Dạy con về “Luật bàn tay” để tự vệ
Để giúp trẻ biết tự bảo vệ bản thân và phòng tránh bị xâm hại, các chuyên gia đào tạo kỹ năng sống đã khuyên các bậc phụ huynh dạy con về “ Luật bàn tay” và “ Quy tắc đồ lót”. Những quy tắc đơn giản, dễ nhớ và cực kỳ cần thiết, khi đã thấm sâu vào nhận thức sẽ giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp, có thể tránh xa những đối tượng nguy hiểm và biết tìm sự hỗ trợ kịp thời.
* Sau lưng bố mẹ….
Bố Nấm đưa Nắm đến cơ quan chơi, bác Quân đồng nghiệp của bố thấy Nấm thông minh, đáng yêu nên quý Nắm lắm. Nghe cô bé trả lời mạch lạc, rõ ràng đầy hóm hỉnh về trường học và bạn bè của Nấm, bác ôm Nắm vào lòng.. Nhưng bác ngạc nhiên vì thấy Nấm khó chịu ra mặt, cứ giẫy ra khỏi vòng tay bác, rồi tìm cách lảng tránh chứ không vồn vã như lúc đầu. Khi bác tặng cho Nấm phong sô cô la mà Nấm dứt khoát không nhận.
Cô Hạnh cùng phòng làm việc của bố cũng có con bằng tuổi Nấm chứng kiến sự khó chịu, vùng vằng của Nấm và vẻ băn khoăn khó hiểu của bác Quân, vội giải thích: Anh không biết rồi… chắc con bé đã được mẹ nó dạy dỗ cẩn thận về Luật bàn tay và Nguyên tắc đồ lót đấy…
Bác Quân sửng sốt hỏi: – Thế à? Thế à? rồi vội vã vào mạng hỏi ông “Gu gù” xem sự thể cái chuyện các bà mẹ dạy con phòng vệ ra sao?
* Dạy trẻ về Luật bàn tay
Chuyên gia giáo dục sớm Lại Thị Hải Lý (Tập đoàn Hotkids) đã hướng dẫn hàng trăm khóa học cho các phụ huynh về vấn đề này.
Theo chị Hải Lý, Luật bàn tay gồm năm vòng tròn/5 ngón tay, 5 vòng tròn lớn nhỏ bao quanh nhau, tương ứng với 5 ngón tay của mỗi người và cũng là xác định được 5 nhóm người mà các con thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi một vòng tròn/mỗi ngón tay có biểu hiện sử dụng của bàn tay. Vòng tròn nhỏ nhất bên trong cùng /tương tự như ngón tay cái là ngón gần ta nhất có tên là vòng tay. Đây là mối quan hệ của con khi con còn nhỏ. Khi con lớn lên các mối quan hệ ngày càng mở rộng nên bố mẹ dạy con từ trong ra ngoài.. Theo đó, đối với những người ruột thịt như ông bà, cha mẹ, anh chị, cô bác … thì họ được phép ôm, thơm, bế, cõng hoặc được phép lau chùi, tắm rửa cho con khi con còn bé.
Vòng tròn thứ hai/ngón chỏ là dành cho những người thân. Đó là họ hàng, thầy, cô giáo, bạn bè của con. Họ có thể vuốt tóc, vỗ vai, xoa đầu, khoác vai, nắm tay con. Vòng tròn thứ ba/ngón giữa là đối với người quen gồm hàng xóm, đồng nghiệp của bố mẹ và những người mà bố mẹ đã sàng lọc rồi. Các con có thể bắt tay, chào hỏi, nói chuyện với những người quen này. Vòng tròn thứ tư/ngón đeo nhẫn dành cho những người lạ. Với những người lạ thì Luật bàn tay chỉ ra con chỉ được phép vẫy tay lúc chào gặp gỡ hoặc tạm biệt. Vòng tròn thứ năm/ngón út sẽ dành cho những người đáng ngại. Đó là những người có thể gây cho trẻ cảm giác bất an, không thoải mái khi tiếp xúc. Trẻ có quyền tỏ thái độ phản ứng, bỏ đi chỗ khác.
