Dạy con “phòng vệ” với giáo viên: Phụ huynh cũng rối bời!
Những vụ việc dâm ô, quấy rối xảy ra với học sinh trong trường học đã buộc phải đặt ra vấn đề giới hạn giao tiếp giữa thầy và trò trong việc bảo đảm an toàn cho con trẻ. Nhưng chính phụ huynh cũng rối bời không biết phải giáo dục con thế nào…
Nói quá làm con sợ
Việc hiệu trưởng ở Phú Thọ lạm dụng nhiều nam sinh gây chấn động vào cuối năm 2018 thì mới đây dư luận lại bàng hoàng trước sự việc một giáo viên tiểu học ở Bắc Giang bị tố dâm ô nhiều học sinh nữ. Rồi lại hoảng hốt trước những tin nhắn với lời lẽ “gạ tình” của một thầy giáo THPT ở Thái Bình với một nữ sinh của trường.
Trước đó, cũng có những trường hợp thầy giáo phải ngồi tù trả giá cho hành vi xâm hại học trò.
Ngôi trường tiểu học ở Bắc Giang – nơi phụ hynh phản ánh nhiều học sinh nữ bị thầy giáo dâm ô
Thế nhưng, việc dạy con trẻ “phòng vệ” với chính giáo viên là một việc càng nghĩ càng thấy khó. Vị thế của một người thầy, trẻ bắt đầu chập chững đến trường đã quen với lời dặn dò “nghe lời thầy cô”…
Chị Phạm Ngọc Dung, ở Phú Nhuận, TPHCM bày tỏ, chị đọc và học hỏi rất nhiều về giáo dục giới tính cho con. Chị hiểu rằng nên nói con tránh xa người xấu, chứ không chỉ là người lạ nhưng rất lúng túng trong việc dạy con giao tiếp với thầy cô.
“Bản thân tôi rất khó để nói cho con hiểu về việc giữ khoảng cách với thầy cô, và vì sao phải như vậy. Không nói thì không được mà nói không đúng sẽ làm con hoảng sợ, mất niềm tin”, người mẹ lo lắng.
Trong đó, chị Trần Minh Anh, có con học tiểu học ở Bình Thạnh (TPHCM) cho biết, lớp con chủ nhiệm là thầy giáo và giáo viên một môn cũng là nam nên thật lòng chị rất quan tâm đến việc làm sao giữ an toàn cho con.
Chị từng “dọa” con tránh xa tất cả đàn ông, họ có thể làm điều xấu với con làm cháu bị mất thăng bằng trong giao tiếp với nam giới, kể cả với bố.
Chị Anh thở dài: “Biết mình làm vậy là không đúng nhưng quả thật tôi không biết phải nói thế nào với con. Cháu mới lớp 4 mà cao lớn, phổng phao, hồn nhiên… mà mẹ mất ăn mất ngủ”.
Giới hạn giao tiếp cho thầy trò
Video đang HOT
Các nghiên cứu, khảo sát về vấn nạn xâm hại tình dục đều nhấn mạnh, hầu hết thủ phạm của các vụ xâm hại, quấy rối đều là người quen với nạn nhân. Với nhiều vụ việc đã xảy ra, không thể né tránh việc học sinh có thể gặp nguy hiểm ngay trong trường học mà ở đó “thủ phạm” quấy rối, xâm hại có thể chính là giáo viên.
Người lớn rất quan tâm đến việc dạy đề phòng người lạ nhưng rất ít khi chú ý đến việc dạy trẻ “phòng” người quen, nhất là với người thân, thầy cô…
Học trò ở TPHCM trong chuyên đề về bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục
Bác sĩ tình dục học Nguyễn Lan Hải (Cố vấn Hội quán Các Bà Mẹ) cho biết, trong “ Luật bàn tay” về giáo dục giới tính cho con trẻ chỉ ra 5 vòng tròn giao tiếp gồm vòng tay – nắm tay – bắt tay – vẫy tay – xua tay.
Trong quan hệ giữa học trò và thầy cô, bác sĩ Lan Hải bày tỏ thuộc mối quan hệ tương tác ở vòng tròn thứ hai là đối với người thân cận. Các em có thể nắm tay và có thể cho phép ở mức vuốt tóc, vỗ vai thân mật, xoa đầu khích lệ…
Theo bác sĩ Hải, những điều này cha mẹ cần nhắc nhở, giáo dục, thực tập cùng con hàng ngày một cách nhẹ nhàng, nhất là khi gặp từng “đối tượng” tương ứng. Qua đó, cũng dạy trẻ nhận diện, tránh những người con thấy “đáng ngại” chứ không chỉ là người lạ.
