Tư tưởng chuyển hướng đào tạo năng lực, khắc phục khuynh hướng coi trọng truyền thụ kiến thức/kỹ năng một chiều đã được số đông GV hưởng ứng.
Chương trình mới đã công bố, SGK mới sắp xuất bản, cả xã hội đang trông chờ những thay đổi trong nền GD nước nhà. Đó là chia sẻ của GS.TS Trần Đình Sử về đổi mới hoạt động bồi dưỡng, đào tạo GV đáp ứng mô hình dạy học phát triển năng lực.
Giờ học Văn. Ảnh: INT
Những thách thức mới
Một nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của môn Ngữ văn mới là những vấn đề cụ thể trong dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực. Giữa dạy học theo hướng tiếp cận nội dung, cung cấp tri thức với tiếp cận năng lực cơ bản khác nhau ở chỗ nào? Làm sao để vận dụng những hiểu biết có tính lý thuyết về dạy học phát triển năng lực vào giải quyết nội dung dạy học ở từng tiết học? Bằng cách nào để giải quyết mối quan hệ tri thức cần kiến tạo và năng lực cần phát triển qua mỗi giờ dạy? Dạng câu hỏi đánh giá năng lực có diện mạo ra sao?….
Theo TS Đặng Lưu, Viện Sư phạm xã hội (Trường ĐH Vinh), đây là những điểm mấu chốt cần được nhận thức sâu sắc đầy đủ, cần được thảo luận để làm sáng tỏ, vừa là những thách thức mà GV trực tiếp đứng lớp phải đối mặt. So với những lần thay đổi chương trình và SGK trước đây, lần thay đổi này khác hẳn: Chương trình mở ra một hướng dạy học mới, với những yêu cầu khiến cho những thế mạnh, kinh nghiệm trước đó của GV có lúc vô dụng hay biến thành trở lực.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Biện Minh Điền, Viện Sư phạm xã hội, (Trường ĐH Vinh) cho biết: Chương trình GDPT mới, trong đó có môn Ngữ văn được xây dựng và chuẩn hóa theo hướng hiện đại, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở lớp dưới và phân hóa dần ở lớp học trên, cho phép vận dụng nhiều phương pháp và kỹ năng dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS. Tuy nhiên có không ít những điểm còn bất cập. Nếu thiếu sự tập huấn kỹ càng cho GV chắc chắn chương trình khó có thể vận hành và được thực hiện hiệu quả.
Ảnh minh họa/ INT
Phát huy cá tính để phát triển năng lực
Nói về tư tưởng chuyển hướng đào tạo năng lực, GS.TS Trần Đình Sử cho biết: Trong việc đào tạo nhân cách con người, văn học và môn Ngữ văn có vai trò rất quan trọng. Riêng môn Ngữ văn, năng lực bao trùm là năng lực giao tiếp, bao gồm các năng lực nghe, nói, đọc, viết. Trên nền tảng các năng lực công cụ ấy, văn học tác động vào hình thành các tố chất của con người.
Video đang HOT
Phương pháp dạy học văn đích thực, phải làm sao cho HS tiếp xúc trực tiếp với bản thân văn học càng nhiều càng tốt, HS phải nhớ được hình ảnh ý thơ, câu chữ, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, rồi tự mình suy nghĩ ý nghĩa của chúng. Bớt đi sự phân tích bình giảng của thầy cô, khiến cho HS thấy đã hiểu rồi, không cần một cố gắng nào để hiểu thêm văn nữa, thế là bỏ phí một cơ hội để dạy HS đọc văn theo hướng đào tạo năng lực.
Theo GS.TS Trần Đình Sử, năng lực không phải là kiến thức mà là khả năng vận dụng, đáp ứng hiệu quả nhu cầu thực tiễn của mỗi người, năng lực ấy phải được rèn luyện qua thực hành, thực tiễn mới có được. Nhà ngữ học cho biết để hiểu một câu, không nhất thiết phải nghe và hiểu từng chữ trong câu đó rồi mới hiểu, mà chỉ cần hiểu kiểu câu nghe hiểu một, hai từ then chốt hoặc ngữ điệu là hiểu ngay ý cả câu nói.