Chuyên gia Hải Lý gợi ý, bố mẹ nên tổ chức trò chơi xếp nhân vật vào trong vòng tròn để dạy cho con, yêu cầu trẻ nhắc đi nhắc lại khi chơi để nhớ “Luật bàn tay” : Ruột thịt -vòng tay; người thân – nắm tay; người quen -bắt tay; người lạ – vẫy tay; người đáng ngại – xua tay.
* Dạy trẻ về “Quy tắc đồ lót”
Các em nhỏ ngay từ lớp mẫu giáo đã cần được mẹ dạy là đồ lót dùng để che vùng kín của mình. Thế nhưng, trước khi dạy con 5 quy tắc thì các chuyên gia kỹ năng sống cũng nhắc nhở phụ huynh phải thực hiện 5 quy tắc của người lớn.
Video đang HOT
- Để giúp con phát triển sự độc lập, cha mẹ không nên ngủ chung giường với con khi con bắt đầu lớn. Không thay quần áo trước mặt con để trẻ tò mò về thân thể của mình. – Không nên tắm rửa, kỳ cọ quá kỹ vùng đồ lót của con, tránh cho con có cảm giác thích thú khi được chạm, sờ vào nơi đó. Nếu tạo ra cho trẻ cảm giác thích thú với việc sờ mó đó thì khi bị người lạ xâm hại trẻ không ý thức được hành vi đó bất thường. Trẻ sẽ mất đi kỹ năng tự bảo vệ mình.
- Cha mẹ dù có yêu con thế nào cũng không cưng nựng, vuốt ve vùng đồ lót của con. Một đứa trẻ 3 tuổi đã có định hình về giới tính của mình. Con ý thức được vấn đề và sẽ cảm thấy ám ảnh. – Không khen ngợi bộ phận sinh dục của con để con không bị lầm tưởng, hiểu lầm rồi nảy sinh nhu cầu bộc lộ cơ thể. Cha mẹ cũng không nên đùa cợt gán ghép con mình với con bạn bè vì điều này dễ khiến trẻ để tâm để ý, nảy nở khả năng tình dục sớm.
- Bỏ việc tắm chung với con hoặc tắm chung hai trẻ với nhau. Muốn dạy con về sự khác nhau giữa nam và nữ thì bố mẹ nên sử dụng tranh, ảnh hoặc bằng chứng khoa học.
5 quy tắc cần dạy trẻ :
- Giúp con hiểu được rằng cái phần được đồ lót che phủ là bộ phận sinh dục của con người.
- Đã là bộ phận sinh dục thì đó là tài sản riêng của con và không ai được quyền xâm phạm, kể cả bố mẹ của mình. Việc sờ mó, đụng chạm rất nguy hiểm. Khi con còn bé không tự vệ sinh được thì ông bà, bố mẹ hoặc người giúp việc hoặc bác sĩ được tắm rửa và khám, chữa bệnh cho bé lúc ốm đau thôi. Những ai làm cho con khó chịu thì con phải phản kháng, từ chối ngay những hành động đó.
- Con không được đụng chạm vào vùng đồ lót của người khác. Nhìn thấy ai quên chưa kéo khóa quần hay tuột khuy áo thì tế nhị nhắc họ hoặc nhìn lảng đi chỗ khác.
- Cha mẹ cũng cần dạy con không để lộ đồ lót khi ở nơi công cộng. Bé gái cần khéo léo khép chân khi ngồi xổm, không ngồi dạng chân, không phanh ngực áo hoặc mặc váy quá ngắn.
- Tuyệt đối con không được vuốt ve vùng đồ lót của mình, của người thân…
Qua rất nhiều khóa đào tạo kỹ năng sống, chuyên gia Lại Thị Hải Lý và thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Lan Hải cho biết: Chủ đề nhạy cảm nhưng được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Phụ huynh phản hồi tích cực bởi các con được giáo dục giới tính đúng cách sẽ giúp các con được hạnh phúc và luôn được mọi người tôn trọng.
