Dạy – học “lựa” theo thời tiết giá rét ở miền Tây Bắc
Mỗi khi Đông đến, khí hậu ở Sơn La lại trở nên khắc nghiệt. Rét đậm kèm sương mù dày đặc khiến cho tiết trời càng buốt giá.
Sợ trò ốm, thầy cô ở đây lại xây dựng “kịch bản” ứng phó.
Học sinh được đắp đủ chăn ấm đảm bảo sức khoẻ trong ngày giá rét. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Đổi lịch học
Những ngày gần đây, nhiệt độ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La xuống thấp. Rét đậm vào đêm và sáng sớm kèm sương muối khiến cho mùa Đông càng thêm lạnh lẽo. Rút kinh nghiệm từ những đợt rét trước, năm nay một số trường học trên địa bàn tỉnh Sơn La đã chủ động kế hoạch chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe cho trò.
“Mỗi khi mùa Đông đến, chúng tôi đều tập trung tuyên truyền đến phụ huynh để họ dành nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc sức khoẻ cho con em mình. Giáo viên cũng đề nghị với phụ huynh trang bị quần, áo ấm, quàng khăn, đi giày và tất cho học sinh, đảm bảo đủ ấm khi lên lớp”, thầy Trần Quốc Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học 8/4, thị trấn Nông Trường (huyện Mộc Châu) chia sẻ.
Theo thầy Phương, nhà trường đã chủ động điều chỉnh lịch học. Trước đây, buổi sáng học sinh vào lớp từ 7 giờ 45 phút nay đổi sang 8 giờ. Những ngày nhiệt độ giảm sâu, giờ ra chơi cũng được rút ngắn. Thời gian nghỉ chỉ đủ để học sinh vệ sinh cá nhân, không để học sinh ra ngoài trời chơi lâu dưới thời tiết lạnh giá.
Cùng với đó, chế độ dinh dưỡng cũng được quan tâm hơn. Thầy Phương nói thêm: “Những hôm trời trở lạnh, nhân viên nhà bếp sẽ giữ ấm thức ăn bằng cách cho vào thùng giữ nhiệt. Khi học sinh ổn định tại bàn ăn, nhân viên mới mang đồ ăn lên. Như vậy, bữa nào cũng đảm bảo các em được ăn cơm, canh vẫn còn nóng”.
Ở Trường Tiểu học 8/4, ngoài việc giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm còn kiêm luôn vai trò “quản lý” học sinh bán trú. Mỗi dịp đầu năm, thầy cô phổ biến để phụ huynh chủ động trang bị cho con em mình 1 chiếc chăn đơn và 1 chiếc chăn dày dùng trong mùa Đông. Khi cần có thể mang cả hai ra sử dụng.
“Năm nay dự báo thời tiết có thể diễn biến phức tạp. Ban giám hiệu nhà trường cũng xây dựng kế hoạch chi tiết, sẵn sàng cho học sinh nghỉ học tránh rét trong trường hợp cần thiết. Khi đó, sẽ bố trí dạy học bù vào thời gian phù hợp” – thầy Phương cho hay.
Video đang HOT
Khi nhiệt độ xuống thấp, các hoạt động dạy học ngoài trời sẽ tạm dừng và có kế hoạch dạy bù.
Đảm bảo sĩ số và chất lượng giáo dục
Giống như Trường Tiểu học 8/4, các cơ sở giáo dục ở tỉnh Sơn La đều chủ động trong phòng, chống rét cho học sinh. Đơn cử như Trường Tiểu học và THCS Chiềng Dong (huyện Mai Sơn) có 547 học sinh, trong đó có 77 em ở bán trú. Mới đây, nhà trường đã tiếp nhận được 77 chiếc chăn ấm từ Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh hỗ trợ. Đảm bảo mỗi học sinh có được một chiếc để sử dụng trong mùa Đông năm nay.
Theo thầy Lê Anh Tuấn – Hiệu trưởng nhà trường, Ban giám hiệu đã điều chỉnh lịch học, cho học sinh đến trường muộn hơn 15 phút so với đợt trước. Những hôm nhiệt độ xuống thấp, trường sẽ dừng các hoạt động tập trung ngoài trời.
“Trong trường, thầy cô cũng tự nguyện đóng góp một khoản quỹ. Nguồn quỹ này dành để mua đồ dùng như chăn, màn… hỗ trợ những học sinh khó khăn. Bên cạnh đó, gần đây trường cũng đón nhận được nhiều hỗ trợ từ các đoàn tình nguyện nên cơ bản đủ để giữ ấm cho học sinh. Cũng vì thế mà sĩ số các lớp luôn được duy trì, không còn tình trạng trò bỏ học vì giá rét”, thầy Tuấn cho hay.
Do nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các huyện khác. Vì thế mỗi khi mùa Đông đến, phòng GD&ĐT lại tiến hành khảo sát nhu cầu tại từng đơn vị. Từ đó, tư vấn, định hướng để các tổ chức thiện nguyện lựa chọn những nơi còn khó khăn để hỗ trợ.
“Tất cả phần quà như: Chăn; màn; quần, áo ấm; thực phẩm… đều được chuyển đến đúng đối tượng, phát huy hiệu quả sử dụng”, ông Ngô Ngọc Toản, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mộc Châu chia sẻ.
