Dạy con kỹ năng giải quyết vấn đề theo phương pháp Montessori
Khi trả lời câu hỏi của con, cha mẹ hãy sử dụng phương pháp đặt câu hỏi ngược để trẻ xây dựng kỹ năng tư duy tìm lời giải đáp.
Montessori là phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình. Một trong những bài học các nhà giáo dục Montessori thường dạy là kỹ năng giải quyết vấn đề. Để làm được điều này, trang Motherly chỉ ra bảy cách.
1. Đặt tên cho vấn đề
Đa số phụ huynh gặp tình huống con khóc hết nước mắt, nhưng lại không thể nói rõ lý do vì sao. Nhiệm vụ của cha mẹ là giúp con xác định vấn đề trước khi tìm ra giải pháp.
Đặt tên cho vấn đề càng cụ thể càng tốt. Sau đó, hãy đặt câu hỏi mang tính định hướng nên làm gì tiếp theo. Ví dụ, trong tình huống con làm đổ nước và bật khóc, cha mẹ có thể nói: “Con có vẻ buồn vì làm tràn nước và cần giẻ lau để làm sạch chỗ ướt. Vậy con nên làm gì trước tiên?”.
Trẻ nhỏ hỏi hàng nghìn câu mỗi ngày. Điều này rất tốt nhưng bạn không nhất thiết đưa ra mọi câu trả lời. Hãy thử trả lời bằng một câu hỏi. Khi ấy, trẻ sẽ phải tư duy, vạch định trong đầu lời giải, từ đó xây dựng kỹ năng tự tìm câu trả lời.
Ví dụ, nếu con buồn bã hỏi bạn rằng “Làm thế nào để bạn thân nhất hết giận con?”, bạn có thể hỏi “Sao con không thử vạch ra một số ý tưởng” để con tự tìm câu trả lời và nhận thấy tầm quan trọng của việc tự giải đáp.
3. Cung cấp cách thức giúp trẻ tìm câu trả lời
Khi con hỏi “tại sao bầu trời có màu xanh”, cha mẹ thường hay giải đáp ngay thắc mắc cho trẻ bằng kiến thức có sẵn trong đầu hoặc bằng công cụ Google. Cách này không giúp trẻ tự khám phá và ghi nhớ kiến thức.
Thay vào đó, bạn hãy cùng con ngồi xuống, chia sẻ với con về cách bạn tìm câu trả lời, có thể thông qua sách, Google. Đừng quên hướng dẫn con cách chọn lựa nguồn thông tin chính xác, an toàn và đáng tin cậy.
4. Đặt thử thách phù hợp
Trong phương pháp giáo dục Montessori, giáo viên liên tục giới thiệu cho trẻ những vấn đề nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng. Họ muốn trẻ hiểu rằng công việc luôn có tính thử thách, nhưng không phải không thể làm được.
Tại nhà, bạn hãy theo dõi hoạt động của con, cho con cơ hội thực hiện các nhiệm vụ có tính thử thách, như tự mặc quần áo, đặt câu đố. Bạn không nên chọn thử thách quá đơn giản nhưng cũng không quá khó. Nếu con không thực hiện được, bạn có thể cho lời khuyên, nhưng trước tiên hãy để trẻ tự giải quyết.
Video đang HOT
5. Chú ý vào nỗ lực của trẻ
Giáo viên theo phương pháp Montessori không bao giờ nói “Bạn trả lời đúng tất cả câu hỏi”, mà luôn nói “Bạn đã chăm chỉ học Toán một thời gian dài và hoàn thành ba câu hỏi”. Đối với trẻ, lời động viên có ý nghĩa hơn kết quả.
Phụ huynh hãy thử áp dụng phương pháp này tại nhà nếu con nỗ lực hoàn thành một công việc ngoài tầm tay. Ví dụ, nếu trẻ cố gắng xếp bộ Lego nhưng không thành công, bạn hãy khen con: “Đây là điều thực sự khó khăn, nhưng con đã làm việc thật chăm chỉ. Con hãy tiếp tục cố gắng vào ngày mai nhé”.
6. Kiên nhẫn với trẻ
Ngay khi con còn nhỏ, phụ huynh hãy để con tự thực hiện những việc nhỏ nhất, nằm trong khả năng của chúng rồi dần nâng độ khó của nhiệm vụ. Ban đầu con có thể mất nhiều thời gian hoàn thành, thậm chí làm mọi việc rối hơn.
Cha mẹ hãy kiên nhẫn hướng dẫn để con tự thực hiện công việc. Chúng sẽ học được cách làm việc hiệu quả hơn từ những thất bại và học được cách tự giải quyết vấn đề mà không cần đến sự trợ giúp của mọi người xung quanh.
7. Đồ chơi phát triển tư duy
Trong các lớp học Montessori, giáo viên có những bộ công cụ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy. Tại nhà, cha mẹ có thể dạy trẻ thông qua đồ chơi mô hình, lắp ghép.
Khi trẻ chơi lắp ráp mà hết mảnh ghép, chúng sẽ phải tư duy sử dụng đồ vật nào thay thế. Đây là cách giải quyết vấn đề bằng hành động và các kỹ năng trẻ học được khi chơi sẽ chuyển thành kỹ năng học tập.
Tú Anh
Theo Motherly/VNE
Tám cách giúp trẻ xây dựng kỹ năng tự giác
Xây dựng lịch trình làm việc hoặc dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề là những cách giúp trẻ nhỏ thiết lập tính tự giác.
Kỹ năng tự giác giúp trẻ kiềm chế sự hài lòng, chống lại cám dỗ và chịu đựng khó khăn để đạt mục tiêu lâu dài. Trẻ được rèn luyện từ nhỏ sẽ trở thành người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Dưới đây là tám cách Verywell Family gợi ý phụ huynh áp dụng để xây dựng tính tự giác cho con.
