Dạy học bắt buộc tiếng Anh tiểu học: Loay hoay tìm nguồn tuyển

Theo dõi VGT trên

Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc trong Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học (áp dụng từ lớp 3). Để triển khai hiệu quả, các địa phương, nhà trường phải có đủ đội ngũ GV.

Trong bối cảnh biên chế và nguồn tuyển GV tiếng Anh còn khó khăn, “khan hiếm”, đây là vấn đề không dễ dàng.

Dạy học bắt buộc tiếng Anh tiểu học: Loay hoay tìm nguồn tuyển - Hình 1

Đội ngũ GV Tiếng Anh tiểu học đang thiếu nguồn tuyển ở nhiều địa phương – Giờ học tiếng Anh của GV và HS Trường PTDTBTTH Nghĩa Thuận (Quản Bạ – Hà Giang). Ảnh: Đức Trí

HS ở điểm trường thiệt nhất

Cô Nguyễn Hương Giang – Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thanh Vân (Quản Bạ – Hà Giang) chia sẻ: Trường có 1 GV tiếng Anh đảm nhiệm giảng dạy cho hơn 200 HS từ lớp 3 – 5 tại điểm trường chính.

Do thiếu GV nên chưa thể triển khai dạy học tiếng Anh tại 3 điểm trường lẻ. Những HS này sẽ tiếp cận môn Tiếng Anh chậm hơn 1 năm khi trường dồn HS khối 3 – 5 về điểm trường chính. Điều đó đồng nghĩa HS các điểm lẻ sẽ “thiệt” hơn khi vừa phải làm quen với tiếng Anh, vừa bám đuổi cho kịp chương trình các bạn cùng khối lớp được học tiếng Anh từ năm trước.

Theo dự tính của cô Nguyễn Hương Giang, khi tiếng Anh trở thành môn bắt buộc từ năm học 2022 – 2023, và để hơn 300 HS khối 3, 4, 5 tại tất cả các điểm trường được học 4 tiết/tuần, nhà trường cần thêm ít nhất 1 GV tiếng Anh mới bảo đảm hết khối lượng chương trình giảng dạy.

Tại Trường Tiểu học Trung Lý 1, xã Trung Lý (Mường Lát – Thanh Hóa), vấn đề dạy học môn Tiếng Anh cũng không mấy khả quan do thiếu GV. Thầy Lê Quang Tùng – Hiệu trưởng thông tin: Trường có 1 GV tiếng Anh mà phải đảm đương việc dạy học cho 6 điểm trường. Những năm học trước, ban giám hiệu buộc phải cắt giảm số tiết học của HS để GV đủ thời gian di chuyển dạy học.

Cùng đó, nhà trường áp dụng dạy học tiếng Anh luân phiên (1 – 2 tuần học một lần, học theo năm ở các điểm trường) chứ không thể triển khai dạy học liền mạch. Hiện vẫn còn 3 điểm trường lẻ vì điều kiện đi lại quá xa, nhà trường không thể bố trí GV tới dạy. “Việc dạy học tiếng Anh gần như chỉ mang tính thực hiện cho đủ và “xóa mù chữ” tạm thời… chứ chưa thể dáp ứng về số lượng và chất lượng” – thầy Tùng nói.

Dạy học cầm chừng

Dạy học bắt buộc tiếng Anh tiểu học: Loay hoay tìm nguồn tuyển - Hình 2

Từ năm học 2022 – 2023, Tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc ở cấp tiểu học – HS Trường PTDTBTTH
Nghĩa Thuận (Quản Bạ – Hà Giang). Ảnh: Đức Trí

Tại Trường PTDTBTTH số 1 xã Sán Chải (Si Ma Cai – Lào Cai), thầy Phạm Văn Tiếp – Hiệu trưởng chia sẻ: Toàn trường có 5 điểm lẻ với hơn 200 HS khối 3, 4, 5 nhưng chỉ có duy nhất 1 GV tiếng Anh đảm đương dạy học. Những năm học qua, việc học tiếng Anh của HS 3 khối chỉ triển khai được ở mức cầm chừng mỗi lớp/2 tiết/tuần. Để dạy học tiếng Anh là môn bắt buộc, nhà trường phải có ít nhất 2 GV mới có thể triển khai được việc dạy học đủ khối lượng chương trình.

Tình trạng thiếu GV tiếng Anh cấp tiểu học ở các địa phương vẫn chưa được giải quyết bởi trong bối cảnh tinh giản biên chế. Các trường có thể ký hợp đồng GV dạy môn Tiếng Anh nhưng lại không được cấp kinh phí, không có cơ chế cho phép huy động các khoản thu hỗ trợ ngân sách. Việc phát triển đội ngũ và quy mô lớp học, số HS được học tiếng Anh ở cấp tiểu học khi tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc còn nhiều rào cản cần tháo gỡ.