Trường Mầm non Trung Kiên giáo dục giá trị tình thân cho trẻ
Đề cao việc giáo dục trẻ em các giá trị truyền thống cốt lõi của gia đình, Trường Mầm non Trung Kiên (TP Hà Tĩnh) đã đưa nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị với sự tương tác của phụ huynh vào chương trình dạy học.
Sự tương tác giữa phụ huynh với giáo viên, nhà trường trong quá trình giáo dục học sinh là rất quan trọng, đặc biệt là với lứa tuổi mầm non. Xác định được tầm quan trọng đó, Trường Mầm non Trung Kiên thường xuyên tổ chức các hoạt động có sự tham gia, tương tác của phụ huynh.
Phụ huynh tham gia giờ học trên lớp cùng con.
Một trong những hoạt động thu hút sự quan tâm, tham gia của phụ huynh trong quá trình học của con là hoạt động "Khách mời đặc biệt". Theo đó, mỗi buổi sinh hoạt, một phụ huynh sẽ được mời lên lớp tham gia cùng các con. Trong không gian ấm áp, gần gũi của lớp học, phụ huynh có thể nói với các con về nghề nghiệp của mình, kể những câu chuyện nhỏ thú vị, lắng nghe chia sẻ của các bạn nhỏ về ước mơ trong tương lai...
Không gian lớp học được bố trí ấm áp, gần gũi để đón những "vị khách đặc biệt".
Cô Lê Thị Thùy - giáo viên Lớp Dolphin cho biết: "Qua hoạt động này, phụ huynh có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với giáo viên, các bạn học cùng lớp của con mình; có sự gần gũi, nắm bắt tâm lý của con để chia sẻ, hiểu con hơn. Về phía trẻ, khi có sự tham gia của bố mẹ, giờ học trở nên hứng thú hơn, trẻ sẽ cảm nhận được nhiều hơn sự quan tâm, tình yêu thương của bố mẹ dành cho mình".
Giờ học có vị khách mời đặc biệt trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Cũng nằm trong chủ đề gia đình, hoạt động "Cây gia đình" lại trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản về các mối quan hệ trong gia đình, họ hàng. Với một hình vẽ cái cây có sẵn, trẻ sẽ dán ảnh của các thành viên trong gia đình lên đó theo thứ tự: ông bà là gốc rễ; bố mẹ, cô, dì, chú, bác, các con được dán lên các nhánh cây...
Bé giới thiệu về các thành viên thông qua hoạt động "Cây gia đình".
Sau khi hoàn thành bức tranh "Cây gia đình", các con sẽ tự giới thiệu cho cô và các bạn về gia đình mình. Thú vị và sáng tạo hơn, các bé còn hóa trang thành những thành viên trong gia đình, diễn các tiểu phẩm mang tính giáo dục tình yêu thương, sự sẻ chia...
Nếu như hoạt động "Khách mời đặc biệt", "Cây gia đình" mang lại sự hào hứng, sôi nổi thì "Nhật ký yêu thương" lại đưa các bé đến với những giây phút lắng đọng cảm xúc. Đó là lúc các con được nghe lời yêu thương, dặn dò thông qua những lá thư, video mà ông bà, bố mẹ đã gửi cho cô giáo.
Bé hóa thân thành các thành viên trong gia đình.
Trong những thời điểm việc học bị gián đoạn bởi dịch bệnh, việc tương tác giữa phụ huynh, học sinh và giáo viên vẫn được duy trì. Để đồng hành trong việc giáo dục con những ngày nghỉ học tránh dịch, nhà trường khuyến khích phụ huynh và bé tham gia hoạt động "Mỗi ngày một việc tốt".
"Mỗi ngày một việc tốt" giúp bé rèn tính tự lập, kỷ luật.
Mỗi việc tốt bé làm hằng ngày sẽ được phụ huynh chụp ảnh, quay video và gửi cho cô giáo. Những hình ảnh đó sẽ được đăng tải lên trang Facebook chính thức của nhà trường. Đồng thời, các cô giáo cũng thường xuyên cập nhật những thông tin bổ ích, các phương pháp giáo dục trẻ bằng tình yêu thương; hướng dẫn phụ huynh cách bảo vệ, chăm sóc trẻ mùa dịch...
Chị Nguyễn Thị Hương Giang - phụ huynh học sinh chia sẻ: "Nhà trường duy trì sự tương tác với phụ huynh khá thường xuyên bằng nhiều hình thức. Tôi thấy yên tâm hơn tham gia vào quá trình học của con".
Phụ huynh tham gia lễ hội Haloween cùng con.
Cô Hà Thị Tuyết Nhung - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trong quá trình giáo dục trẻ, nhà trường luôn tạo mối liên hệ khăng khít với phụ huynh, mong muốn có sự tham gia, đồng hành của phụ huynh. Điều này không chỉ giúp ích cho việc dạy và học mà còn giúp trẻ cảm nhận được giá trị của tình thân, góp phần hình thành nhân cách của trẻ".
Để học sinh không 'sốc' khi học trực tiếp Chuyển từ học trực tuyến sang trực tiếp, học sinh cần được trang bị kỹ năng thích nghi với các môi trường học tập khác nhau Từ ngày 13-12, học sinh (HS) khối lớp 9 và 12 tại TP HCM sẽ trở lại trường học tập trực tiếp. Học trực tiếp không phải là thay đổi nội dung học tập, chỉ là thay...