Triều Dâng
Theo giaoducthoidai.vn
Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới: Đảm bảo HS được học những tác phẩm có chất lượng
Chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực trong quá trình dạy và học. Theo đó, học sinh sẽ được phát triển theo hướng phát huy năng lực một cách chủ động, sáng tạo. Báo GD&TĐ đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Bùi Mạnh Hùng Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP TPHCM xung quanh vấn đề này.
Kỹ năng giao tiếp làm trục chính xuyên suốt
* Chương trình Ngữ văn mới sẽ lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình (CT) theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/lớp. Xin ông chia sẻ kỹ về hiệu quả tích cực khi HS được dạy và học theo chương trình này?
Với môn Ngữ văn, mục tiêu chủ yếu là giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất đặc thù và năng lực chuyên môn, trong đó có những năng lực cốt lõi như năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ và cảm thụ văn học. Việc lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học là nhằm đáp ứng mục tiêu đó của môn học. Với đặc thù của mình, tất cả những phẩm chất và năng lực trong môn Ngữ văn đều chỉ có thể hình thành và phát triển thông qua đọc, viết, nói và nghe. Đánh giá kết quả dạy học trong môn học này cũng chỉ có thể thông qua đọc, viết, nói và nghe.
Theo kinh nghiệm quốc tế thì cách thiết kế CT như vậy bảo đảm triển khai, lồng ghép được tất cả những gì cần giáo dục trong môn học Ngữ văn. Cách thiết kế đó nhất quán với quan niệm về năng lực là khả năng chỉ có thể phát triển và thể hiện ra thông qua hoạt động. Trong môn Ngữ văn, nếu HS không có kỹ năng đọc, viết, nói và nghe thì không có kết quả giáo dục nào hết. Chúng tôi tin rằng CT Ngữ văn mới sẽ góp phần thay đổi căn bản cách dạy và học của GV và HS, giúp môn học này hoàn thành được sứ mạng của nó trong nhà trường.
*Chương trình Ngữ văn mới được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp. Điều này tạo sự linh hoạt như thế nào cho GV và HS trong quá trình dạy và học thưa ông?
Việc quy định CT mở trước hết là tạo điều kiện linh hoạt và sáng tạo cho tác giả SGK, bảo đảm triển khai được hiệu quả CT phát triển năng lực và thực hiện chính sách một CT nhiều SGK. Về phía mình, GV được linh hoạt điều chỉnh thời lượng dạy học cho mỗi văn bản hay mỗi hoạt động dạy học. Tuy nhiên, GV vẫn phải dạy học dựa vào SGK. Ngữ liệu trong SGK thì vẫn do tác giả SGK lựa chọn và được hội đồng thẩm định SGK quốc gia thẩm định. CT mở không có nghĩa là GV được toàn quyền quyết định ngữ liệu được dạy học trong lớp.
Theo quy định của CT mới, hằng năm, mỗi HS phải tự đọc thêm một số trang sách ngoài ngữ liệu trong SGK. Quy định này tạo cơ hội cho HS được chọn văn bản đọc trong hoạt động đọc mở rộng nhằm giúp các em có hứng thú, thói quen và kỹ năng đọc sách. Đây cũng là cách để nhà trường hiểu hơn HS và định hướng, kiểm soát được việc đọc sách của các em.
Khắc phục hạn chế trong dạy và học
*Nhiều GV cho biết hiện nay vấn đề mà học sinh hạn chế nhất là kỹ năng đọc văn bản. Chương trình SGK mới cùng sách hướng dẫn cho GV sẽ giúp khắc phục vấn đề này như thế nào cùng với các kỹ năng nghe, nói và viết?
