Dạy đạo đức ở trường: Nhồi nhét kiến thức ‘cao siêu’

Theo dõi VGT trên

Có một nghịch lý là học sinh lớp 11 và 12 không có tiết học đạo đức nào, trong khi chương trình giáo dục công dân chỉ có ở lớp 10 (29 tiết/năm) rất nặng nề.

Dạy đạo đức ở trường: Nhồi nhét kiến thức cao siêu - Hình 1

Nội dung khó thuyết phục học sinh.

Văn phòng Chủ tịch nước đang thực hiện một cuộc khảo sát trực tiếp ở 15 tỉnh thành trên cả nước về việc dạy đạo đức cho học sinh. Đây là vấn đề được lãnh đạo nhà nước xem trọng hàng đầu trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục- đào tạo sắp tới.

Không những thời lượng rất ít mà môn đạo đức, giáo dục công dân ở bậc phổ thông có nhiều bài học ôm đồm, không sát thực tế. Đây là thực tế mà ông Nguyễn Chí Thành, trợ lý Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, rút ra từ các cuộc khảo sát do đoàn của văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tại nhiều trường phổ thông.

Điều này cũng được chính những người thực hiện chương trình xác nhận. Bà Mai Nhị Hà, phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay: “Môn đạo đức chỉ chiếm thời lượng 1 tiết/tuần ở bậc tiểu học. Trong khi đó, chương trình lại thiết kế một bài học trong 2 tiết”.

Cũng theo bà Hà, thời lượng đã ít nhưng nội dung sách giáo khoa môn học này lại rất ôm đồm và có nhiều bài học không sát thực tế cuộc sống. Ví dụ, có bài “Hợp tác với học sinh quốc tế”, học sinh ở một số quận nội thành còn có thể có cơ hội thực hành, còn học sinh ngoại thành thì… chịu. Tương tự, có bài yêu cầu các em tìm hiểu về Liên Hiệp Quốc. Bà Hà cho rằng khái niệm này đến giáo viên còn lờ mờ nữa là học sinh.

Bên cạnh đó, có những bài cần thiết nhưng khi đưa vào lại không đến nơi đến chốn. Bà Hà nêu ví dụ: “Có bài dạy các em phải chào hỏi, nhưng lại không hề dạy phải chào thế nào cho đúng lúc, đúng cách, đúng đối tượng”.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội, cũng chung nhận định: “Thời gian cho môn học đạo đức chưa đủ cho mỗi bài học, nhiều nội dung còn nghiêng về lý thuyết, giáo điều, khó thuyết phục học sinh trong quá trình giảng dạy”.

Bà Lý Thị Lương, Hiệu trưởng trường THCS Ngô Sỹ Liên, Hà Nội, cho rằng thực tế trong các trường học môn giáo dục công dân chỉ chiếm 3,4-3,7% thời lượng các môn học, trong khi vấn đề rèn đức, rèn người lại là vấn đề quan trọng hàng đầu. Vì vậy, bên cạnh việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua môn học này, nhà trường phải kết hợp với các bộ môn khác cùng các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể…

Ở bậc THPT, nhiều giáo viên chỉ ra nghịch lý khi học sinh lớp 11 và 12 không có tiết học đạo đức nào. Chương trình giáo dục công dân chỉ có ở lớp 10 (29 tiết/năm) mà rất nặng nề về kiến thức với 2 phần triết học và đạo đức gồm các nội dung trừu tượng, hàn lâm. Chẳng hạn như các phạm trù đạo đức cơ bản, khái niệm và các giá trị đạo đức; vật chất, ý thức, tồn tại xã hội, ý thức xã hội, phương pháp luận biện chứng…

Video đang HOT

Chính điều này làm học sinh thiếu hứng thú và hiệu quả giáo dục không cao. Đã vậy, trước dư luận xã hội, ngành GD-ĐT còn thường xuyên bổ sung rất nhiều nội dung “thời sự” theo kiểu hở đâu vá đó, như: giáo dục an toàn giao thông, giáo dụcphòng, chống HIV/AIDS, phòng chống tham nhũng… vào môn giáo dục công dân.

Dạy đạo đức ở trường: Nhồi nhét kiến thức cao siêu - Hình 2

Việc giảng dạy đạo đức, kỹ năng ứng xử trước cuộc sống cho học sinh vẫn còn bị xem nhẹ.

Ngơ ngác khi đối diện cuộc sống thật

Một trong những kỹ năng cơ bản mà môn học này hướng tới là người học biết vận dụng kiến thức đã học để nhận xét, đánh giá các hiện tượng, các sự kiện, các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống phù hợp với lứa tuổi; biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp…

Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, do quá tham nhồi nhét các kiến thức cao siêu, những bài học nặng tính rao giảng lý thuyết nên học sinh vẫn ngơ ngác khi phải đối mặt thực tiễn cuộc sống, dẫn đến việc thiếu khả năng ứng xử thích hợp.

Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, băn khoăn: “Đưa nhiều thứ vào môn giáo dục đạo đức trong nhà trường nhưng dường như lại chưa có chiều sâu nên học sinh vẫn thiếu những kỹ năng để vượt qua những tình huống khác nhau của cuộc sống”.

Ông Thống chia sẻ: “Năm học vừa qua, vụ việc khiến chúng tôi suy nghĩ mãi là phản ứng quá mức của một nữ học sinh ngoan của trường THCS Tiền Phong, huyện Mê Linh. Chỉ vì mất khoản tiền quỹ lớp 500.000 đồng để chúc mừng các thầy cô nhân dịp 20/11, nữ sinh này đã quyết định tự tử. Nếu nhà trường, gia đình sớm tiếp cận được suy nghĩ của học sinh đó để đưa ra những biện pháp định hướng khắc phục đúng đắn thì chúng ta đã không mất đi một học sinh ngoan”.

Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, Khoa tâm lý trường ĐH Khoa học xã hội – Nhân văn Hà Nội, phụ trách phòng tư vấn học đường trường THCS Ngô Sỹ Liên, khẳng định: “Vấn đề là học sinh đang ở độ tuổi chưa ổn định về tâm lý nhưng lại tập trung quá nhiều cho việc học kiến thức mà thiếu văn hóa ứng xử, cách đối mặt với những điều không may của cuộc sống”.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc dạy đạo đức theo hướng tạo cho người học có những ứng xử thích hợp trước các tình huống trong cuộc sống chứ không phải là những khái niệm khô khan, bà Trần Thị Hải Yến, trường THCS Alpha (Hà Nội), nhận định: “Bài học chỉ có ích khi chính học sinh thấy điều đó là cần thiết chứ không phải tất cả đều phải học một bài nặng tính rao giảng đạo đức như nhau”.

Trước thực tế này, bà Lý Thị Lương và nhiều giáo viên khác đề nghị môn đạo đứckhông nên dạy quá nhiều bài học lý thuyết như hiện nay, mà phải hướng đến những điều thực tiễn, có giá trị mới đạt hiệu quả.

Theo Thanh Niên

Tiểu học: Rèn cảm xúc, đừng rèn điểm số

Học sinh tiểu học cần được bồi dưỡng cảm xúc, rèn luyện đạo đức, nhân cách hơn là học để luôn có điểm đẹp.

Trong đợt giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua tại TP.HCM về chất lượng chương trình, sách giáo khoa, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3) đã nêu nhiều nội dung không phù hợp do chính các thầy cô trong trường tổng hợp lại. Đồng thời, nhà trường cũng kiến nghị bỏ chấm điểm với học sinh (HS) tiểu học, thay vào đó là nhận xét trên từng mặt tiến bộ của HS.

Còn thi, còn lấy điểm là còn áp lực

Xuất phát từ những lý do nào, bà lại có đề xuất bỏ chấm điểm đối với bậc tiểu học?

ThS Vũ Thị Mỹ Hạnh, Hiệu trưởng Trường Lương Định Của: Trẻ mới vào tiểu học còn nhiều bỡ ngỡ, tâm sinh lý chưa vững vàng nhưng bị đánh giá bằng các con số cụ thể là quá khắt khe.

Các em vừa xa rời vòng tay cha mẹ, cần định hướng rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng cảm xúc, tình cảm với gia đình, thiên nhiên, loài vật là chính. Ngay cả cha mẹ, thầy cô hay xã hội cũng dựa vào điểm số để đánh giá đứa trẻ là không đúng. Con đi học về là hỏi "hôm nay được mấy điểm" chứ không để ý rằng con mình hôm nay có gì tiến bộ hơn hôm qua. Từ đó, trẻ phải luôn gồng mình để được điểm 9, 10 và được mọi người khen, nếu điểm thấp, trẻ sẽ hụt hẫng, lo sợ, dần dần hình thành tâm lý so sánh, bị tổn thương suốt năm năm học. Ở một số nước trên thế giới, người ta cũng không đặt nặng điểm số mà chỉ đánh giá bằng nhận xét để trẻ phát triển một cách tự nhiên.

Tiểu học: Rèn cảm xúc, đừng rèn điểm số - Hình 1

Học sinh tiểu học rất cần những buổi học từ thực tế để cảm thụ cuộc sống hơn là đọc trong sách vở. Trong ảnh: HS Trường Tiểu học Lương Định Của, quận 3 đang học về an toàn giao thông tại công viên. (Ảnh do nhà trường cung cấp)

Như vậy, phải chăng vấn đề điểm số đang bị coi trọng quá đáng ở bậc tiểu học? Hệ lụy xã hội từ vấn đề này là gì, thưa bà?

