Dạy con cách tôn trọng người khác
Khi con có hành vi thiếu tôn trọng người lớn, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, giải thích sai lầm cho con hoặc áp dụng kỷ luật tích cực thay cho đòn roi.
Pamela Li, sống tại bang California, Mỹ, chia sẻ phương pháp dạy con tôn trọng người khác trên Parenting For Brain.
Một hôm, con gái 5 tuổi ăn bánh quy trong phòng ngủ của tôi dù tôi đã nhắc cháu không được làm vậy. Con gái lờ đi yêu cầu của mẹ. Tôi tức giận và hét lên: “Mẹ đã bảo con không được ăn trong phòng ngủ”. Cháu quay lại nhìn tôi và rời phòng.
Các bạn đang nghĩ rằng việc la hét mới thực sự hiệu quả trong trường hợp này phải không? Thực tế rằng con gái không nghe lời vì cháu không chú tâm vào yêu cầu của tôi. Tôi ngồi ở bàn làm việc, đưa ra mệnh lệnh của mình mà thiếu sự giao tiếp bằng mắt hay để ý liệu con gái có đang lắng nghe. Trong khi đó, mọi sự tập trung của cháu đang dồn cho miếng bánh quy.
Tuy nhiên, từ góc độ của mình, tôi lại cho rằng con gái nghe hiểu mọi mệnh lệnh và đang cố tình không tôn trọng mẹ. Thay vì bình tĩnh suy xét lý do cho hành động vô lễ của con, tôi đã hét lên. Tôi đã khiến con hiểu nhầm rằng tôi chỉ quan tâm bản thân, không hiểu cho con hay kiên nhẫn với con. Đây là thông điệp sai.
Nhiều tình huống trẻ thiếu tôn trọng người khác vì chưa nắm rõ các yêu cầu hoặc chưa được hướng dẫn. Đó là lúc phụ huynh cần dạy bảo con cái nhưng việc giáo dục sẽ không thành công nếu cha mẹ cáu giận, la hét.
Để dạy trẻ tôn trọng người khác, trước tiên bạn cần giữ bình tĩnh, kiểm soát tình hình. Đây cũng là hành động thể hiện bạn đang tôn trọng con. Sau đó, hãy cân nhắc hành vi của con là cố tình hay vô ý và từ đó đưa ra lời bảo ban cụ thể.
2. Xác định nguyên nhân
Khi trẻ có hành vi thiếu tôn trọng, bạn nên tìm ra lý do để sửa đổi. Cuối tuần trước, con gái gần 5 tuổi của tôi đã nói: “Mẹ hư”. Cháu chưa bao giờ gọi tôi như vậy vì tôi chưa bao giờ gọi cháu là “con hư”. Vì vậy, cháu chắc chắn đã học cách nói đó từ bạn bè tại trường mẫu giáo.
Đối với hầu hết cha mẹ, việc bị con nói như vậy là hành động rất thiếu tôn trọng. Nhiều người tức giận, quát lên: “ Sao con dám nói như thế?”, “Con không được nói chuyện kiểu đó với mẹ”.
Nhưng khi trẻ nói lời thiếu tôn trọng, có thể là các bé tức giận vì bị người lớn làm tổn thương. Bản năng mách bảo các em phải làm tổn thương ngược lại người đối diện. Tôi hỏi con: “Tại sao con lại nói thế? Có phải con đang giận mẹ không?”, cháu gật đầu. Tôi hỏi tiếp: “Con tức giận vì mẹ không cho con ăn bánh quy à?”, cháu lại gật đầu.
Tôi đã hiểu ra lý do cho sự thiếu tôn trọng của con. Tôi nói: “Mẹ hiểu con đang buồn nhưng như thế không có nghĩa là mẹ hư. Nếu bạn bè giận con vì việc con đã làm, con có trở thành bé hư không?”. Con gái tôi lắc đầu quả quyết.
Tôi tiếp tục giải thích: “Vì vậy, không phải mẹ hư bởi vì con đang tức giận đúng không?”. Cháu gật đầu chậm chạp như thể đang tiếp thu lời giải thích của tôi.
Tại thời điểm đó, tôi xác định nguyên nhân cho sự thiếu tôn trọng và giải thích cho con hiểu lý do hành vi của con là sai. Tôi giải thích rằng con không thể làm tổn thương người khác để “hạ hỏa”.