Quả đúng là kỹ năng đọc của HS hiện nay khá hạn chế. Các kỹ năng viết, nói và nghe cũng tương tự như vậy. Tình trạng đó là do cách dạy truyền thụ kiến thức một chiều trong nhà trường lâu nay. CT mới sẽ chú trọng khắc phục tình trạng này. Giải pháp khắc phục trước hết được bắt đầu từ mô hình CT và SGK phát triển năng lực. Nội dung cốt lõi của CT là những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe, được thiết kế xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Mục tiêu của dạy học không phải là HS được học tác phẩm/văn bản nào mà là có được kỹ năng đọc, viết, nói và nghe như thế nào, đạt đến mức độ nào qua việc học những tác phẩm/văn bản đó. Với cách thiết kế mới, CT Ngữ văn yêu cầu HS chuyển từ việc lắng nghe lời giảng, tiếp thu kiến thức, "chân lý" từ các thầy cô một cách thụ động sang đọc hiểu các văn bản thuộc những kiểu loại đa dạng với tư cách là chủ thể có cá tính và năng động; biết viết một cách sáng tạo trên cơ sở học hỏi các kiểu mẫu từ việc đọc; biết nói và nghe một cách tự tin và hiệu quả, trước hết, về những gì đã đọc và viết.
Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá cũng bám sát vào mục tiêu đó. Vì vậy, CT mới chắc chắn sẽ góp phần khắc phục được hạn chế về khả năng đọc của HS hiện nay. Vấn đề khắc phục đến mức độ nào còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố khác như khả năng đổi mới của GV và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đổi mới phương pháp dạy học...
Đảm bảo chất lượng và tính khoa học
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP TPHCM
*Việc chỉ đưa 6 tác phẩm văn học bắt buộc gồm: Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập, có nhiều ý kiến cho rằng không cân xứng về nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, đặc trưng thể loại. Với tư cách là người tham gia biên soạn ông có ý kiến như thế nào?
Ban biên soạn CT Ngữ văn quy định 6 tác phẩm bắt buộc nói trên là nhằm bảo đảm những tác phẩm này phải có trong tất cả các bộ SGK khác nhau. Trong bối cảnh triển khai chính sách một CT nhiều SGK thì quy định đó rất cần thiết. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi quan niệm 6 tác phẩm này là đại diện đầy đủ thành tựu của văn học Việt Nam qua các thời kì. Hoàn toàn không phải như vậy! Trong 6 tác phẩm bắt buộc có Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc, không có bất kì tác phẩm văn học Việt Nam nào có thể sánh được. Năm tác phẩm còn lại là những áng hùng văn đánh dấu những điểm mốc trọng đại trong lịch sử đấu tranh sống còn của dân tộc Việt Nam. Đó là biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần độc lập, tự chủ của cha ông ta qua các giai đoạn lịch sử. Rõ ràng việc quy định những tác phẩm đó cần phải có trong tất cả các bộ SGK khác nhau thể hiện quan điểm của Ban soạn thảo coi chủ nghĩa yêu nước là chủ điểm ưu tiên hàng đầu, bảo đảm phải được thể hiện trong ngữ liệu.
Cách xử lí ngữ liệu có phần bắt buộc (với số lượng văn bản hạn chế) và có phần mở (tác giả SGK lựa chọn theo tiêu chí do CT quy định) như vậy là được tiếp thu từ kinh nghiệm quốc tế. Tuy nhiên, thời gian qua, có nhiều ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn phần ngữ liệu. Vì vậy, Ban soạn thảo sẽ cân nhắc để điều chỉnh. Bên cạnh những tác phẩm bắt buộc, chúng tôi dự kiến sẽ quy định thêm tác phẩm lựa chọn, chẳng hạn với mỗi tác giả có tầm ảnh hưởng lớn, vẫn thường được gọi là "tác gia", có thể quy định SGK cần chọn ít nhất một tác phẩm. Việc quy định cần phải có một số tác phẩm văn học dân gian (của người Việt và của đồng bào dân tộc thiểu số) trong SGK cũng đang được cân nhắc.
