Dạy gì cho các nhà báo tương lai?
Đào tạo báo chí truyền thông đang phải đối mặt với những biến động chưa từng có khi phải giải quyết thách thức kép: kỳ vọng mới của sinh viên về những gì nên và không nên dạy trong nhà trường, cũng như sự kết hợp giữa dạy học thuật và thực tế.
Sinh viên Viện Đào tạo báo chí – truyền thông (ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) trong giờ học thực hành môn truyền hình – Ảnh: H.L.
Bởi các trường học đang đào tạo các “ nhà báo công dân” thành các “ nhà báo chuyên nghiệp”.
Đề thi không bao giờ quên
Tôi không bao giờ quên đề thi hết môn của khóa cao học về báo chí quốc tế năm 2007. Người ra đề và cũng là giảng viên môn viết báo – Peter Eng, lúc đó đang làm việc cho Hãng thông tấn AP. Đề thi hết môn khoảng 10 trang, gồm câu hỏi nhiều lựa chọn (multiple choice) và câu hỏi mở. Thực sự rất khó để vượt qua!
Peter cảnh báo từ đầu môn học rằng môn này cần nhiều nỗ lực. Bài thi về cách viết báo, nhưng chúng tôi phải nhớ rất nhiều nguyên tắc như thế nào là tin tức, cách tư duy về đề tài và nhiều dữ kiện liên quan tới hành xử, thậm chí phải tính tới cả tác động đối với công chúng. Nhiều điều từ đề thi này cứ mãi theo chúng tôi trong công việc giảng dạy, nghiên cứu cũng như các cuộc nói chuyện, diễn thuyết sau này.
Nhiều nhà báo và nhà giáo dục báo chí coi những thập kỷ trước là đỉnh cao của báo chí chuyên nghiệp bởi vì đó là thời đại mà nguồn lực dồi dào hỗ trợ các tổ chức tin tức và các tòa soạn mạnh mẽ. Các nhà báo và tòa soạn gần như độc quyền trong việc cung cấp tin tức hằng ngày.
Video đang HOT
Khi mà ai cũng có thể tự gọi mình là “ nhà báo công dân” hay “tổng biên tập” trang của mình, logo của Facebook hay Google trở nên gần gũi với hơn nửa dân số trên toàn cầu thì nhu cầu đọc tin tức từ các phương tiện truyền thông đại chúng đã giảm nhiệt.
Ông Alan Rusbridger với kinh nghiệm 20 năm làm tổng biên tập của tờ báo uy tín The Guardian gần đây cảnh báo: “Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, chúng ta phải đối mặt với viễn cảnh xã hội sẽ tồn tại như thế nào nếu không có tin tức đáng tin cậy”.
Thích ứng với sự thay đổi
Sự quan tâm dư luận và tranh luận đã chuyển sang phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Các bạn trẻ sinh sau năm 1995, thường được gắn liền với các biệt danh như “Người bản địa kỹ thuật số” (Digital natives), “Nhóm tuổi luôn trực tuyến” (Instantly online age group), “Những đứa trẻ dotcom” ( Dotcom children), đã có một thời thơ ấu dài sống trên mạng xã hội và tiếp cận các thiết bị điện tử.
Việc nắm bắt công nghệ không còn cần nhiều thời gian khi bước chân vào trường đại học như trước đây.
Một giảng viên ở Đại học Boston (Mỹ) nói chuyện với một đồng nghiệp về cách dạy báo chí. Ông nhấn mạnh không phải các công nghệ mới mà là những giá trị truyền thống trong đưa tin mới làm cho một người trở thành một nhà báo giỏi, giúp nâng công việc của họ lên trên mức tầm thường.
Việc dạy một loạt các kỹ năng sẽ bị lỗi thời trong 5 năm không còn là điều ưu tiên ở các trường báo, mà chính là gây dựng cho họ cách suy nghĩ và tự dạy bản thân trong một thời gian dài.