Nói đến năng lực, chúng ta phải nói đến năng lực cá nhân của từng người. GV phải thuộc từng cá tính của học sinh mới đào tạo được năng lực cho họ. Và phát huy cá tính là nguyên tắc quan trọng để phát triển năng lực của từng người học.
Sự hình thành năng lực còn gắn liền với hứng thú. Khi một người không có hứng thú thì dù có hoạt động, người đó vẫn không tham gia với toàn bộ tâm hồn, do đó, hiệu quả hình thành năng lực không xảy ra. Vì thế, hứng thú là điều kiện để trở hành năng lực. Điều này đòi hỏi người thầy và toàn ngành GD phải nghiên cứu vì sao HS suy giảm hứng thú đối với bài học, môn học.
Nhìn lại hoạt độngdạy học Ngữ văn trong thời gian qua, dễ dàng thấy nhiều hoạt động đã bị coi nhẹ. Sự độc diễn của GV đã chiếm hết hoạt động của HS. Nhưng thế nào là hoạt động trong môn Ngữ văn? Hoạt động ở các cấp học khác nhau. Giao tiếp, nói, viết, đọc ở tiểu học dễ dàng tổ chức sinh động. HS càng lớn, hoạt động sẽ đi vào cá thể hóa, khó tổ chức hơn.
Ở đây, từng kiểu hoạt động cần được suy nghĩ thấu đáo. Hoạt động đóng vai, diễn kịch chỉ ở mức độ, ở THCS không nên bị lạm dụng. Ở THPT cần thiên về các hoạt động trí tuệ như đối thoại, tập nghiên cứu, trình bày, thảo luận. GV sẽ bớt diễn giảng mà thiên về tổ chức, hướng dẫn, kịp thời uốn nắn những cách suy diễn thô thiển, tùy tiện.
Truyền cảm hứng vẫn là người thầy
“Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực, yêu cầu người GV đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, khơi gợi, không lấy việc phân tích, bình giảng của mình thay thế cho những suy nghĩ của HS. Nhưng như thế không có nghĩa là người GV không cần dùng đến phương pháp diễn giảng, phân tích mẫu, thuyết trình tích cực”. PGS.TS Biện Minh Điền
Theo GS.TS Trần Đình Sử, bản chất của dạy học tích cực là làm sao để HS động não, bày tỏ cách hiểu của mình. Đối với các lớp lớn, nên tạo điều kiện cho các em phát huy tưởng tượng sáng tạo trong đọc hiểu, phân tích, thưởng thức tác phẩm thơ, truyện. Qua đó tạo hứng thú cho HS và phát hiện những chỗ hiểu sai, hiểu nhầm. Làm sao cho HS thấy việc nói sai để trao đổi cũng bình thường, trao đổi không sợ sai. Khuyến khích các em đọc mở rộng tham khảo các tài liệu ngoài SGK.
Chuyển hướng đào tạo năng lực là một mục tiêu giáo dục mới đang đặt ra môn Ngữ văn, rất khác với GD truyền thống. Đào tạo năng lực phải là đào tạo ra những con người cụ thể, sao cho sau mỗi bài học, HS tự cảm thấy lớn lên, không chỉ có tri thức mà có thể có kinh nghiệm để đi vào bài học mới.
Đề cao vai trò của GV, PGS.TS Biện Minh Điền cho rằng: Trong tất cả các hoạt động từ dạy đọc hiểu văn bản nói chung đến dạy đọc hiểu văn bản văn học; từ dạy nói và nghe đến dạy viết (tạo lập các kiểu văn bản), GV chỉ là người hướng dẫn, tổ chức, khơi gợi. Điều này là hết sức cần thiết đối với hướng dạy học theo mô hình phát triển năng lực.
Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực, yêu cầu người GV đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, khơi gợi, không lấy việc phân tích, bình giảng của mình thay thế cho những suy nghĩ của HS. Nhưng như thế không có nghĩa là người GV không cần dùng đến phương pháp diễn giảng, phân tích mẫu, thuyết trình tích cực.
Tùy vào đối tượng HS ở từng cấp học, lớp học và thể loại văn bản văn học mà vận dụng các phương pháp kỹ thuật và hình thức dạy học cho phù hơp. Dẫu trong trường hợp nào, người truyền cảm hứng vẫn là người thầy trên lớp. Phương pháp diễn giảng phân tích mẫu, thuyết trình tích cực đối với môn Ngữ văn là một phương pháp khó có thể thay thế. Vấn đề là cách dùng nó trong những trường hợp nào, với mức độ nào và trong sự phối kết hợp với các phương pháp khác sao cho phù hợp mà mang tính hữu hiệu. Điều này chỉ có thể do năng lực và vốn liếng văn hóa, văn học, ngôn ngữ của người dạy quyết định.
Trịnh Huyền
Theo GDTĐ
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
Luồng gió mới dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường THPT hiện nay là cơ hội và thách thức cho GV và cả HS. Người dạy được tiếp cận phương pháp dạy học hiện đại, còn người học được học theo định hướng phát triển năng lực thay vì được truyền thụ kiến thức một chiều thụ động như cách học truyền thống.
Một giờ học sinh động.
Thách thức đặt ra cho cả người dạy và người học đó chính là năng lực tiếp cận cái mới. Chủ đề tích hợp liên môn thường được coi là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến 2 hay nhiều môn học thể hiện ở sự ứng dụng chúng trong cùng một hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội.
Trong giảng dạy có 3 loại chủ đề tích hợp liên môn, bao gồm: Chủ đề được đề cập trong nhiều môn học; Chủ đề trong thực tiễn liên quan tới kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học; Chủ đề trong 1 môn học kết hợp với các môn học khác theo nghĩa công cụ. Căn cứ vào đó chúng ta có các phương pháp xác định chủ đề liên môn trên bình diện: chương trình, môn học, môn học công cụ.
- Trên bình diện chương trình có 4 bước: Rà soát chương trình các môn học có liên quan, xác định các chủ đề trùng nhau, liệt kê danh sách các chủ đề, chia sẻ, thảo luận và thống nhất các chủ đề trong phạm vi chương trình.
- Trên bình diện môn học có 6 bước: Xuất phát từ nội dung, kết nối nội dung với các sự vật hiện tượng thực tiễn; phân tích sự vật, hiện tượng thực tiễn; chỉ ra các kiến thức, kỹ năng có trong các môn học liên quan; liệt kê danh sách chủ đề; thảo luận và thống nhất các chủ đề.
- Trên bình diện môn học công cụ có 2 bước: Lựa chọn chủ đề trong môn học, sử dụng các môn học công cụ tích hợp dạy học chủ đề.
Ví dụ tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn "Cảm hứng yêu nước trong Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X-XV" - Chương trình Ngữ văn 10), chúng tôi xác định mục tiêu, chủ đề bài học theo kiến thức, kỹ năng, thái độ tình cảm đối với bài học. Đó là hiểu biết về khái niệm và biểu hiện "cảm hứng yêu nước" để người học nắm đặc trưng cơ bản của các thể loại, biết được đặc điểm một số nhân vật, địa danh, sự kiện lịch sử phản ánh trong dòng văn học cảm hứng yêu nước, từ đó hiểu được trách nhiệm công dân trong việc phát triển truyền thống yêu nước.
Biết cách sử dụng các đơn vị kiến thức khái quát để cụ thể hóa chủ đề; cách phân tích tìm hiểu chủ đề; cách vận dụng tích hợp các đơn vị kiến thức ngoài bộ môn; cách liên hệ chủ đề với cuộc sống hiện tại; kỹ năng thể hiện chủ đề thông qua thu thập dữ liệu khái quát bằng sơ đồ tư duy; trình bày dưới hình thức một sản phẩm dự án...
