Đẩy công ty đến bờ vực vì ‘all-in’ Bitcoin, vị tỉ phú này phải nhường ghế CEO cho một kỹ sư gốc Việt
Đẩy công ty đến bờ vực vì ‘all-in’ Bitcoin, vị tỉ phú này phải nhường ghế CEO cho một kỹ sư gốc Việt
Nếu có ai hỏi tỉ phú Michael Saylor tại sao lại đánh cược tương lai của công ty mình vào bitcoin, ông ta sẽ trả lời bạn rằng do không có lựa chọn nào khác.
Năm 2020, cổ phiếu của MicroStrategy Inc (MicroStrategy) gần như bị lãng quên. Công ty công nghệ này phải chật vật cạnh tranh với những gã khổng lồ phần mềm khác. “Chúng tôi sẽ chết một cách nhanh chóng, hoặc chết dần chết mòn, hoặc phải theo đuổi một chiến lược rủi ro,” Saylor nói.
Saylor chọn mua bitcoin – rất nhiều. Cuối cùng quyết định đó phản chủ, theo cách tai hại nhất. Đầu tháng 8, MicroStrategy tuyên bố rằng ông Saylor sẽ được miễn nhiệm khỏi vị trí Giám đốc điều hành (CEO) của công ty – vị trí mà vị tỉ phú này nắm giữ từ năm 1989 – do thua lỗ vì bitcoin.
Pha đặt cược liều lĩnh của Michael Saylor vào bitcoin bắt đầu từ ngày 11/8/2020, thời điểm mà công ty ông tuyên bố kế hoạch sử dụng 250 triệu USD – một nửa số tiền mà MicroStrategy đang có – chuyển đổi sang bitcoin. Sau đó họ tiếp tục đặt cược thêm tiền, và lại đặt cược thêm lần nữa.
Tổng cộng, MicroStrategy đã huy động 2,4 tỉ USD tiền vay nợ. Chưa kể, họ còn huy động được thêm 1 tỉ USD nữa từ việc phát hành cổ phiếu. MicroStrategy dùng hết số tiền này để mua bitcoin.
Michael Saylor trong một hội thảo về bitcoin tổ chức trong tháng 4 (Ảnh: Getty)
Có thời điểm, quyết định này cho thấy sự đúng đắn. Giá của bitcoin đã tăng từ 11.900 USD trong tháng 8/2020 lên gần 69.000 USD trong tháng 11/2021. Giá cổ phiếu của MicroStrategy trong hôm trước chỉ là 124 USD thì đến ngày hôm sau, 9/2/2021, đã tăng lên mức kỷ lục là 1.273 USD.
Nhưng đến ngày 2/8, MicroStrategy công bố thua lỗ trong quý thứ 7 liên tiếp trong vòng 8 quý kể từ khi bắt đầu mua bitcoin. Lần này, mức thua lỗ rất lớn: 1 tỉ USD, phần lớn là do bitcoin.
Cũng trong ngày hôm đó, ông Phong Lê – kỹ sư người Mỹ gốc Việt, gia nhập MicroStrategy từ tháng 8/2015 – tiếp quản ‘ghế’ CEO MicroStrategy mà ông Saylor để lại.
Ông Phong Lê – CEO MicroStrategy
Giá cổ phiếu của MicroStrategy đã giảm 49% so với cùng thời điểm năm ngoái và giảm 78% so với mức đỉnh lịch sử.
MicroStrategy được cho là đang nắm giữ gần 130.000 bitcoin, có giá trị thị trường khoảng 3 tỉ USD. Trong khi đó, vốn hoá thị trường của công ty này ở mức 3,1 tỉ USD.
Khoản lỗ của MicroStrategy đã phản ánh rõ sự biến động của bitcoin.
Theo các quy định kiểm toán hiện hành, công ty này cần phải đánh giá lại giá trị của lượng bitcoin mà họ đang nắm giữ theo từng quý và phải hạch toán vào chi phí nếu giá bitcoin giảm.