Hôm nay tài khoản Twitter của ông Donald Trump có gần 75 triệu người theo dõi và New York Times có khoảng 4 triệu người trả tiền để đọc tin tức. Hai thế giới này vẫn đang song hành.
Điều đó chỉ cho thấy khi nào còn công chúng thì phương tiện đó vẫn luôn tồn tại và nhà báo vẫn luôn có trách nhiệm với nhóm công chúng của mình. Carl Bernstein từng nói: “Báo chí tốt nên thách thức mọi người, không chỉ vô tư giải trí cho họ”. Mạng xã hội đang và sẽ làm vế thứ 2 tốt hơn.
Công nghệ có thể cùng lớn lên với chúng ta, nhưng có lẽ tư duy làm báo chuyên nghiệp thì vẫn cần “khởi thủy” từ trường học và được mài giũa ở các cơ quan báo chí.
Bài thi của tôi 13 năm về trước đều chạm đến đạo đức, trách nhiệm của nhà báo, dù phương tiện hay nền tảng nào; khả năng kiểm chứng thông tin, dù ở thời đại nào; và cả sự nhạy cảm với thông tin, dù ở dòng thời gian lịch sử nào.
Chiếc hộp không còn tồn tại
Giáo dục báo chí chỉ có thể tồn tại và thành công nếu nó trở nên tích cực hơn trong việc tìm kiếm sự thay đổi. Nó phải trở nên sáng tạo hơn nhiều so với trước đây. Đó không phải là vấn đề suy nghĩ bên ngoài chiếc hộp, bởi vì chiếc hộp không còn tồn tại.
Nghề của sự tích lũy tri thức
Có thể gọi nghề báo là nghề của sự tích lũy tri thức, nghề của sự trui rèn bản lĩnh, nghề của sự khéo léo, nghề của sự thuyết phục, của sự tự tin từ cách nghĩ cho đến câu, từ.
Hơn ai hết, tự thân nhà báo phải luôn đi, tìm, hiểu trước tất cả những gì cần cho tác phẩm của mình. Đôi khi, sự thành công không chỉ ở những thiết bị làm nghề hiện đại, thương hiệu của đơn vị mà còn ở sự thân thiện, tin tưởng, sự gần gũi và một thái độ nghiêm túc với nghề.
Phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại hiện trường
Nhiều bạn sinh viên học đại học, hoặc đại học báo chí lúc ra trường đa số chọn ở lại thành phố, thử sức ở môi trường năng động, làm việc ở các tòa soạn lớn, các công ty truyền thông, tổ chức sự kiện, chứ ít khi về tỉnh. Khi ở lại thành phố, họ có nhiều cơ hội về việc làm, thu nhập, và ngay cả chuyện đi học nâng cao trình độ. Lao động phóng viên ở một tòa soạn báo địa phương không quá phức tạp, sự đột phá hay một sự đổi mới trong khuôn vốn dĩ đã thành nếp thì e rằng khó. Đôi khi việc bắt nhịp công việc ở tòa soạn báo địa phương, thực tế công việc hàng ngày khác hẳn với những điều được học khi còn ở giảng đường.
Với những nhà báo, phóng viên ở các tòa soạn báo lớn mỗi năm có hàng chục lớp học, tập huấn kỹ năng với những giảng viên trong nước, ngoài nước. Nhưng đối với những phóng viên, nhà báo ở tỉnh việc đi học, tập huấn là khá hiếm hoi. Duy chỉ có những lớp tập huấn ngắn của Hội Nhà báo Việt Nam là mở thường xuyên dành cho những phóng viên, nhà báo tỉnh. Ở một góc độ nào đó, những lớp học đã mang đến những kiến thức mới, logic tư duy về những kỹ năng nghề.