Ngoài việc giáo dục các kỹ năng bảo vệ an toàn bản thân, điều quan trọng nhất, theo thầy Nguyễn Đức Thanh, giáo viên ở TPHCM là chúng ta đừng “nhồi” vào đầu con trẻ suy nghĩ: Thầy cô luôn luôn đúng và bắt học trò luôn luôn phải nghe lời thầy cô.
Các em cần hiểu rằng nghề nào, nơi nào cũng có người này người nọ để các em có niềm tin nhưng không quên việc “dè chừng”.
“Như vậy, các em mới dễ dàng trong việc nhận diện người tin cậy và người đáng ngại. Không chỉ trong chuyện xâm hại, quấy rối mà trong mọi vấn đề các em cần được giáo dục cách nhìn về sự việc, con người một cách tư duy, đa chiều”, thầy Thanh khẳng định.
5 vòng tròn giao tiếp trong “Luật bàn tay” về giáo dục giới tính:
1/ Tâm vòng tròn: dành cho người ruột thịt (bố đẻ, mẹ đẻ, anh chị em ruột), trẻ được quyền (hoặc cho phép) VÒNG TAY ôm hôn, bế ẵm, cõng, tắm khi nếu khi con chưa tự mình làm vệ sinh, ngồi vào lòng, ngủ chung,…
2/ Vòng tròn tiếp theo, dành cho người thân cận như bà con, thầy cô, bạn bè: bé được quyền NẮM TAY, “cho phép” vuốt tóc, vỗ vai thân mật, xoa đầu khích lệ.
3/ Vòng tròn thứ 3 dành cho người quen (hàng xóm tin cậy, bạn đồng nghiệp của cha mẹ, đã được gia đình sàng lọc), trẻ được quyền BẮT TAY, chào hỏi, trò chuyện,…
4/ Vòng tròn thứ 4: dành cho người lạ, trẻ chỉ cần VẪY TAYchào, tạm biệt.
5/ Ngoài tất cả các vòng tròn này, với những “người đáng ngại”, bé XUA TAY, không tiếp xúc (chứ không phải là xua đuổi, chọc phá, kỳ thị người ta). Người đáng ngại không phải là người đen đủi xấu xí, ngớ ngẩn, tâm thần hay người làm nghề nào đó mà là tự trẻ cảm thấy không thích, bất an, không thoải mái.
Bác sĩ Nguyễn Lan Hải
Hoài Nam
Theo Dân trí
Phụ huynh cũng là thủ phạm dẫn đến trẻ em bị xâm hại!
Sau liên tiếp những vụ xâm hại xảy ra đối với trẻ em thời gian qua, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục khẳng định đã có lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em.
TS Vũ Thu Hương.
Lỗ hổng bảo vệ bắt nguồn từ... quan niệm
Thưa bà, bà có nhìn nhận gì từ các vụ thầy giáo dâm ô học sinh trong thời gian qua, phải chăng đang có lỗ hổng trong môi trường giáo dục?
- Điều này xuất phát từ quan niệm của người Việt Nam. Những người Việt thường xuyên coi trẻ em là đồ chơi của người lớn. Chúng ta thấy, trong rất nhiều gia đình, ông bà yêu cầu con phải sinh con trai hay con gái theo ý họ, đặc biệt là con trai. Những phụ nữ không sinh được con trai thì thường được đánh giá là không biết đẻ.
Thậm chí phụ nữ không sinh được con thì coi như có tội. Rõ ràng người lớn coi việc sinh em bé như quyền lợi, thứ đồ chơi của mình. Thể hiện rõ ở việc, họ rất thích tụt quần em bé ra để cấu vào bộ phận sinh dục và chụp ảnh khoe với mọi người. Người lớn coi hành động đó là thể hiện tình yêu thương hết sức bình thường, nhưng thực ra những tấm ảnh như thế đó là hành vi dâm ô. Do vậy, những câu chuyện xâm hại trẻ em đã xảy ra.
Bản thân những thầy cô giáo kia là người Việt và cũng có suy nghĩ coi đứa trẻ như thứ đồ chơi của họ. Chính vì vậy, họ dễ dàng sàm sỡ trẻ em. Khi sự việc xảy ra rồi, họ lại bao biện là tôi say rượu, tôi không cố tình....
Sự việc xảy ra ở Bắc Giang, khi phụ huynh phản ánh thì nhà trường tổ chức họp kín để thỏa thuận; vụ ở Thái Bình, nữ sinh không dám nêu tên thầy giáo. Có phải để nói ra những chuyện thế này vẫn là điều nhạy cảm, cơ chế bảo vệ trẻ em đang có lỗ hổng?