MicoStrategy đã phải chịu nhiều lần phí như vậy, tổng cộng là 2 tỉ USD.
Video đang HOT
Đặt cược vào bitcoin, tỉ phú Michael Saylor cũng trở thành một trong những người ủng hộ đồng tiền kỹ thuật số này mạnh mẽ nhất.
Các đoạn ‘tweet’ của ông trên Twitter, có khoảng 2,6 triệu người theo dõi, luôn đầy rẫy những lời châm biếm về ủng hộ bitcoin.
Ông cũng thường tỏ ra lạc quan thái quá trong các cuộc phỏng vấn. Có lần, Michael Saylor khuyên mọi người “lấy hết tiền để mua bitcoin. Sau đó dùng hết thời gian của bạn để tính toán xem làm thế nào mượn thêm tiền để mua thêm bitcoin. Sau đó dành hết thời gian để tính xem bạn có thể bán thứ gì để mua bitcoin.”
Tương tự, tại một hội nghị đầy những người hứng thú với tiền mã hóa tổ chức tại Miami, ông khuyên mọi người đừng bao giờ bán bitcoin.
Đây là một thứ triết lý khiến cho một số nhà quan sát thị trường lo ngại.
“MicroStrategy không phải một khoản đầu tư lý tưởng đối với phần lớn các trader,” Edward Moya, chuyên gia phân tích của sàn giao dịch Oanda, nói.
Michael Saylor đặt cược tất cả vào bitcoin (Ảnh: Getty)
Theo Moya, chiến lược của MicroStrategy là mua và nắm giữ bitcoin, không giao dịch chốt lời khi có lãi và cũng chẳng có công cụ phòng vệ để đối với tình trạng biến động hay các đợt lao dốc của đồng tiền điện tử này. Do đó, khi xảy ra tình trạng bán tháo bitcoin, MicroStrategy sẽ phải hứng chịu toàn bộ tác động tiêu cực.
Một vấn đề khác là công ty này không có nhiều cách để kiếm thêm tiền mua thêm bitcoin, Mark Palmer, chuyên gia phân tích của BTIG, nói. “MicroStrategy giờ chỉ đang sử dụng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh phần mềm, ngoài ra không còn thêm gì khác,” ông nói.
Tuy nhiên, ông Palmer nói rằng, chưa nên đánh giá về khoản cược vào bitcoin của MicroStrategy cho đến khi một số khoản nợ mua bitcoin của họ đến kỳ đáo hạn. Nếu giá bitcoin giảm, công ty này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc trả tiền các chủ nợ của họ, ông nói.
“Thời gian vẫn đang trôi và các khoản nợ của MicroStrategy cũng sắp tới kỳ đáo hạn”, ông nói.
Bất chấp nhiều rủi ro và chỉ trích, ông Saylor vẫn tin vào chiến lược của mình, và cả bitcoin. Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng, ông nhấn mạnh rằng giá cổ phiếu vẫn trên mức trước khi mua bitcoin, và tin tưởng rằng chiến lược của ông sẽ mang lại vị thế cho công ty, bất chấp nhiều rủi ro đi kèm.
“Bây giờ tôi cảm thấy tốt hơn về nó, so với ngày mà chúng tôi bắt đầu,” ông nói.
Ông Saylor nói rằng, ông sẽ tiếp tục dẫn dắt các khoản đầu tư vào bitcoin của MicroStrategy. Ông không có kế hoạch bán bất kỳ một đồng bitcoin nào, và vẫn kỳ vọng rằng nó sẽ lấy lại giá trị trong những năm tới. Công ty này cũng nhắc lại rằng họ không có ý định bán bitcoin.
Saylor nói rằng, việc hoán đổi vai trò CEO chỉ là kế hoạch dài hạn. “Cấu trúc điều hành mới của công ty có nghĩa rằng, tôi có thể tập trung nhiều hơn vào chiến lược của mình, và tiếp tục theo đuổi bitcoin,” ông nói.