Bằng cách này, tôi giúp con hiểu rõ lý do tức giận, cách mô tả cảm xúc và cách thức giải quyết vấn đề mà không xúc phạm người khác. Tôi cũng đang làm gương rằng trong tình huống xung đột, tôi vẫn giữ tỉnh táo và tôn trọng con. Hướng tiếp cận này hiệu quả hơn việc la hét mà chỉ giải quyết nhu cầu được tôn trọng của phụ huynh.
Ảnh: Shutterstock.
Video đang HOT
3. Làm gương
Phụ huynh hãy hướng dẫn con tôn trọng người khác bằng cách làm gương. Đầu tiên, bạn nên tôn trọng trẻ, không phải bằng cách xưng hô trang trọng hay cúi chào. Bạn chỉ cần đối xử với con như cách đối xử với những người trưởng thành khác.
Chẳng hạn, hãy tôn trọng sở thích của con. Tôi từng biết một người cha la mắng con vì bỏ phần kem, chỉ ăn cốt bánh và cho rằng đấy là cách ăn bánh không đúng cách. Một số phụ huynh muốn kiểm soát hoàn toàn hành vi của con mình. Nhưng nếu bạn muốn con tôn trọng bạn, sau đó là mọi người xung quanh, hãy bắt đầu bằng việc tôn trọng lựa chọn của chúng.
Tôi cho phép con gái tự đưa ra quyết định trong những trường hợp như trang phục đi học. Khi sự khác biệt được chấp nhận, trẻ em cảm thấy được lắng nghe và học cách tôn trọng mọi người.
4. Không đòn roi
Khi trẻ không tôn trọng người khác, phụ huynh nên kỷ luật con đúng cách. Kỷ luật có nghĩa là giáo dục, đào tạo, không đồng nghĩa với trừng trị. Các nghiên cứu chỉ ra kỷ luật tích cực nghĩa là không dính đến bạo lực thể xác và tinh thần có hiệu quả lâu dài hơn kỷ luật trừng phạt.
Nhưng kỷ luật tích cực không có nghĩa là lỏng lẻo, thỏa hiệp. Các quy tắc kỷ luật cần vững vàng, thống nhất. Đặc biệt, bố mẹ nên thống nhất phương pháp kỷ luật.
5. Xin lỗi khi làm sai
Dù tuân thủ quy tắc kỷ luật tích cực, không ít lần vì quá bực tức, tôi đã la hét, quát nạt con. Tôi hiểu rằng nhiều ông bố bà mẹ cũng không thể tránh khỏi cáu giận khi nuôi dạy trẻ.
Tuy nhiên, phụ huynh không nên bỏ qua những hành động này mà nên giải thích cho con, thậm chí xin lỗi vì đã hành xử sai. Sau khi nổi giận, tôi dành thời gian bình tĩnh lại, rồi giải thích cho con hiểu tại sao tôi cáu giận. Tôi giải thích rằng việc có cảm xúc tiêu cực là bình thường nhưng quát vào mặt người khác là sai. Tôi cảm thấy có lỗi và nói xin lỗi con. Một người tôn trọng người khác không phải lúc nào cũng giữ thái độ đúng mực mà biết sai và sửa chữa sai lầm đã gây ra cho người khác.
Nhiều phụ huynh cho rằng việc xin lỗi làm giảm uy quyền trong mắt trẻ nhưng ngược lại, bạn đang củng cố niềm tin, phẩm chất tốt đẹp cho trẻ.
Không cần đến trung tâm đắt tiền, mẹ vẫn dạy con học toán vượt trội nhờ những trò chơi ít ai để ý này
Để giúp con học toán vượt trội, ngay từ lứa tuổi mầm non những bà mẹ thông thái đã cho con làm quen với các khái niệm toán học cơ bản. Điều này đặc biệt dễ dàng và thú vị khi các bà mẹ biến những buổi học đó thành giờ chơi với đồ vật xung quanh con.
Hãy cùng bắt đầu với những trò chơi toán học đầy thú vị với con theo gợi ý dưới đây:
1. Trò chơi tương ứng 1: 1
Bắt đầu với khay đựng trứng, một ít giấy màu, vài chiếc cúc áo hay khối lego nhỏ nhiều màu để dạy con về khái niệm 1:1 này.