Video đang HOT

Giải pháp nào cho “nguồn” tuyển?

TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Nhiều địa phương đã khắc phục khó khăn, quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ GV, tăng cường cơ sở vật chất để tổ chức cho HS học tiếng Anh với thời lượng từ 2 đến trên 4 tiết/tuần.

Tuy nhiên, việc dạy và học ngoại ngữ cấp tiểu học còn nhiều bất cập. Trong đó, tình trạng khó về nguồn tuyển dụng do không có chỉ tiêu hoặc có nhưng không tuyển được. Nguyên nhân bởi mức lương theo quy định chưa thu hút GV có chuyên môn giỏi, được đào tạo đúng chuyên ngành tham gia đăng ký tuyển dụng khá phổ biến ở nhiều địa phương. Một số nơi, HS có nguyện vọng được học tiếng Anh nhưng thiếu cơ chế quy định về xã hội hóa dẫn đến HS không được học theo nhu cầu… Việc thiếu GV tiếng Anh sẽ gây khó khăn lớn khi môn học này trở thành bắt buộc ở lớp 3 từ năm học 2022 – 2023.

Hiệu trưởng Nguyễn Hương Giang khẳng định: Với kinh phí 3 – 5 triệu đồng/tháng để tuyển GV tiếng Anh hợp đồng là việc không thể, chưa kể nguồn tuyển hiện nay tại các địa phương không dôi dư. Lương thấp mà GV lên công tác vùng cao phải đối diện nhiều khó khăn về điều kiện sinh hoạt, cùng đó vẫn phải đảm nhiệm công việc, tinh thần, trách nhiệm như GV trong biên chế, có đủ hình thức đãi ngộ, lương thưởng…

Thầy Phạm Văn Tiếp – Hiệu trưởng Trường PTDTBTTH số 1 xã Sán Chải (Si Ma Cai – Lào Cai) bày tỏ: Việc tuyển đủ GV tiếng Anh đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chương trình GDPT 2018 phụ thuộc hoàn toàn vào cơ chế, ngân sách của địa phương. Hiện nguồn tuyển GV tiếng Anh tại huyện Si Ma Cai không nhiều. Để ký hợp đồng với GV phải đảm bảo ở mức 8 triệu/tháng. Kinh phí thấp hơn khó để “kéo” GV tiếng Anh theo nghề dạy học.

Nhiều GV tiếng Anh mới ra trường có thể tìm được công việc với thu nhập bằng hoặc cao hơn nghề giáo mà không đòi hỏi sự cống hiến, tận tâm như nghề giáo. Việc cử GV biên chế đi học văn bằng 2 tiếng Anh cũng không khả thi bởi theo học chuyên ngành tiếng Anh đòi hỏi có năng khiếu, nguyện vọng, đam mê…

Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai Nguyễn Anh Ninh cho hay: Dạy ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3 đối với giáo dục Lào Cai sẽ khó khăn trong vấn đề thiếu GV.

Để “tháo gỡ” vấn đề nan giải này, lãnh đạo Sở GD&ĐT Lào Cai đề nghị: Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về đào tạo văn bằng 2 cho đội ngũ GV tiểu học để có đủ trình độ, đáp ứng được nhu cầu dạy học ngoại ngữ. Cùng đó, cần có cơ chế khuyến khích học nghiệp vụ sư phạm cho những người có trình độ ngoại ngữ để tuyển dụng làm GV.

Về phía ngành GD-ĐT, Lào Cai đã tính đến phương án nếu không đủ GV ngoại ngữ sẽ triển khai việc dạy ngoại ngữ theo hình thức trực tuyến. Như vậy, một GV có thể dạy cho HS của nhiều trường trong trên cùng một địa bàn và một thời điểm. Tuy nhiên hình thức dạy học trực tuyến sẽ không đạt hiệu quả, chất lượng như mong muốn.

Do vậy, ngành GD-ĐT vẫn phải chủ động trong vấn đề đào tạo bồi dưỡng để có đủ đội ngũ GV ngoại ngữ từ năm học 2022 – 2023.

Trường sư phạm chưa mở ngành mới theo chương trình, lấy đâu ra giáo viên?

Nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm lớn nhất sẽ đến với giáo viên dạy ba môn mới (Khoa học Tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật).

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố các môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn cho chương trình mới áp dụng.

Cụ thể, ở cấp tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2).

Như vậy, ở bậc học này xuất hiện môn học mới là Tin học và Công nghệ.

Ở cấp trung học cơ sở, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Đáng lưu ý ở bậc học này là môn Tin học trở thành bắt buộc (khác với trước đây là tự chọn).