Tân CEO MicroStrategy là ai?
Ông Phong Lê có bằng cử nhân kỹ sư y sinh ĐH Johns Hopkins và bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Trường Quản lý Sloan, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Giai đoạn 1998 – 2010, ông Lê công tác tại công ty kiểm toán Deloitte. Từ tháng 3/2010, ông chuyển sang công tác tại NII Holdings – một công ty viễn thông được niêm yết trên Nasdaq, và đảm nhiệm nhiều chức vụ cấp cao tại đây, bao gồm: Phó Giám đốc hoạch định và phân tích tài chính, và Phó giám đốc chiến lược và hoạt động kinh doanh.
Đến tháng 8/2014, ông gia nhập XO Communications và đảm nhiệm chức vụ CFO tại đây tới tháng 8/2015.
MicroStrategy có thể coi là doanh nghiệp công nghệ mà ông Phong Lê gắn bó lâu dài nhất trong sự nghiệp của mình.
Ông gia nhập MicroStrategy từ tháng 8/2015 và đảm nhiệm nhiều chức vụ cấp cao tại doanh nghiệp này, kể như: Phó giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính; Giám đốc phụ trách điều hành (COO) kiêm Giám đốc tài chính (CFO). Đến tháng 8/2022, ông Lê được bầu vào Hội đồng quản trị MicroStrategy./.
Tỷ phú Jeff Bezos, Tim Cook có chung một thói quen: Người thành công nào cũng thực hiện mỗi ngày
Nhiều tỷ phú, CEO công nhận rằng thói quen này là một trong những chìa khóa thành công của họ.
Hàng năm, tạp chí Inc. mời các CEO từ nhiều công ty tư nhân phát triển nhanh nhất ở Mỹ để hoàn thành cuộc khảo sát chuyên sâu. Mục đích là để biết những CEO đó là ai, họ bắt đầu sự nghiệp như thế nào và điều gì đã khiến họ thành công... Qua mỗi cuộc khảo sát, tạp chí nhận được nhiều câu trả lời thú vị và phong phú.
Cuộc khảo sát mới nhất (công bố ngày 18/8) của Inc. được thực hiện với 1.086 CEO đến từ các công ty có mặt trong danh sách 2022 Inc. 5000 (các công ty thành công nhất ở Mỹ). Kết quả cho thấy 64% CEO thức dậy 6 giờ sáng hoặc sớm hơn.
Tổng biên tập Scott Omelianuk của Inc. cho biết ông không ngạc nhiên vì kết quả này. Buổi sáng có thể là một trong những khoảng thời gian yên tĩnh trong lịch trình hàng ngày của bất kỳ CEO nào.
"Đối với nhiều doanh nhân mà tôi nói chuyện, buổi sáng là thời điểm đặc biệt để tập trung", Omelianuk chia sẻ. "Đó là khoảng thời gian yên tĩnh cho phép bạn tập trung vào các vấn đề, cho dù đó là lập danh sách hay suy nghĩ về chiến lược công việc".
Số liệu từ khảo sát của tạp chí Inc.
Thời gian để tập trung làm việc có đáng để hy sinh giấc ngủ không?
Các nhà khoa học về giấc ngủ cho rằng con người cần ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm, bất kể bạn dậy sớm hay muộn. Ngủ đúng giấc có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn, đồng thời giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Dù điều hành một trong những công ty lớn nhất thế giới, tỷ phú Jeff Bezos vẫn duy trì thói quen ngủ đủ 8 tiếng. Điều này giúp ông luôn tràn đầy năng lượng và suy nghĩ tốt hơn. "Tôi đi ngủ và dậy sớm. Tôi thích đọc báo, uống cà phê và ăn sáng với các con trước khi chúng đến trường", Jeff Bezos nói.
