Dạy con học tại nhà là xu hướng ở Mỹ
Số lượng người Mỹ lựa chọn dạy học tại nhà ngày càng tăng vì nó giúp trẻ em được học đúng trình độ, tiết kiệm thời gian, chi phí, thậm chí tránh phải chấp hành luật mới.
Từ năm 1852, các nhà làm luật, nhà giáo dục và bậc cha mẹ ở Mỹ bắt đầu tranh luận về tính hợp pháp của home school – dạy học tại nhà. Cuộc tranh luận giữa những người ủng hộ phương pháp này và những người ủng hộ việc thành lập trường công kéo dài hàng thập kỷ, theo Newsplex.
Đến cuối thập niên 80 của thế kỷ 19, tính hợp pháp của dạy học tại nhà không còn là vấn đề gây tranh cãi. Người ta chuyển sang thảo luận về việc liệu những đứa trẻ tự học tại nhà có được phép tiếp cận các loại quỹ, cơ sở vật chất cùng những nguồn tài nguyên nhà nước hay không.
Tại Mỹ, năm học 2011 – 2012, khoảng 3% học sinh trong độ tuổi từ 5 đến 17 lựa chọn hình thức tự học tại nhà. Ảnh: AP.
Ngoài ra, phương pháp này cũng đặt ra câu hỏi về mức độ quản lý từ nhà nước đối với những trường hợp không đến trường học tập trong vấn đề chương trình giảng dạy và các bài kiểm tra theo tiêu chuẩn chung.
Đến nay, tất cả 50 bang ở Mỹ chấp nhận việc dạy học tại nhà là hợp pháp, mặc dù mỗi bang có một yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn cho phép bố mẹ tự dạy con ở nhà.
Hơn 1,7 triệu người học tại nhà
Hiện tại, đây trở thành xu hướng trong nền giáo dục Mỹ. Số liệu đầu tiên về việc tự học tại nhà được đưa ra năm 1999. Tại thời điểm đó, khoảng 850.000 học sinh học tại nhà. Đến năm 2015, hơn 1,7 triệu người lựa chọn hình thức học tập này.
Tính riêng tại hạt Albemarle, bang Virginia, số học sinh học tại nhà tăng 12% trong năm 2015 và 21% trong vòng 5 năm qua.
Mary Soisson là một trong số những phụ huynh tự dạy con ở nhà. Cô đã giáo dục thành công hai đứa con lớn và đang dạy 3 đứa còn lại.
Mary từng giảng dạy tại một trường công lập. Cô quyết định nghỉ việc để dạy 5 người con.
“Mọi người có nhiều cách khác nhau để giáo dục con nhưng đối với chúng tôi, đây là cách tốt nhất”, cô nói.
Nữ phụ huynh cho biết, lựa chọn này giúp con cô có cơ hội học tập trong môi trường thân thiện hơn.
Video đang HOT
“Từng làm nghề giáo, tôi rất tôn trọng các giáo viên. Nhưng tôi hiểu, họ rất khó để đáp ứng hết nhu cầu học tập của tất cả học sinh trong lớp, giảng bài phù hợp với trình độ đa dạng của các em”, Mary giải thích.
Những người con của Mary Soisson đều tự học tại nhà. Ảnh: Newsplex.
Con gái cô, Naomi, 14 tuổi, đang học lớp 9 và chưa từng đến trường. Tuy nhiên, cô bé không bỏ lỡ bất cứ điều gì.
“Hầu hết nghĩ rằng những đứa trẻ tự học tại nhà thường kỳ quái, đọc sách cả ngày và không hòa nhập với xã hội. Trên thực tế, chỉ cần hòa đồng, về cơ bản, họ không khác gì những đứa trẻ khác”, cô cho hay.
Đương nhiên, trong cảm nhận của học sinh, việc học tại nhà khiến các em khác biệt với bạn bè. Naomi cho biết, em không thể gặp bạn mỗi ngày, thậm chí nhiều khi mất liên lạc trong thời gian dài vì hai bên có lịch học khác nhau.
Dù vậy, home school cũng có nhiều ưu điểm. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, nó còn giúp người học rút ngắn thời gian học.
Porter Dickie là sinh viên năm cuối tại Đại học Virginia và sẽ tốt nghiệp khi mới 19 tuổi. Trước đó, cô học tại nhà và hoàn thành chương trình phổ thông năm 16 tuổi.
Trường hợp như Dickie không hiếm. Cô quen biết nhiều người không đến trường, thậm chí có người tốt nghiệp khi mới 10 tuổi.
Nữ sinh 19 tuổi hài lòng với phương pháp gia đình đã chọn. Việc học đại học khi còn nhỏ tuổi không ảnh hưởng đến ý thức phấn đấu hay kết quả học tập của cô. Đương nhiên, là người ít tuổi nhất lớp, cô thiếu hụt một số trải nghiệm thực tế so với các bạn học khác. Chẳng hạn, khi giảng viên nói về vụ khủng bố 11/9, Dickie là sinh viên duy nhất không nhớ về nó.
Cô chưa từng nghĩ bản thân thiếu hụt kỹ năng sống vì không đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Với cô, đây là một trải nghiệm tuyệt vời.
Home school để… tránh tiêm
Dạy học tại nhà là xu hướng chung ở Mỹ. Tuy nhiên, tại California, phụ huynh có thêm động lực để chọn phương pháp này sau khi chính quyền bang ban hành Luật Vaccine bắt buộc.
Theo luật mới, học sinh tại các trường công lập và tư thục cần tiêm đủ 10 loại vaccine như một điều kiện để có thể tiếp tục đến trường.
