Dạy con kỹ năng làm việc nhóm
Bạn hãy yêu cầu con làm việc nhà, nhưng không giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người mà để các bé tự phân công, giúp đỡ nhau.
1. Hoạt động tổ chức nhóm
Để trẻ có thể rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, không gì tốt hơn cho phép trẻ trải nghiệm làm việc trong các hoạt động có tổ chức. Thông qua các hoạt động này, trẻ sẽ hiểu rõ hơn về tinh thần đồng đội, chia sẻ và trợ giúp lẫn nhau. Từ đó, trong các hoạt động nhóm sau này, đặc biệt trong công việc, trẻ sẽ có kinh nghiệm xử lý và nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh.
Tại trường học, trẻ sẽ được trải nghiệm tinh thần đồng đội thông qua nhiệm vụ bài tập nhóm do thầy cô giao. Tuy nhiên, phụ huynh có thể đăng ký cho trẻ tham gia các câu lạc bộ như: tình nguyện, hướng đạo sinh hoặc các bộ môn thể thao đề cao tinh thần đồng đội như bóng đá, bóng rổ, nhảy hiện đại.
Với những em nhỏ chưa đi học, việc tham gia câu lạc bộ đồng đội là chưa thể. Vì vậy phụ huynh hãy tổ chức các trò chơi nhóm tại nhà, mời bạn bè hoặc anh chị em của trẻ cùng tham gia. Một số trò chơi đơn giản có thể tổ chức tại nhà gồm đoán đồ vật, tìm lãnh đạo, nhảy bao bố. Không chỉ trẻ con, hiện nay tại nhiều công ty, những trò chơi này thường được tổ chức để giúp nhân viên phát triển kỹ năng làm việc nhóm.
Ảnh: Shutterstock.
3. Nêu ví dụ từ chương trình truyền hình
Trẻ em hiện nay dành nhiều thời gian cho các thiết bị công nghệ, chương trình truyền hình. Phụ huynh có thể tận dụng cơ hội này để giải thích cho các em nhỏ về ý nghĩa và cách thức làm việc theo nhóm. Chẳng hạn, khi xem một bộ phim có nhiều nhân vật hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ, bạn có thể chỉ cho trẻ thấy nhân vật chính đã thành công nhờ sự trợ giúp của mọi người, thành viên trong đội đã làm việc ra sao. Từ đó, ngợi ca giá trị của tinh thần đồng đội.
Phụ huynh có thể cùng con tìm xem những bộ phim như “Thuyền trưởng Jake và cướp biển vùng đất thần tiên”, “Phineas and Ferb”, “Gia đình siêu nhân”.
Video đang HOT
4. Quan tâm người khác
Khi chỉ nghĩ đến cá nhân, trẻ thường ít mở lòng, làm việc hời hợt hoặc làm việc trên tinh thần “mạnh ai nấy làm”. Nếu biết đồng cảm, chia sẻ với bạn bè, trẻ có thể làm việc nhóm tốt hơn.
Vì vậy, bạn hãy khuyến khích con quan tâm, ủng hộ các bạn xung quanh. Chẳng hạn, cổ vũ khi bạn tham gia hoạt động thể thao, giảng bài cho bạn học yếu, hỏi thăm về cuộc sống của các bạn. Qua những cử chỉ này, trẻ còn được trau dồi tinh thần đoàn kết, lòng nhân hậu, hòa đồng với mọi người xung quanh.
5. Thúc đẩy tinh thần đoàn kết tại nhà
Trẻ học mọi thứ ngay trong ngôi nhà của mình. Nếu thành viên trong gia đình có thể kết hợp làm việc nhóm hoặc phụ huynh làm gương cho trẻ về sự đoàn kết, các em sẽ làm chủ hoạt động đồng đội ngoài xã hội. Ngược lại, nếu mỗi thành viên trong gia đình chỉ lo làm việc của mình, ít quan tâm, chia sẻ lẫn nhau, trẻ thường sống khép mình hoặc có tính ích kỷ.