1. Xây dựng lịch trình
Cha mẹ hãy tạo lịch trình hoạt động mỗi ngày cho trẻ để rèn luyện thành thói quen. Khi biết mình phải làm gì, trẻ sẽ tập trung thực hiện, tránh việc bị xao nhãng bởi các việc khác.
Một lịch trình cụ thể vào buổi sáng sẽ giúp trẻ biết khi nào cần đánh răng, ăn sáng hay thay quần áo. Tương tự, lịch trình sau khi đi học về sẽ dạy trẻ cách phân bổ thời gian giữa việc nhà, làm bài tập và vui chơi.
Điều quan trọng, phụ huynh nên xây dựng lịch trình đơn giản và cần kiên nhẫn để trẻ có thời gian thực hành, dần dần chúng sẽ không cần đến bố mẹ trợ giúp.
2. Giải thích lý do khi yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ
Khi trẻ chưa học được kỹ năng tự giác, phụ huynh có thể giao nhiệm vụ, hoạt động để trẻ thực hiện. Nhưng thay vì yêu cầu hãy làm theo ý của mình, bạn nên giúp trẻ hiểu lý do tại sao phải làm việc đó.
Thay vì nói "Con hãy làm bài tập về nhà trước khi chơi", bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu làm bài tập trước thì thời gian vui chơi sẽ thoải mái hơn, không phải canh cánh lo lắng về bài tập. Điều này giúp trẻ hiểu mỗi nhiệm vụ phải làm đều có mục đích.
Khi áp dụng phương pháp này, cha mẹ cần lưu ý không đưa ra lời giải thích, bài giảng dài dòng.
3. Đưa ra hậu quả
Đôi khi, hậu quả có thể dạy trẻ những bài học lớn trong cuộc sống. Khi trẻ không chịu thực hiện công việc bạn yêu cầu, hãy nêu ra hậu quả cụ thể, ngay trước mắt để con lựa chọn giữa việc thực hiện hay không.
Ngay cả khi trẻ vẫn lựa chọn không làm theo, phụ huynh không nên la hét, ép buộc con mà để trẻ tự nếm trải thất bại để rút ra bài học cho lần sau.
Ảnh: Femalefirst
4. Định hình hành vi tại từng thời điểm cụ thể
Hình thành tính tự giác cho trẻ là quá trình phải mất nhiều năm, phụ huynh nên sử dụng các chiến thuật trong từng giai đoạn phát triển cụ thể để định hình từng bước một.
Thay vì mong đợi một đứa trẻ 6 tuổi đột nhiên có thể thực hiện toàn bộ thói quen buổi sáng mà không cần bất kỳ lời nhắc nhở nào, bạn hãy sử dụng biểu đồ hình ảnh treo tường để mô tả ai đó chải tóc, đánh răng và mặc quần áo. Bạn có thể chụp ảnh con thực hiện các hoạt động này và tạo biểu đồ cho riêng trẻ.
Khi trẻ không thực hiện, hãy nhắc con nhìn vào biểu đồ cho đến khi có thể tự mình thực hiện từng nhiệm vụ. Dần dần trẻ sẽ cần ít lời nhắc hơn.
5. Khen ngợi
Khi con tự giác thực hiện nhiệm vụ, hãy dành lời khen ngợi tích cực cho bé và nhấn mạnh bạn muốn thấy những hành động này thường xuyên hơn. Khi hành vi tốt được khen ngợi, trẻ sẽ thường xuyên lặp lại.
6. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc làm việc cùng nhau có liên quan đến việc xây dựng tính tự giác. Trước khi con bạn thực hiện một công việc, hãy cùng trẻ thảo luận về công tác chuẩn bị.
Các vấn đề phức tạp hơn có thể cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn hoặc thử nghiệm thất bại để tìm được cách giải quyết hợp lý. Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ khiến trẻ luôn động não nghĩ cách cách thức tổ chức hoạt động, từ đó nâng cao khả năng tự giác.
7. Làm gương cho trẻ
Trẻ em thường có xu hướng bắt chước hành động của người lớn. Nếu con thấy bạn chần chừ làm việc, chúng có thể học tính trì hoãn. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý thực hiện tính kỷ luật để trẻ học theo. Khi bạn không thể làm được, hãy nhận lỗi về mình và cùng thảo luận với trẻ về hành động nên làm.
8. Thưởng cho hành vi tốt
Khi con không chịu ngủ sớm, hãy chơi trò thu thập tem ngủ sớm để nhận quà. Từ đó, xây dựng hành vi tốt cho trẻ thông qua việc chơi trò chơi và khen thưởng. Việc khen thưởng có thể thúc đẩy trẻ thực hiện những hành vi tốt.
Nếu trẻ học được tính tự giác, hãy dừng việc khen thưởng. Phụ huynh cũng không nhất thiết phải thưởng tiền mà có thể lựa chọn những món quà nhỏ hoặc cho phép trẻ chơi trò chơi nhiều hơn.
Tú Anh
Theo Verywell Family/VNE
Giáo viên Montessori gợi ý số lượng đồ chơi mà 1 đứa trẻ thực sự cần, mẹ tránh mua quá nhiều gây lãng phí Đâu phải cứ nhiều đồ chơi là tốt, bởi giáo viên Montessori đã khuyên ngược lại. Nếu hỏi 1 đứa trẻ rằng con muốn có bao nhiêu đồ chơi, câu trả lời chắc chắn sẽ là càng nhiều càng tốt bởi trẻ con luôn là vậy, đồ chơi luôn là thứ mà các bé thích và muốn có nhiều nhất có thể. Nhưng...