Ngoài ra, sự xuất hiện của các môn: Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên sẽ khiến cách tổ chức dạy học khác so với trước.

Trường sư phạm chưa mở ngành mới theo chương trình, lấy đâu ra giáo viên? - Hình 1

Sắp tới, nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm lớn nhất sẽ đến với giáo viên dạy ba môn mới (Khoa học Tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật). (Ảnh: CTV/Giaoduc.net.vn).

Ở cấp trung học phổ thông, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Các môn học được lựa chọn: theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.[1]

Như vậy, giáo dục trung học đã xuất hiện những môn học mới:

Ở trung học cơ sở có: Môn Khoa học Tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lý. Trung học phổ thông có môn Giáo dục kinh tế và pháp luật.

Môn Khoa học Tự nhiên là tổ hợp của các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học; việc tổ tổng hợp ba môn học thành một môn đã nhận được ý kiến trái chiều của dư luận khi giáo viên cơ bản được đào tạo và giảng dạy đơn môn; chắc chắn phải ba thầy dạy cùng một cuốn sách, gây khó cho người dạy, người học và người quản lý.

Cũng tương tự như vậy ở môn Lịch sử và Địa lý.

Sẽ xảy ra tình trạng ba thầy cô (hoặc hai thầy cô) cùng đ.ánh giá một học trò khi chưa có giáo viên đơn môn Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.

Vì vậy vấn đề cấp bách mà dư luận đã đặt ra: Giáo viên dạy môn Khoa học Tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật được đào tạo ở đâu?

Người viết vào cổng thông tin điện tử của những trường đại học sư phạm hàng đầu của nước ta như:

Đại học Sư phạm Hà Nội: Không có ngành sư phạm Khoa học Tự nhiên; Lịch sử và Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật[2].

Đại học Sư phạm Huế: có Sư phạm Khoa học tự nhiên (chỉ tiêu 60); Sư phạm Lịch sử-Địa lý (chỉ tiêu 60); có ngành Sư phạm Giáo dục pháp luật (chỉ tiêu 60) chứ không có Giáo dục kinh tế và pháp luật. [3]

Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh:

- Trong chỉ tiêu tuyển sinh không có ngành sư phạm Khoa học Tự nhiên; Lịch sử và Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật.[4]

- Trong các thông tin đăng ký xét tuyển (mã trường - tổ hợp xét tuyển) có sư phạm Khoa học Tự nhiên.[4]

Theo lộ trình, môn Khoa học Tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lý ở trung học cơ sở sẽ triển khai vào năm học 2021 - 2022; môn Giáo dục kinh tế và pháp luật sẽ triển khai vào năm học 2022 - 2023.

Nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm lớn nhất sẽ đến với giáo viên dạy ba môn mới (Khoa học Tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật).

Thế nhưng, dù tăng chỉ tiêu tuyển sinh, các trường sư phạm trọng điểm vẫn không mở những ngành này, hoặc tăng chỉ tiêu tuyển sinh, để đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình giáo dục.

Vì vậy rất cần sự nhập cuộc, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc điều chỉnh mở các ngành mới tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành mới của các trường sư phạm, đáp ứng nhu cầu của xã hội, tránh lãng phí ngân sách khi đào tạo ra hàng loạt giáo viên nhưng thất nghiệp, trong khi đó môn học mới lại không có giáo viên.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/bo-gd-cong-bo-chi-tiet-cac-mon-hoc-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-856809.vov

[2] https://tuyensinh.hnue.edu.vn/nganh-dao-tao

[3]http://tuyensinh.dhsphue.edu.vn/Modules/nganhhoc/front_list_nganh.aspx?idmenu=117

[4] http://tuyensinh.hcmup.edu.vn/

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Duy Mạnh khiến Tuấn Hưng vái lạy, MC Phan Anh đối mặt, tuyên bố ấm ức đàn anh
10:23:55 22/09/2024
Tôn Bằng đ.ập cửa xông vào nhà riêng của Hằng Du Mục, xé giấy tờ gây bức xúc hậu l.y h.ôn
12:42:41 22/09/2024
Từ thiện Làng Nủ: Hoàng Hường bị Phạm Thoại lên lớp dạy đời, nhắc nhở 1 điều
13:18:36 22/09/2024
Hôn lễ hot nhất hôm nay: Nữ diễn viên hạng A và thiếu gia kém 9 t.uổi tung ảnh cưới đẹp tựa poster phim trước giờ G
12:52:57 22/09/2024
25 hộ Làng Nủ: dời về nhà tạm cư của Vingroup, vật chất bên trong gây ngỡ ngàng
14:19:31 22/09/2024
Phương Anh: Em trai chuyển giới "bốc lửa" của Ngân 98, bị tình cũ "phốt" ở bẩn
14:01:41 22/09/2024
Á hậu HongKong 'đam mê' làm bé 3, "con gái" Lương Triều Vỹ, bị tẩy chay?
14:36:16 22/09/2024
Kỳ Duyên đăng quang HH Du Lịch VN toàn cầu, bị phốt mua giải, lộ ảnh nhạy cảm
13:05:00 22/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngày 23 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 23/9/2024.