Mẹ chỉ cần dán 1 dải giấy màu ở ô trứng đầu tiên, 2 dải ở ô kế bên và 3 dải ở ô tiếp theo, cứ thế tăng dần. Đưa cho con những đồ vật nhỏ có màu tương ứng với màu giấy. Chỉ cho cách đặt số lượng đồ vật bằng với số lượng dải giấy màu. Đọc to số lượng đồ vật trong khay trứng mà con vừa xếp được.
Dù không hề có con số hay bài tập đếm nào nhưng hoạt động này giúp con hiểu được chính xác sự tương ứng 1:1 trước khi con nhận ra các chữ số. Điều này sẽ hình thành nền tảng toán học đầu đời cho con.
Biến những buổi học đó thành giờ chơi với đồ vật xung quanh con.
2. "Mang cho mẹ"... cây bút chì
Đây là một trò chơi mà mẹ có thể dễ dàng chơi bất cứ khi nào con cảm thấy buồn chán. Mẹ có thể nói điều gì đó như: "Con có thể tìm được 3 quyển sách để mẹ đọc cho con không nhỉ?" hoặc "Mang cho mẹ 7 cây bút chì màu nào". Khi con mang các đồ vật tới, chỉ cần đếm chúng lại với nhau. Con sẽ chú ý nếu con mang nhầm số lượng và muốn mang lại đúng số lượng đồ vật mà mẹ cần.
Trò chơi này sẽ giúp con học được cách đếm chính xác một số lượng đồ vật. Đây là cách học kết hợp giữa trò chơi với học tập, một khái niệm được sử dụng trong Montessori để giúp trẻ em thực sự tiếp thu các khái niệm.
3. Mang những con số ra ngoài trời
Dùng phấn để viết các số 1-10 thật to trên sân nhà, sân tập thể, hay dọc hành lang. Giúp con nghĩ về những con số để thu thập cho mỗi số. Ví dụ, con có thể tìm thấy một quả rụng, hai chiếc lá vàng và ba cục đá nhỏ. Phần lớn trẻ em phát triển mạnh mẽ khả năng toán học khi môi trường học tập của chúng là ở ngoài trời.
Vẽ những con số thật to và cùng con thu thập đủ số lượng đồ vật cho những con số đó
4. Đoán xem có bao nhiêu?
Hãy nhớ rằng những con số, đặc biệt là những con số lớn, luôn là điều kỳ diệu đối với những đứa trẻ. Chọn bất cứ thứ gì mà mẹ có rất nhiều, đó có thể là một hộp mì ống hoặc một thùng lego, và nói, "Hmm, mẹ tự hỏi có bao nhiêu mì trong hộp này nhỉ?" Sau đó đổ nó ra và tiến hành đếm cùng nhau.
Trẻ nhỏ thường cảm thấy phấn khích khi người lớn tạo ra một đống lộn xộn lớn, và chúng cũng thích thú tạo ra trật tự từ đống lộn xộn đó, con cũng sẽ rất hào hứng được dọn dẹp đống lộn xộn này cùng mẹ.
5. Thực hiện một công thức nấu ăn
Có rất nhiều kiến thức toán đơn giản liên quan đến nấu ăn. Đối với trẻ mẫu giáo nhỏ, nó có thể đơn giản như, "Hãy thêm ba muỗng bột", nhưng với một trẻ mẫu giáo lớn tuổi hơn, mẹ có thể bắt đầu đưa ra khái niệm về phân số như "Cho một nửa thìa đường".
Hãy cho con được thực hành và hoàn thành công thức theo ý thích của con, luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu con cần. Mẹ có thể sử dụng nhưng nguyên liệu an toàn như bột mỳ, sữa tươi.
6. Nặn số đếm từ bột mỳ
Nếu con bạn thích nặn đồ vật từ bột, hướng dẫn con nặn các con số cũng là một cách thú vị để giúp con học toán. Hãy thêm màu sắc cho các con số, mỗi con số với một màu sắc khác nhau sẽ gây ấn tượng và giúp con nhanh ghi nhớ mặt số hơn.
Nặn bột mì thành những con số nhiều màu sắc
7. Đo thể tích
Hầu hết trẻ em thích chơi với nước nên việc đo thể tích là trò chơi vô cùng thú vị. Sử dụng cốc đo hoặc tận dụng những chiếc cốc khác nhau ở nhà để giúp trẻ hình dung và trả lời các câu hỏi về phép đo thể tích. Hãy hỏi, "Mẹ không biết cần bao nhiêu cốc nước thì mới đầy chiếc hộp của con nhỉ?" hoặc "Con đoán xem cần bao nhiêu muỗng nước thì bát của con sẽ đầy?".