Nếu gia đình có hai con trở lên, bạn hãy yêu cầu các con cùng làm việc nhà nhưng không giao cụ thể nhiệm vụ cho từng người. Ví dụ, hãy yêu cầu hai con lau dọn nhà cửa nhưng không nói rõ ai phải lau hoặc ai phải quét nhà. Từ đó, các bé phải phân công công việc, giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện nhiệm vụ được giao. Nếu có một con, bạn có thể khuyến khích con cùng tham gia công việc với bố mẹ như nấu cơm, sửa chữa đồ đạc.
Một hoạt động phổ biến khác trong các gia đình là đi dã ngoại, cắm trại. Nhờ đó, các thành viên được thư giãn đầu óc, cảm thấy gắn kết hơn. Trong chuyến du lịch, bạn hãy tổ chức các trò chơi để mọi người trong gia đình cùng tận hưởng.
6. Đọc truyện
Những tấm gương, câu chuyện đề cao tinh thần đồng đội là bài học gần gũi, đơn giản dành cho trẻ. Phụ huynh có thể tận dụng thời gian kể chuyện trước khi ngủ để gài gắm những bài học về ý nghĩa của hoạt động nhóm.
Ví dụ, câu chuyện “Bụng và các bộ phận” kể về việc các bộ phận trong cơ thể người ghen tị với bụng vì nó chỉ làm mỗi một việc là hưởng thụ đồ ăn. Thế nên, mấy ngày liền, tay, chân, miệng từ chối làm việc. Nhưng chỉ sau mấy ngày, các bộ phận cảm thấy mệt mỏi, không còn khỏe mạnh như ngày thường. Từ đó, các bộ phận nhận ra nếu bụng không tiếp nhận đồ ăn, chuyển thành dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, cơ thể người sẽ không thể hoạt động.
Trung tâm Tiếng Anh Langmaster có tốt không?
Nếu bạn đang thắc mắc: Trung tâm tiếng anh Langmaster có tốt không? Khóa học ở đây có thực sự hiệu quả hay chỉ là lời quảng cáo? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Cùng giải đáp câu hỏi trên ở 3 khía cạnh: phương pháp học tập, mô hình học tập và đội ngũ giảng viên.
Phương pháp học của Langmaster có tốt không?
Lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP), Học qua trải nghiệm (ELC), Học qua dự án (PBL), Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom),.. là những phương pháp đào tạo đặc biệt tại Langmaster. Bên cạnh công dụng riêng biệt, các phương pháp cũng bổ trợ cho nhau, giúp học viên thay đổi tư duy và thói quen học tiếng Anh. Cụ thể:
Phương pháp ELC: Học thông qua trải nghiệm từ các tình huống thực tế giúp học viên xây dựng kiến thức nền tảng về các chủ đề cụ thể và hình thành phản xạ khi gặp tình huống trong giao tiếp thực tế.
Phương pháp PBL: Học viên được đào tạo theo các dự án, giúp phát triển toàn diện các kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian,...
Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom): không chỉ học trên lớp, học viên còn được ôn tập và học online tại nhà. Nâng cao khả năng tự học và tiếp thu kiến thức một cách chủ động là ưu điểm vượt trội của phương pháp này.
Đặc biệt, Langmaster còn được biết đến là đơn vị tiên phong ứng dụng Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy-NLP trong đào tạo và giảng dạy tiếng Anh. Đây là phương pháp nghiên cứu và ứng dụng thói quen của người thành công, giúp truyền cảm hứng, thay đổi tư duy, tạo động lực giúp người học rút ngắn thời gian học tiếng Anh và hình thành thói quen học tập hiệu quả.
Với hơn 120.000 học viên theo học trên khắp cả nước, hơn 80% tỷ lệ học viên có thể tự tin giao tiếp và tự học tiếng Anh một cách hiệu quả đang cho thấy Langmaster đã ứng dụng hiệu quả phương pháp học tập, nhận được sự tín nhiệm từ học viên, tạo ra thay đổi đột phá giúp học viên tiến bộ nhanh hơn so với cách học truyền thống.
