Dạy học gắn với thực tế trường lớp: Cô, trò cùng hào hứng
Được giao quyền chủ động trong quá trình dạy học theo Chương trình GDPT mới, GV đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng sáng tạo và lựa chọn nội dung giảng dạy gắn với thực tế trường lớp và HS…
Trong giờ học tại Trường TH Thăng Long (Hà Nội). Ảnh minh họa: Thế Đại
Vận dụng thực tế
Giờ học Tiếng Việt của cô, trò Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) diễn ra rất rôm rả. Tiết học vần “au”, cô giáo đem rau vào lớp cho HS học vần và làm dụng cụ trực quan dạy học. Vần “au” còn được cô, trò phát hiện qua “cái thau” hay “cây cau” trước sân trường… Theo chia sẻ của các GV, việc chủ động trong chương trình mới khiến mỗi tiết học là một giờ vui với các em.
Sau hơn 2 tháng triển khai Chương trình GDPT mới, ngành Giáo dục TP Cần Thơ đã phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp dạy và học… Theo ông Lê Hoàng Duy Linh, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ô Môn (TP Cần Thơ), nhà trường ngoài chủ động trong công tác chọn SGK, ngành Giáo dục thành phố đã giao quyền chủ động, linh hoạt trong công tác giảng dạy theo Chương trình GDPT mới. Hiện việc triển khai chương trình mới ở khối lớp 1 đã ổn định.
Trong giờ học Tiếng Việt tại Trường Tiểu học An Thới 1, quận Bình Thủy (TP Cần Thơ).
Khi được giao quyền chủ động, các GV đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng sự sáng tạo và lựa chọn nội dung giảng dạy gắn với thực tế phù hợp với HS trong mỗi bài giảng. Cô Trần Thị Cẩm Nhung, GV Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (quận Ô Môn) chia sẻ: Trong quá trình dạy học, GV sẽ để HS được luyện nói tự do, không bó buộc bởi SGK. Để các em phát huy được sự sáng tạo và tính tích cực của mình, GV là người sẽ là điều chỉnh lại. Qua đó, HS sẽ nhận biết được từ mình đang học và giúp ghi nhớ lâu hơn.
Video đang HOT
Trong quá trình dạy và học, lãnh đạo nhà trường kết hợp với GV xây dựng và điều chỉnh chương trình giảng dạy phù hợp với đặc điểm của HS. Thông thường, cứ sau 2 tuần học, GV sẽ họp sinh hoạt tổ chuyên môn 1 lần, nếu có sự việc đột xuất thì sẽ tiến hành họp gấp. “Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, GV bộ môn tập trung xem xét nội dung nào là trọng tâm, rồi lựa chọn các ngữ liệu để giảng dạy.
Bên cạnh đó, thầy cô cũng họp thống nhất và chủ động đưa ra hướng nghiên cứu bài học, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngữ liệu, gần gũi với HS. Sau đó sẽ dạy một tiết mẫu có dự giờ, đồng thời đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm”, cô Trần Thị Cẩm Nhung cho biết thêm.
Theo cô Lâm Thị Thanh Nguyên, GV lớp 1 Trường Tiểu học An Nghiệp, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ), tùy vào đặc điểm tâm lý, tư duy, khả năng hợp tác, sáng tạo, mức độ mạnh dạn, kỹ năng, ngôn từ… của HS và những điều kiện cụ thể khác của lớp học, GV sẽ quyết định hình thức tổ chức hoạt động phù hợp.
HS có thể làm việc nhóm nhỏ hay nhóm lớn, dùng phiếu bài tập hay phần mềm dạy học, tổ chức trò chơi hay thảo luận nhóm… Giáo viên nắm bắt từng HS, biết rõ em nào viết được, chưa viết được, em nào đọc nhớ bài nhanh, chậm. Sau đó, sẽ xếp các em vào từng nhóm riêng để ôn luyện.
“Em nào viết chưa được, GV cầm tay giúp em viết từ từ. Với HS đọc chưa rõ, các cô luyện đọc. Những em đọc được, viết được, các cô cho làm bài tập. Như vậy các em hoàn thành hết bài trong ngày mà không cần giao bài về nhà”, cô Lâm Thị Thanh Nguyên cho biết.
Phát huy khả năng sáng tạo
Học sinh lớp 1, Trường Tiểu học An Thới 1 tự tin thể hiện năng lực.
Theo cô Hà Thị Việt Phương, GV Trường Tiểu học An Thới 1 (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), sau khi được trao quyền chủ động trong việc soạn giảng giáo án và nội dung, tôi cảm thấy rất thoải mái trong việc linh động và sáng tạo các phương pháp giảng dạy.
Bên cạnh đó, các GV trong trường còn được cho phép điều chỉnh một số nội dung, ngữ liệu để phù hợp với từng HS của lớp. Sau hơn 2 tháng triển khai, HS phát huy được phẩm chất, năng lực qua từng tiết học. Các em năng động hơn, có thể trao đổi trực tiếp với GV, thậm chí có thể đứng lên nhận xét bạn.
Cô Lê Trần Minh Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đánh giá: “Chúng tôi nhận thấy HS tiếp thu bài tốt. Các em hoạt bát và có sự sáng tạo sau mỗi chủ đề bài học; vui vẻ, phấn khởi học tập. Quá trình dạy học linh hoạt và có tính “mở”, GV căn cứ vào đặc điểm của HS, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, trường để chủ động lựa chọn hay tiến hành điều chỉnh hoặc bổ sung cụ thể về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy…”.