Việc của mẹ chỉ là đơn giản đưa ra những câu hỏi và nhìn con thực hành để tiếp thu khái niệm về những phép cộng trừ đơn giản.
8. Vẽ cây chiều cao
Nếu mẹ có một biểu đồ chiều cao cho con ở nhà, chúng thực sự rất thích cái này. Giúp trẻ mẫu giáo tạo một cây chiều cao cho những con thú nhồi bông hoặc búp bê của chúng. Đây là một cách thú vị và đơn giản để giới thiệu khái niệm về đo lường cho con.
9. Sắp xếp theo kích thước
Bắt đầu giới thiệu khái niệm lớn hơn so với nhỏ hơn bằng cách sắp xếp những đồ vật mà con có theo kích cỡ. Mẹ và con có thể làm điều này với bóng, khối, đồ chơi hoặc kể cả với những chiếc tất và giày dép của gia đình.
10. Chơi board game
Có nhiều trò chơi khác được thiết kế đặc biệt để giúp trẻ thành thạo các kỹ năng toán học một cách vui vẻ. Như cá ngựa, ô ăn quan, trò chơi rút gỗ hay cờ tỉ phú. Tùy vào độ tuổi và khả năng của trẻ mà bố mẹ có thể chọn trò chơi phù hợp. Hãy chơi cùng con để chúng cảm thấy được chia sẻ và gắn kết với bố mẹ nhiều hơn, điều này rất có lợi cho việc thúc đẩy khả năng nhận thức và tư duy của con.
Cùng nhau chơi cờ cá ngựa để rèn luyện tư duy toán học.
11. Sắp xếp và đếm kẹo, hoa quả
Lần tới khi con có nhiều kẹo từ ngày sinh nhật hoặc lễ Tết, hãy khuyến khích con sắp xếp và đếm nó! "Hãy xem có bao nhiêu chiếc kẹo cam trong túi của con nào". Nếu mẹ không muốn con ăn nhiều kẹo, mẹ cũng có thể làm điều này với một bát hoa quả như nho, táo...
12. Trò chơi với xúc xắc
Mẹ có thể dễ dàng tạo ra trò chơi toán học với con chỉ bằng một con xúc xắc nhỏ. Hãy đặt tất cả các đồ chơi vào một cái giỏ. Chỉ cho con cách tung xúc xắc và thu thập số lượng đồ chơi theo đúng con số mà con tung được. Con có thể xúc sắc một lần nữa để có được con số tiếp theo. Và lặp lại hành động như số đầu tiên. Mẹ cũng có thể nâng cao trò chơi hơn bằng cách yêu cầu con kết hợp hai đống đồ chơi vừa xếp được và đếm tất cả xem được bao nhiêu.
13. Đọc sách có những con số
Sách là một cách tuyệt vời để thu hút sự quan tâm đến những con số, và có rất nhiều cách để gắn kết hình ảnh trong sách với những con số. Có hai con mèo vàng, có một chú chó trắng, bạn nhỏ này hét ra đến 7 chữ "Aaaaaaa!" to.
Bất cứ hoạt động toán học nào mà mẹ chọn để thực hiện với con, đừng quên mang theo những trải nghiệm toán học thực tế! Cho dù đó là thanh toán bằng tiền thật hay xây dựng một thứ gì đó bằng gỗ, có rất nhiều cơ hội cho trẻ em tham gia vào các hoạt động trong đời sông hàng ngày để nâng cao khả năng toán học. Chỉ cần để con cảm thấy rằng chúng ta đều sử dụng toán học mỗi ngày. Con sẽ làm quen và thấy thú vị với chúng như chơi trò chơi.
Cậu bé 4 tuổi bị 5 trường mẫu giáo từ chối nhận, tất cả chỉ vì cách dạy con sai lầm của cha mẹ Đưa con trai 4 tuổi đi học mẫu giáo và bị tới tận 5 trường từ chối sau vài ngày học thử, người mẹ mới hối hận vì đã dạy con không đúng cách. Ngày nay đa số các gia đình Trung Quốc chỉ sinh một con nên nhiều gia đình coi con như bảo bối, chiều chuộng con tới mức thái quá...