Những kiến thức nền tảng được phát triển từ lý luận đến thực tiễn, những bí quyết hay để biến chi tiết đơn thuần đến việc hình thành một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh. Từ đây, những ý tưởng đề tài theo xu hướng báo chí mới dần hình thành, mạch cảm xúc được phát triển tạo thành một tác phẩm báo chí hay. Ở những lớp tập huấn ngắn ngủi đó, các thầy, cô đả thông tư tưởng của phóng viên báo in.
Một xu hướng mới, phóng viên, nhà báo làm báo in giờ cũng phải học để biết viết kịch bản, học quay, cầm mic, chọn hình, học dựng... nếu như không muốn bị tụt hậu phía sau. Sự tụt hậu nhân đôi khi giờ đây đại đa số công chúng chỉ thích cầm điện thoại. Một dự báo tưởng chừng xa xôi của hơn 10 năm trước giờ đã thành hiện thực, công chúng đã dần chuyển sang một loại hình khác, đa dạng, đơn giản, có thể tương tác.
Đôi lúc, những chuyện vụn vặt của cuộc sống dễ đẩy người ta rơi vào trạng thái chán, nhưng khi đã có duyên với nghề báo, chỉ cần có niềm đam mê, gặp một đề tài, nhân vật hay là có thể quên đi mọi thứ áp lực xung quanh mình. Chỉ có thể là niềm đam mê nghề, mới có thể ngồi suốt từ 8 giờ - 12 giờ đồng hồ bên máy tính chỉ để viết.
Nghề báo đâu chỉ xách giỏ, xách máy lên là đi, mà có lúc cả ngày, đêm cặm cụi đọc và chắt lọc thông tin cả trăm trang tài liệu. Từ Nghị quyết đến Chương trình hành động, từ chỉ tiêu đến kết quả nhiệm kỳ... Chỉ cần một lời phát biểu, một câu nói thoáng qua, một chút gì mới lạ, của những định hướng mới, qua sự nhạy bén đã có thể trở thành đề tài độc đáo, yếu tố cần thiết xây dựng 1 tác phẩm đúng, trúng và hay.
Thời gian gắn bó với nghề ngày càng lâu, đôi lúc động lực để tiếp tục làm nghề không phải ở những tấm Bằng khen, những tấm giấy Chứng nhận của những giải thưởng, sự biểu dương hay thành tích để phô trương, để PR bản thân. Mà chính là từ những con người, những nhân vật lẩn khuất ở đâu đó, ở tít tắp mù xa tận cái xẻo, lung, hay một chòm nhà nhỏ của cái xóm nghèo. Từ người dân tay lấm chân bùn nhưng họ có những triết lý về cách sống, về cuộc đời, con người, hành trình thoát nghèo vượt khó, sự dấn thân vượt qua số phận, sự lạc quan, kiên trì, không mệt mỏi.
Cuộc đời vốn dĩ có nhiều điều không như kỳ vọng, nhưng chúng ta có thể thử nhìn ở một góc cạnh khác, để khơi gợi tìm ra những điều tốt đẹp, những hy vọng dẫu nhỏ nhoi nhưng đủ để nhen nhóm một niềm tin mới. Mới hay không là ở tư duy, ở hành động, ở cách người ta thay đổi và phát triển bản thân trước khi muốn thay đổi mọi thứ xung quanh mình.
Tất nhiên, ít khi có con đường nào trải đầy hoa hồng, nghề báo cũng vậy, đó tất cả là hành trình dài, khổ luyện, tích lũy kiến thức, học hỏi không ngừng và luôn tự đặt cho mình một câu hỏi bản thân đã làm đúng chưa?, nếu đúng thì tại sao mọi thứ chưa phát triển!
Truyện cười: Cô gái tóc vàng Hai người yêu quý sách nói chuyện với nhau: - Tôi chỉ đưa các cuốn sách của tôi cho người nào trước khi cầm cuốn sách vào tay đã mở các cửa sổ cho căn phòng thông thoáng, đã lau sạch bụi trên bàn, đã rửa tay kỹ, đã súc miệng cho răng miệng thơm tho... - Còn tôi, tôi chỉ đưa các...