Thông qua đó, người học có hứng thú với chủ đề và phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập môn Ngữ văn, tích cực sáng tạo trong tìm hiểu chủ đề, tích cực gìn giữ phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, ý thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phản đối và sẵn sàng đấu tranh đối với các hành vi xâm phạm chủ quyền làm tổn hại nền độc lập của tổ quốc.
Định hướng phát triển năng lực giúp HS có khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm, bước đầu tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện tính sáng tạo và khả năng tư duy mạch lạc, logic theo hướng phản biện. Bồi dưỡng khả năng tự học và tự học suốt đời cho HS. HS còn có thêm năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực vận dụng kiến thức liên môn.
Trong quá trình tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, chúng tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định.
- Về thuận lợi, HS hợp tác với GV trong việc thảo luận về kế hoạch bài dạy, tiêu chí đánh giá bộ câu hỏi định hướng, từ đó các em có thể chủ động tìm hiểu bài học và thực hiện sản phẩm sát với chủ đề. Hầu hết HS năng động, có tính sáng tạo, yêu thích học theo phương pháp mới và thể hiện được sự hứng khởi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Về khó khăn cũng có không ít, đó là quá trình thực hiện đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian công sức, phải tự rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, kiến thức để có thể định hướng thật sự có hiệu quả, phù hợp cho hoạt động dạy học. Một bộ phận GV còn hạn chế trong việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin nên lúng túng trong hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm học tập một cách chủ động và đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, HS còn hạn chế trong năng lực tìm tài liệu, tổng hợp viết bài bộc lộ suy nghĩ, quan điểm riêng. Đa phần HS yếu các kỹ năng mềm như thuyết trình, giao tiếp, hợp tác nhóm... khiến GV mất nhiều thời gian hướng dẫn rèn kỹ năng. Việc ứng dụng thường xuyên dạy học theo chủ đề tích hợp liên là khó khả thi vì chương trình học còn cồng kềnh, HS còn phải lo làm nhiều bài tập khác nên tạo ra nhiều áp lực căng thẳng cho người học. Việc đánh giá HS thông qua sản phẩm dự án chưa được GV sử dụng thuần thục, sự phối hợp cùng lên kế hoạch và thực hiện chủ đề dạy học liên môn ở các GV thuộc bộ môn khác nhau chưa được thực sự quan tâm.
Qua nghiên cứu và thực nghiệm chúng tôi đúc kết được mấy vấn đề sau:
- Tùy từng đối tượng HS, GV cần triển khai chủ đề dạy học phù hợp với trình độ, nhận thức của các em.
- GV cần nâng cao trình độ nghiên cứu về kiến thức chuyên môn, tìm tòi học hỏi công nghệ thông tin để hướng dẫn HS tốt hơn. GV luôn theo sát và đôn đốc, giải đáp thắc mắc cho HS kịp thời, giúp đỡ HS trên tinh thần là bạn đồng hành trên con đường khám phá tri thức.
- Cho HS ký vào hợp đồng học tập và biên bản nghiệm thu sản phẩm để HS thấy được tính chất quan trọng của bài học và có trách nhiệm với hoạt động học tập của chính mình.
- GV các bộ môn cần bắt tay cùng lên kế hoạch thực hiện đồng bộ để bảo đảm tinh thần của tích hợp liên môn.
ThS Nguyễn Hà Bích Vân - (GV Trường THPT Trần Khai Nguyên, Quận 5, TPHCM)
Theo GDTĐ
Trường sư phạm sẽ tập huấn chương trình mới cho giáo viên Cách làm này sẽ thay thế mô hình bồi dưỡng giáo viên các cấp do vụ chuyên môn của Bộ GD&ĐT thực hiện. Chất lượng đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh minh hoạ Đây là lần đầu tiên trường sư phạm tham gia, chịu trách nhiệm trực tiếp về...