Mô hình học của Langmaster có tốt không?
Ngoài phương pháp đào tạo đặc biệt, Langmaster còn được biết đến là trung tâm có mô hình học tập độc đáo: 4CE (Class, Club, Conference, Community, E-study).
Ưu điểm của mô hình học này chính là mang đến các buổi học sinh động, thú vị, dễ tiếp thu. Nhờ đó, học viên có thể phát triển toàn diện khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp của mình.
Không chỉ học tiếng Anh trên lớp, học viên còn được ôn tập và thực hành các kỹ năng thông qua hệ thống học online và các hoạt động của câu lạc bộ do Langmaster tổ chức. Bên cạnh đó, học viên còn có cơ hội tham gia các hội thảo với chuyên gia, hoạt động cộng đồng để nâng cao kỹ năng và phát triển bản thân.
"Đối với em môi trường học tập ở Langmaster rất khác biệt và hiệu quả. Môi trường ở đây rất năng động, trẻ trung và thực sự giúp học viên có thể phát triển các khả năng của mình. Sau vài tháng học ở Langmaster, em đã tự tin hơn nhiều và có thể giao tiếp với người nước ngoài một cách trôi chảy", bạn Bùi Ngọc Quyên lớp LCP-LCC 08 chia sẻ
Giảng viên của Langmaster có tốt không?
Tại Langmaster, quy trình tuyển chọn và đào tạo đội ngũ giảng viên và trợ giảng khắt khe hơn hẳn so với mặt bằng giáo viên tiếng Anh ở các trung tâm khác.
Yêu cầu đầu tiên là tất cả giảng viên và trợ giảng phải có tình yêu và đam mê với lĩnh vực giáo dục. Thêm vào đó, 100% giảng viên tại trung tâm đều đạt 7.5 IELTS hoặc 850 TOEIC, được đào tạo bài bản trong tối thiểu 2 tháng về kỹ thuật giảng dạy và kỹ năng sư phạm, cập nhật các phương pháp giảng dạy tiến tiến nhất. Sau quá trình đào tạo và sàng lọc, số lượng giảng viên được tuyển chọn để đứng lớp chỉ chiếm 10-20% so với số lượng được nhận vào để đào tạo ban đầu.
Để trở thành trợ giảng tại Langmaster, bạn cần đạt 6.0 IELTS hoặc 650 TOEIC. Không chỉ giúp học viên khuấy động tinh thần học tập, trợ giảng còn tham gia các hoạt động trong lớp học và hỗ trợ giảng viên check lỗi bài tập về nhà.
Tạm kết
Langmaster đã và đang khẳng định chất lượng đào tạo với với tổng 9.3 điểm chất lượng trên Edu2Review (Nền tảng đánh giá giáo dục uy tín nhất hiện nay) và gần 5.000.000 follow trên kênh Facebook, Youtube.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã có đáp án cho câu hỏi "Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster có tốt không?". Nếu bạn chưa biết bắt đầu học tiếng Anh từ đâu, Langmaster chắc chắn là sự lựa chọn tuyệt vời giúp khơi dậy đam mê tiếng Anh, thay đổi tư duy và hình thành thói quen tích cực.
Tìm hiểu thêm tại https://langmaster.edu.vn/hoc-tieng-anh-giao-tiep-cho-nguoi-moi-bat-dau
Giúp trẻ xây dựng tính quyết đoán Tự quyết định, tham gia hoạt động nhóm, học cách chịu trách nhiệm có thể giúp trẻ xây dựng tính quyết đoán và loại bỏ thói quen ỷ lại. Quyết đoán là khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng, dứt khoát và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho vấn đề bất kỳ. Khác với độc đoán, quyết đoán là bảo vệ những...