Một số chuyên gia lập luận rằng con người có xu hướng làm việc hiệu quả hơn vào những giờ đầu của buổi sáng. Đơn giản là vì thời gian đó bạn ít bị sao nhãng hơn. Đây cũng là lời tâm sự mà CEO Tim Cook của Apple đã chia sẻ để giải thích cho thói quen dậy sớm của bản thân.
"Tôi có thể kiểm soát mọi thứ vào buổi sáng tốt hơn so với những thời điểm khác trong ngày", Tim Cook chia sẻ. CEO 62 tuổi từng bật mí rằng ông bắt đầu mỗi ngày bằng cách dậy vào khoảng thời gian trước 4 giờ sáng.
Tỷ phú Jeff Bezos. Ảnh: Getty Images.
Những lợi ích khi thức dậy sớm
Một số CEO và chủ doanh nghiệp có thói quen sử dụng buổi sáng như một giờ làm việc không bị gián đoạn. Ví dụ, tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk thường kiểm tra các email quan trọng trong nửa giờ sau khi thức dậy. Dù vậy, ông cho rằng đây là thói quen không lành mạnh và muốn thay thế bằng các bài tập thể dục để có thể trạng tốt hơn.
Hay Tim Cook dành một giờ đầu tiên mỗi sáng để đọc bình luận của người dùng về các sản phẩm của Apple. Trong một giờ tiếp theo, ông tập thể dục buổi sáng để giảm căng thẳng.
Việc thức dậy sớm có thể khó khăn với những cú đêm. Song thói quen này mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, bao gồm cải thiện chất lượng giấc ngủ, sức khỏe tinh thần và năng suất làm việc.
CEO Tim Cook. Ảnh: Getty Images.
Giúp bạn tập trung
Theo Healthline, bộ não không "thức giấc" ngay khi chúng ta tỉnh dậy vào buổi sáng. Đó là lý do chúng ta có xu hướng cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng khi đứng dậy sau khi tỉnh giấc.
Quán tính này của giấc ngủ là một phần thường xuyên của quá trình thức giấc. Tuy nhiên, quán tính có thể kéo dài trong vòng một tiếng hoặc hơn. Điều này khiến bạn khó tập trung và hoàn thành công việc nếu bật dậy quá nhanh. Do vậy, việc thức dậy sớm hơn giúp bạn có thêm thời gian để tỉnh táo và tập trung hơn.
Cải thiện sức khoẻ tinh thần
Ngoài ra, người thức dậy sớm có suy nghĩ tích cực hơn so với những cú đêm. Họ được cho là lạc quan, dễ chịu, tận tâm và hài lòng với cuộc sống. Phụ nữ dậy sớm cũng ít có nguy cơ mắc các bệnh tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng.
Những người thức dậy sớm cũng thường đi ngủ sớm hơn. Khi bạn ngủ theo khuyến nghị từ 7 đến 9 tiếng, cơ thể và tâm trí của bạn có đủ thời gian để tự phục hồi, giúp cơ thể và tinh thần khỏe mạnh hơn.
Có thời gian tập thể dục
Đối với những người bận rộn, buổi sáng sớm có thể là thời gian duy nhất để tập thể dục. Việc tập thể dục buổi sáng giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Tập thể dục làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện tâm trạng, điều chỉnh lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng, cải thiện chức năng nhận thức và nhiều lợi ích khác.
Ảnh minh hoạ: Sunwarrior.
Công ty của Elon Musk bán gần hết Bitcoin lấy 936 triệu USD Công ty của Elon Musk bán gần hết Bitcoin lấy 936 triệu USD Trong một bức thư gửi cổ đông ngày 20/7, Tesla cho biết đã bán 75% lượng Bitcoin mà hãng xe điện này sở hữu. Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý II vừa công bố, công ty của Elon Musk ghi nhận thêm 936 triệu USD trên bảng cân...