Ngành đã giao quyền cho GV chủ động thực hiện nội dung chương trình; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; Khuyến khích GV đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các nội dung trong SGK theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS. Hiện, việc triển khai Chương trình GDPT mới lớp 1 trên địa bàn TP Cần Thơ thuận lợi; việc dạy và học theo Chương trình GDPT mới đi vào nền nếp, ổn định. Bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ
Chắp cánh tài năng-"Thiếu nhi VN rèn luyện TT-nâng cao trí lực"
Đây hứa hẹn là một sân chơi mới mẻ, lành mạnh, bổ ích, là nơi để các em học sinh có thể tự do thể hiện tài năng của bản thân.
Với mong muốn đánh thức những tài năng tiềm ẩn, chắp cánh những ước mơ của trẻ nhỏ, Hội Thể thao Học sinh Việt Nam cùng với Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp tổ chức chương trình "Thiếu nhi Việt Nam rèn luyện thể thao, nâng cao trí lực".Đây hứa hẹn là một sân chơi mới mẻ, lành mạnh, bổ ích, là nơi để các em học sinh có thể tự do thể hiện tài năng của bản thân.
Các hoạt động ngoại khóa luôn hấp dẫn các em học sinh
Những tài năng giấu kín
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là một thiên tài, đều có những ước mơ bay bổng lạ thường trong lứa tuổi ấy. Tuy nhiên hiện nay, những ước mơ ấy lại bị giam cầm trong những thiết bị số, trong những không gian chật hẹp của các ngôi nhà cao tầng. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ ngồi hàng giờ trước màn hình điện thoại hay máy vi tính. Đôi khi, điện thoại, ti vi lại trở thành công cụ để cha mẹ quản lý con cái, khiến chúng trở nên bị phụ thuộc và nghiện thiết bị công nghệ - một hiện tượng không hiếm. Những giấc mơ thay vì bay theo những cánh diều, giờ đây lại ngụp lặn trong trò chơi điện tử hay những video thiếu kiểm duyệt.
Không chỉ vậy, khối lượng kiến thức và bài tập quá nhiều cũng làm cho các em nhỏ không còn thời gian để mơ ước, để khai phá năng khiếu vốn có của mình. Các em học sinh hằng ngày lặp lại hành trình "lên lớp - học - về nhà - học". Học sinh hiện nay thậm chí còn không có thời gian để vận động, rèn luyện thể chất. Thời lượng 90 phút thể dục trong số 1125 phút học tập mỗi tuần đang là quá ít.
Mỗi em nhỏ đều có ước mơ riêng, đều có tài năng, đều có một sức mạnh riêng biệt. Có bạn học giỏi, thông minh, có bạn lại có năng khiếu âm nhạc, có bạn lại yêu thích thể thao, có bạn thích vẽ, bạn lại thích hát,...
KUN DANCE FESTIVAL - khai phá tài năng, chắp cánh ước mơ
Là một phần trong chương trình "Thiếu nhi Việt Nam rèn luyện thể thao, nâng cao trí lực", KUN DANCE FESTIVAL là một sân chơi công bằng, được phát động để đánh thức những tài năng đó. Lấy cảm hứng từ hình ảnh những chiến binh tài năng và có sứ mệnh bảo vệ sức khỏe, chương trình mong muốn sẽ khích lệ các em học sinh rèn luyện thể thao, bộc lộ năng khiếu bản thân thông qua tư duy sáng tạo và niềm đam mê với nghệ thuật. Nhờ các hoạt động nghệ thuật, các bạn nhỏ sẽ phát triển khả năng ngôn ngữ, kích thích trí thông minh, sự sáng tạo, giải phóng cảm xúc, biểu lộ tình cảm một cách tự nhiên nhất.
Tham gia chương trình, các em học sinh không chỉ có thể cho mọi người thấy mình có thể làm được gì và làm tốt những gì, các em còn được giao lưu, gặp gỡ với các bạn cùng trang lứa trên cả nước. Việc theo đuổi đam mê, thể hiện tài năng giúp các em có nhiều cảm hứng học tập hơn, tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, xã hội nhiều hơn.
Với thông điệp "Nâng cao nhận thức cho các em học sinh về việc vận động thể chất, phát triển tư duy sáng tạo", KUN DANCE FESTIVALđã khơi dậy niềm đam mê thể thao và nghệ thuật của các em, đồng thời giúp các em thể hiện khả năng tiềm ẩn của bản thân.
Nhà tài trợ chính của chương trình là Công ty cổ phần sữa quốc tế IDP - đơn vị đã đồng hành với rất nhiều sự kiện ý nghĩa như Chiến Binh Xanh bảo vệ môi trường, Giải bóng đá nhi đồng toàn quốc hay Cup Kun Siêu Phàm mở rộng... Tiếp nối thành công đó, Kun Dance Festival hứa hẹn sẽ là chương trình tiếp theo mang những giá trị nhân văn tốt đẹp lan tỏa mạnh mẽ tới cộng đồng và là sân chơi cho các em nhỏ thể hiện bản thân, đưa bước cho những ước mơ bay cao hơn, xa hơn.
Hoạt động đầu tiên của Đại Nhạc hội sẽ được tổ chức tại trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào ngày 13/11/2020.
Thăm hỏi thầy giáo được tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020 Ngày 5-11-2020, Trung ương Hội LHTNVN phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long, thăm hỏi, trao tặng quà thầy Triệu Văn Huynh, giáo viên Trường THCS Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Thầy Huynh là người được tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020. Thầy Triệu Văn Huynh (thứ...