Thực ra áp lực điểm số ở tiểu học đã giảm nhiều so với trước đây. Hiện mỗi năm HS trải qua bốn kỳ kiểm tra chính thức nhưng chỉ lấy điểm kỳ cuối cùng, một số môn cũng không còn lấy điểm. Tuy nhiên, còn thi, còn lấy điểm là còn áp lực.

Điểm số cũng thể hiện quyền lực của giáo viên, điểm số càng nhiều, giáo viên càng quyền lực và trò chỉ biết học theo thầy cô mà không được học theo năng lực của mình. Kéo theo đó là tình trạng dạy thêm, học thêm, học chữ trước lớp 1, bệnh thành tích. Giáo viên, nhà trường cũng bị đánh giá thi đua dựa trên điểm số của trò, sợ trò bị điểm thấp nên thầy cô phải dạy theo đề mẫu, đoán đề, có khi trò xứng đáng bị điểm thấp hoặc ở lại lớp nhưng thầy cô cũng phải nhắm mắt cho qua.

Nặng kiến thức hàn lâm

Bà cũng cho rằng chương trình tiểu học hiện nay nặng lý thuyết, vô bổ, không phù hợp thực tế. Bà có thể phân tích cụ thể thêm về vấn đề này?

Ví dụ, trong môn Kỹ thuật lớp 5 có bài kỹ thuật nuôi gà, làm sao các em hình dung ra bằng lý thuyết. Ở môn Khoa học lớp 5 có nội dung "Cần làm gì để mẹ và bé đều khỏe; phụ nữ có thai cần làm gì và không làm gì; một đứa bé sinh ra, dựa vào cơ quan nào để biết đó là bé trai hay gái..." trong khi lý thuyết không rõ ràng làm sao các em hiểu được. Môn Địa lý dạy về sông nước của châu Phi. Môn Lịch sử lại quá chi tiết, nặng chính trị, dày đặc các cuộc chiến từ thời Cổ đại đến kháng chiến chống Pháp... vượt quá tầm suy nghĩ và ghi nhận của đứa trẻ. Hay như trong phần Tập làm văn ở lớp 4 có yêu cầu kể về các lễ hội như đua ghe, đánh đu... HS không hình dung được vì không thấy. Phần Tập đọc có nhiều bài văn nước ngoài với các tên tuổi nhân vật khó đọc và khó cảm thụ....

Những năm gần đây, ngành giáo dục đã giảm tải mạnh đối với chương trình tiểu học, phương pháp giảng dạy liên tục đổi mới nhưng theo đánh giá của bà là chưa hiệu quả...

Đúng là có đổi mới, có giảm tải, thậm chí còn tích hợp nhưng chỉ là hình thức. Giảm nhưng một tuần HS phải ngồi ù lì trong lớp học 22 tiết, không có thời gian chạy nhảy, rèn luyện thể chất và kỹ năng sống. Thời gian dạy bị khống chế, mỗi tiết cũng chỉ được 35-40 phút, một mình cô giáo nói cũng không hết thì làm sao lồng ghép nội dung kỹ năng khác, làm sao học nhóm để gần 50 đứa trẻ cùng có ý kiến được? Không lẽ chỉ khi nào dạy biểu diễn, làm thao giảng, thầy cô mới đổi mới thì làm sao hiệu quả. Như học về giao thông, về môi trường... HS phải có thời gian đi ra đường, thực hành, quan sát mới hiểu được chứ không thể ngồi trong lớp đọc một vài câu là biết được.

Tăng thời gian học thực tế

Ngành giáo dục đang có kế hoạch sẽ đổi mới toàn bộ chương trình, sách giáo khoa. Theo bà, ở bậc tiểu học cần thay đổi như thế nào để có hiệu quả?

Tôi nghĩ những người soạn thảo phải mạnh dạn cắt những phần không cần thiết và tăng thời gian học thực tế để bồi dưỡng cảm xúc cho HS nhiều hơn. Nội dung phải là những hình ảnh, câu chuyện gần gũi, dễ hiểu và không nên giới hạn thời gian dạy. Trẻ không học được theo cách của người lớn thì người lớn phải dạy theo cách học của trẻ thôi.

Về đánh giá, cần bỏ hẳn việc cho điểm số, thay bằng cách nhận xét sự tiến bộ từng mặt của HS. Bằng cách này, đòi hỏi giáo viên phải theo dõi, quan tâm HS nhiều hơn mới đánh giá được, khi học cao dần, các em sẽ được đánh giá khắt khe hơn bằng thang điểm. Có như thế mọi đứa trẻ mới được học một cách công bằng, được phát triển năng lực theo từng khả năng riêng.

Xin cảm ơn bà.