Dự kiến ban đầu của chúng tôi là phương án lựa chọn tác phẩm/văn bản nên giải quyết ở cấp độ SGK, chứ không cần phải ở cấp độ CT quốc gia. Chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm ở việc kiểm soát chất lượng ngữ liệu vì các nhóm tác giả SGK đều là những nhà chuyên môn và nhà sư phạm, có bản lĩnh và kinh nghiệm để chọn ngữ liệu thích hợp.
Việc kiểm soát chất lượng ngữ liệu ở cấp độ CT quốc gia hay SGK, theo tôi, chủ yếu là vấn đề kĩ thuật. Tuy nhiên, nếu giải quyết ở cấp độ SGK thì thuận lợi hơn vì theo mô hình CT phát triển năng lực, ngữ liệu phải phù hợp với yêu cầu cần đạt được thiết kế trong CT. Nếu ngữ liệu bắt buộc được quy định quá nhiều thì khả năng tương thích giữa ngữ liệu được phép dùng và ngữ liệu cần dùng (để qua đó HS có được những kỹ năng mà CT kì vọng) có thể là thách thức lớn đối với người soạn SGK. CT theo định hướng nội dung/kiến thức như lâu nay chủ yếu chỉ quan tâm cái gì HS được học, cần học nên dù có quy định ràng buộc tất cả ngữ liệu thì tác giả SGK cũng không gặp khó khăn gì để "thi công" CT. Nếu lấy kinh nghiệm với CT theo mô hình cũ mà đề ra các quy định ràng buộc cho CT mới thì sẽ nảy sinh nhiều vướng mắc.
*Để các GV có thể thực hiện tốt vai trò của mình, ông có gợi ý gì đối với các thầy cô giáo về chương trình Ngữ văn mới này?
Để dạy học hiệu quả CT mới, trước hết GV cần nắm vững được định hướng đổi mới CT và SGK. Kiến thức trong CT và SGK mới không tăng thêm đáng kể. Chúng tôi tin rằng ngữ liệu trong các SGK mới sẽ được kế thừa đáng kể từ CT hiện hành. Xét về một số phương diện thì kiến thức còn được giảm bớt. Tuy nhiên, CT và SGK mới đòi hỏi người GV phải thay đổi căn bản phương pháp dạy học, giúp HS có cơ hội tham gia vào hoạt động học của chính các em với tư cách là những chủ thể tích cực, sáng tạo của quá trình học tập, thông qua đó các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà chúng ta mong muốn các em có được.
Thay vì truyền đạt kiến thức có sẵn trong SGK thì sắp tới, GV cần phải tổ chức các hoạt động dạy học trong lớp để HS từng bước có được kỹ năng đọc, viết, nói và nghe về những văn bản thuộc những kiểu loại khác nhau. Nhiệm vụ mới đó đòi hỏi GV cũng phải có kỹ năng đọc, viết, nói và nghe. Nếu GV không có hứng thú, thói quen và kỹ năng đọc, viết, nói và nghe thì rất khó có thể giúp HS phát triển được những kỹ năng đó.
"Nội dung chương trình hiện hành được hình thành trên cơ sở xác định những gì học sinh cần phải học, chứ không phải những gì HS có thể làm được từ việc học. Chương trình này tiêu biểu cho mô hình chương trình định hướng nội dung/kiến thức. Nghị quyết 88 của Quốc hội chủ trương chuyển nền giáo dục từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp cho HS phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực. Để thực hiện chủ trương này, CT GDPT phải chuyển từ mô hình chương trình định hướng nội dung/kiến thức sang mô hình CT phát triển năng lực, lấy mục tiêu giáo dục của môn học làm xuất phát điểm để thiết kế nội dung chương trình."
Hồng Vân (thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Kỹ năng giao tiếp của sinh viên: Trên mạng và thực tế khác xa Trang phục cá tính, những dòng trạng thái đầy sáng tạo về muôn màu cuộc sống thường nhật, lối nói duyên dáng, tự tin và hài hước trong các lời bình luận qua lại với bạn bè... là một vài điểm thiện cảm có được khi tôi quan sát tài khoản cá nhân của một sinh viên nọ. Ảnh minh họa Nhưng thật...