Một số cha mẹ lựa chọn dạy con tại nhà nhằm tránh luật mới vì họ không muốn con tiêm một số loại vaccine hoặc con họ dị ứng với một trong số 10 loại theo quy định.
Hiện tại, California có khoảng 177.000 học sinh tự học tại nhà. Luật Vaccine bắt buộc chắc chắn làm tăng số lượng này dù chuyên gia về dạy học tại nhà Diane Flynn Keith cảnh báo phương pháp trên không hề dễ dàng, đặc biệt đối với những người lựa chọn nó chỉ vì họ không muốn con phải tiêm vaccine.
Bản thân người có kinh nghiệm dạy học và xác định cho con học tại nhà ngay từ đầu như Mary Soisson cũng thừa nhận việc vừa làm thầy vừa làm mẹ rất khó khăn.
Tuy nhiên, cô tin, nếu cha mẹ đủ hiểu biết và kiên nhẫn, họ sẽ giáo dục con cái thành công mà không cần đến trường lớp.
“Nhiều người từng đoán tôi không làm nổi. Nhưng tôi nói với họ rằng, mình có thể. Các bà mẹ đã dạy con nói, đi những bước đầu tiên, hướng dẫn chúng cách thắt dây giày cùng các việc khác. Vì thế, tôi tin họ có thể tự dạy con nếu họ thật sự muốn”, cô nói.
Theo Zing
10 đại học đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới
Bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới QS công bố danh sách 10 trường đào tạo ngành Y hàng đầu dựa trên tiêu chí chất lượng học thuật, danh tiếng giảng viên và nghiên cứu.
Trường Y thuộc Đại học Harvard, Mỹ, đứng đầu bảng xếp hạng. Trường được trang bị cơ sở vật chất hiện đại nhằm thực hiện sứ mệnh giáo dục, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe. Khoảng 2.900 giảng viên và gần 5.000 người hướng dẫn sinh viên. Ảnh: Harvard.edu.
Đại học Oxford, Anh, đứng thứ hai trong danh sách. Trường đào tạo ngành Y từ thế kỷ 13. Hiện tại, Oxford có hai chương trình chính là Cử nhân Y khoa và Giải phẫu học. Bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại, trường nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách mở các lớp học quy mô nhỏ. Một lớp học thậm chí chỉ có giảng viên hướng dẫn hai sinh viên. Chương trình được thiết kế phù hợp trình độ và hứng thú của sinh viên. Ảnh: Telegraph.
Đứng thứ ba trong danh sách là trường Y thuộc Đại học Cambridge, Anh. Trường có các bệnh viện trực thuộc, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, phòng khám. Khuôn viên Y sinh Cambridge là trung tâm nghiên cứu y khoa và khoa học sức khỏe lớn nhất châu Âu. Ảnh: Educatingmed.
Trường Y thuộc Đại học Johns Hopkins, Mỹ, xếp thứ tư. Bên cạnh khu giảng dạy chính là Bệnh viện Johns Hopkins, sinh viên còn được học tập, thực hành tay nghề tại các bệnh viện trực thuộc và trung tâm y tế khác. Ảnh: Doctors.practo.
Đại học Stanford, Mỹ, là một trong những trường hàng đầu thế giới. Ngành Y của trường cũng được đánh giá cao, đứng thứ năm trên bảng xếp hạng của QS. Bên cạnh đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trường còn đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện để sinh viên thực hành, rèn luyện tay nghề. Ảnh: Stanford.edu.
Trường Y thuộc Đại học Stanford ở thành phố San Francisco, Mỹ, đứng thứ sáu. Bệnh viện được xây dựng ngay trong khuôn viên trường. Đây là nơi học tập, thực hành và nghiên cứu của sinh viên. Ảnh: Inetours.
Vị trí tiếp theo là trường Y David Geffen thuộc Đại học California ở thành phố Los Angeles, Mỹ. Ngoài giờ học trên giảng đường, sinh viên được thực hành tại Bệnh viên Nhi Mattel, Trung tâm y tế Ronald Reagan. Ảnh: Doctors.prado.
Trường Y thuộc Đại học Yale, Mỹ, đứng thứ tám. Được thành lập năm 1813, cơ sở giảng dạy chính của trường là Bệnh viện Yale - New Haven. Ngoài ra, Yale còn sở hữu thư viện Y học Harvey Cushing/John Hay Whitney, một trong những thư viện y học hiện đại lớn nhất thế giới. Ảnh: Yale.edu.
Đại học Y Karolinska, Thụy Điển, xếp thứ chín. Đây cũng là một trong những trường Y lâu đời nhất tại nước này. Trường có khoảng 50 giáo sư và chiếm 40% số lượng các công trình nghiên cứu y học ở Thụy Điển. Ảnh: Mastersportal.
Đứng thứ 10 trong danh sách là Đại học College London, Anh. Trường mở cửa từ năm 1834. Hoạt động giảng dạy tại đây chủ yếu được tiến hành ở bệnh viện Đại học College, Bệnh viện Hoàng gia, Bệnh viện Whittington cùng một số bệnh viện liên kết khác. Ảnh: Wikipedia.
Theo Zing
Nam sinh tự chế đồng hồ đòi bồi thường 15 triệu USD Luật sư của Ahmed cho biết, việc nam sinh này bị bắt vì mang đồng hồ tự chế đến lớp đã ảnh hưởng đến tâm lý của cậu và yêu cầu trường, chính quyền bồi thường 15 triệu USD. Ngày 23/11, Kelly Hollingsworth, luật sư của nam sinh người Hồi giáo bị bắt vì mang đồng hồ tự chế đến lớp, cho biết,...