Trắc nghiệm

16:20:12 22/09/2024
Xem lịch âm ngày 23/9/2024 (thứ 2), lịch vạn niên ngày 23/9/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...Lịch âm Ngày 23 tháng 9 năm 2024 Xem ngày giờ tốt xấu ngày

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine

Thế giới

16:17:16 22/09/2024
Bà Zakharova nhấn mạnh hội nghị thượng đỉnh đó sẽ có cùng mục đích thúc đẩy "công thức Zelensky" và điều này là không khả thi để giải quyết xung đột.

1,2 triệu người căng mắt giúp Đỗ Mỹ Linh trông ái nữ, sau 1 phút tấm tắc bình luận đúng câu này

Netizen

16:12:59 22/09/2024
Sau 1 năm giữ kín thông tin ái nữ, vợ chồng Đỗ Mỹ Linh quyết định công khai dung mạo bé Tuệ An, tên gọi thân mật là Titi. Như nhiều mẹ bỉm nghiện con

Cám: bị spoil toàn bộ kịch bản khi vừa ra rạp, vốn 1 triệu USD nghi 'mất trắng'?

Hậu trường phim

16:09:25 22/09/2024
Mới ra mắt được gần hai ngày nhưng Cám đã gây bão mạng xã hội với hàng loạt bình luận khen chê. Phim cũng lập nhiều kỷ lục phòng vé, cho thấy sức hút từ thương hiệu Tấm Cám. Song, một TikToker đã đăng tải gần như toàn bộ nội dung phim l...

Lưu Đức Hoa sắp ra mắt phim về thảm hoạ phóng xạ

Phim châu á

16:04:33 22/09/2024
Bộ phim Thiêu rụi thành phố với sự tham gia của các diễn viên Lưu Đức Hoa, Mạc Văn Úy, Bạch Vũ, Vương Đan Ni... đang nhận được sự quan tâm của công chúng sau khi công bố trailer.

Triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu, vận chuyển từ Campuchia về TP Hồ Chí Minh

Pháp luật

15:49:56 22/09/2024
Khám xét khẩn cấp chỗ ở của các đối tượng, Công an thu giữ nhiều giấy tờ giả, trong đó có bằng cấp các loại, giấy đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, giấy tờ tùy thân các loại...

Em gái đi làm ăn xa, 10 năm sau trở về với chiếc ô tô Mercedes, phát cho mỗi người cọc t.iền trị giá 200 triệu

Góc tâm tình

15:44:06 22/09/2024
Sau 10 năm, cả nhà tôi đều ngỡ ngàng khi thấy em gái bước xuống từ chiếc xe Mercedes sang trọng. 10 năm trước, em gái tôi quyết tâm đi xa để làm ăn.

Tỏa sáng với áo khoác dáng dài, chinh phục mọi phong cách trong tiết trời thu

Thời trang

15:36:21 22/09/2024
Với khả năng kết hợp đa dạng, từ trang phục công sở đến dạo phố, áo khoác dáng dài thực sự là một lựa chọn hoàn hảo để bạn tỏa sáng trong mọi khoảnh khắc.

B Ray tìm được "ngựa chiến" ngay ở tập 1 Rap Việt 2024

Tv show

15:26:02 22/09/2024
Tập 1 của Rap Việt mùa 4 chính thức lên sóng, nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Là một trong 4 huấn luyện viên của chương trình, B Ray cũng đã chọn được thí sinh đầu tiên về đội của mình.

Angelina Jolie thiên vị con chung Brad Pitt, Pax Thiên càng không được điều này!

Sao âu mỹ

15:22:06 22/09/2024
Angelina Jolie vừa có những chia sẻ liên quan đến Vivienne thu hút nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ. Tương tự Pax Thiên, nữ diễn viên cũng có quãng thời tốt đẹp khi làm việc cùng cô con gái nhỏ.

Nhan sắc hớp hồn của hot girl dân tộc Giáy từng 'nổi đình nổi đám' một thời

Người đẹp

15:05:12 22/09/2024
Hot girl Lương Thị Hương Ly từng nổi đình nổi đám trên các trang mạng xã hội nhờ clip hát nhép ca khúc Để Mị nói cho mà nghe của ca sĩ Hoàng Thùy Linh.