- Chúng ta hoàn toàn dễ hiểu khi trẻ em không dám tố cáo. Bởi khi đứng ra tố cáo, các cháu chính là nạn nhân của việc bị trêu ghẹo. Đã có những cháu, sau khi bị xâm hại đã bị bạn bè chỉ mặt nói "con này bị hiếp dâm" khiến rất sợ không dám nói ra. Đôi khi trẻ nghĩ rằng mình là người sai trái vì đã để xảy ra chuyện như này.
Lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em chắc chắn có. Ngoài việc quan niệm trẻ em là thứ đồ chơi, chúng ta thấy khi xảy ra sự vụ, từ phía bố mẹ đến thầy cô giáo không ai đứng về phía trẻ. Thầy giáo - người phạm tội ra sức bao biện cho hành vi mình, cấp trên lại biện hộ và bao che cho anh ta. Trong khi không hề ai nghĩ đến tổn thương mà đứa trẻ chịu đựng và không có động thái chia sẻ hay bảo vệ đứa trẻ. Ví dụ, chúng ta không thấy có cuộc họp để ban giám hiệu nói với học sinh toàn trường không được trêu bạn vì đã vừa trải qua giờ phút rất đau khổ. Ngược lại, chúng ta thấy những cuộc họp dàn xếp để bảo vệ kẻ xâm hại trẻ em. Trong khi ấy, người làm cha làm mẹ thay vì cần bảo vệ con mình thì đôi khi họ ra giá để dàn xếp hai bên. Việc phụ huynh không tố cáo chính là chống lại con mình.
Đôi khi mến khách lại làm hại con
Theo bà, cần có những giải pháp gì để lấp lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em cũng như ngăn bị xâm hại?
- Tôi đề nghị Quốc hội có những hình thức tăng nặng nếu như hành vi dâm ô và xâm hại trẻ em diễn ra với những người rất thân thiết có trách nhiệm bảo vệ các em (ví dụ thầy cô giáo, cha mẹ đẻ), để có tính chất răn đe. Trong các cơ quan bảo vệ trẻ em cần xây dựng lộ trình khi xảy ra sự việc thì xử lý thế nào, tránh tình trạng có những buổi gặp mặt phụ huynh để dàn xếp cho qua. Cũng cần có càng nhiều càng tốt những buổi giáo dục giới tính, kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ em.
Cùng với đó là cung cấp số điện thoại đường dây nóng để các em có thể kêu cứu với người thân, nhà trường và những cơ quan cao cấp hơn để có biện pháp bảo vệ. Khi những số điện thoại này được phổ biến thì đôi khi những kẻ có ý định xâm hại lo sợ không dám hành động nữa.
Về phía phụ huynh, họ phải làm gì để bảo vệ con tốt nhất?
- Các phụ huynh cũng là một trong những thủ phạm dẫn đến trẻ bị xâm hại. Thứ nhất các phụ huynh dễ dàng cho người thân quen gần, xa, lạ vào nhà ngủ qua đêm. Nhiều người cho rằng đây là sự mến khách nhưng đôi khi lại làm hại con mình.
Điều thứ hai, người lớn việt Nam thường không tin trẻ em. Mỗi khi trẻ đưa ra những nhận xét hay chia sẻ với bố mẹ về những nguy cơ thì bị gạt đi. Ví dụ: Con không thích ông này, chú kia thì bị bố mẹ mắng, cho rằng lắm chuyện, gây sự, không ngoan cũng là lý do khiến các con rất dễ bị xâm hại.
Thứ ba, bố mẹ dạy các con phải nghe lời người lớn 100%. Và điều này rất dễ dẫn đến chuyện khi các con mới chớm bị xâm hại thì đứng yên để kẻ đó muốn làm gì thì làm, nếu phản kháng thì bị cho là không ngoan. Đôi khi bố mẹ quá tự nhiên trong việc đưa ảnh con dễ thương lên mạng xã hội, đây lại là mầm mống để cho kẻ xâm hại thèm khát.... Cho nên bây giờ để bảo vệ trẻ em thì chính phụ huynh phải thay đổi, biết hiểm họa và có cơ chế bảo vệ con em mình.
Xin cảm ơn bà!
Theo kinhtedothi
Cảnh báo vấn nạn 'thầy biến thái' trong trường học Trong khi vụ việc thầy giáo chủ nhiệm say xỉn sàm sỡ hàng loạt nữ sinh lớp 5 ở Bắc Giang đang được các cơ quan chức năng làm rõ, thì hàng loạt tin nhắn "gạ tình" của thầy giáo ở Thái Bình với nữ sinh lớp 10 cũng đang được phát tán trên mạng xã hội. Sẽ còn bao nhiêu "thầy giáo...