Theo Phạm Anh (Pháp luật TP.HCM)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài
08:06:56 08/11/2024
Nữ thần đầm trắng Hoa ngữ đẹp điên đảo: Diện đồ của NTK Việt, nhan sắc xứng danh "thần tiên tỷ tỷ"
05:57:20 08/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
Sao nam hạng A ế vợ vì keo kiệt bủn xỉn, có 1,4 triệu đồng cũng không chịu chi?
07:50:23 08/11/2024
Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng
07:55:40 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa sữa về trong gió: Khang đau đầu tìm cách thoát vòng lao lý

Phim việt

10:47:19 08/11/2024
Khang rủ bạn cùng liên kết với các nhà đầu tư khác, tạo thành một làn sóng lớn để gây áp lực cho phía ngân hàng, điều này có thể giúp anh lấy lại được tiền, đồng thời có thể là cơ hội để anh thoát khỏi vòng lao lý.

Phạm Tuấn Ngọc hội ngộ dàn thí sinh "cực phẩm" của Nam vương quốc tế 2024

Sao việt

10:34:45 08/11/2024
Hơn 60 nam vương từ khắp nơi trên thế giới đã đến Việt Nam, nhận sash và sẵn sàng tham dự các phần thi hấp dẫn trong chuỗi sự kiện của Nam vương Quốc tế 2024.

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ

Pháp luật

10:15:52 08/11/2024
Ngày 8/11, cơ quan CSĐT Công an TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết đang tạm giữ hình sự Phạm Minh Tiến (SN 2008, ngụ phường 2, TP Sóc Trăng) về hành vi cố ý gây thương tích.

Bản viết tay bài tập về nhà thời đại học của tỷ phú Elon Musk bị đào lại

Netizen

10:13:00 08/11/2024
Mới đây, loạt ảnh về bài tập về nhà môn Vật lý với điểm tuyệt đối 5/5 của CEO Tesla Elon Musk được chia sẻ rầm rộ trên mạng. Được biết, những hình ảnh được một người dùng tên Dima Zeniuk chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội X (trước đây là...

Thánh giả tạo của showbiz: Lộ clip "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", mắng chửi bạn diễn bằng từ ngữ tục tĩu

Sao châu á

10:06:53 08/11/2024
Ngày 7/11, tờ 163 đưa tin hình ảnh Triệu Lộ Tư với biểu cảm lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng , có thái độ lồi lõm với bạn diễn Lưu Vũ Ninh được chia sẻ rầm rộ trên MXH Weibo.

Gái trẻ đôi mươi lấy chồng già 84 tuổi, ai nghe cũng mỉa mai vì danh lợi nhưng khi biết nguyên nhân đều xót thương

Góc tâm tình

10:06:50 08/11/2024
Em kết hôn được hơn một năm thì chồng qua đời. Đối với em, đây là một giải thoát, nhưng cũng là một nỗi buồn. Chào mọi người, em năm nay 25 tuổi.

Uống trà xanh mỗi ngày, loại nào tốt cho sức khỏe?

Sức khỏe

10:06:34 08/11/2024
Tất cả các loại trà xanh đều có những lợi ích riêng. Tuy nhiên, matcha và sencha được coi là hai loại trà tốt nhất cho việc giảm cân nhờ hàm lượng catechin cao, giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa.

Cách chữa bệnh quái dị của 'thầy lang' ở Quảng Ninh

Tin nổi bật

10:00:02 08/11/2024
Không được cấp phép, không chứng chỉ hành nghề, nhưng ông Phùng Văn Tuyển ở khu Vành Kiệu 2, phường Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) tự khám, chữa bệnh tại gia. Người này tự nhận có khả năng chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo.

5 thói quen hàng ngày giúp trẻ trung hơn tuổi

Làm đẹp

09:38:53 08/11/2024
Giữ cho làn da sạch sẽ là điều khá quan trọng để có được vẻ tươi trẻ rạng rỡ. Hãy tạo thói quen rửa mặt ít nhất hai lần mỗi ngày - một lần vào buổi sáng, một lần trước khi đi ngủ và khi cần thiết như sau khi đổ mồ hôi.

Mỹ Linh và con gái Mỹ Anh thổi bùng lễ khai mạc LHP QT Hà Nội có 800 nghệ sĩ dự

Nhạc việt

09:29:14 08/11/2024
Hai ca khúc đình đám từ phim La La Land và The Greatest Showman trở thành điểm nhấn ấn tượng trong đêm khai mạc LHP Quốc tế Hà Nội tối 7/11 bên cạnh tiếng hát của Mỹ Linh.

Dự đoán ngày mới 8/11/2024 cho 12 con giáp: Mão gây họa thị phi

Trắc nghiệm

09:26:17 08/11/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 8/11/2024, tử vi ngày mới nhận định Mão cần đặc biệt chú ý đến cách cư xử và lời ăn tiếng nói.