Dạy con ăn nói
Ông bà ta có câu ‘ học ăn học nói’ ngụ ý ngoài việc dạy con học cách ăn uống sao cho nhã nhặn, lịch sự, học nói cũng là một điều quan trọng không kém để ứng xử tế nhị, có văn hóa.
Minh họa: Văn Nguyễn
Ngày nay, nhiều gia đình không tiếc tiền đầu tư cho con cái đi học đủ thứ thời thượng, từ kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, học kỳ quân đội, ngoại ngữ… nhưng dường như ít ai để ý đến dạy con lời ăn tiếng nói của con mình, một yếu tố góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách sau này.
Ngày trước, mỗi khi muốn để phần thức ăn cho ai, mẹ dạy chúng tôi nói “để dành” thay vì dùng chữ “chừa” để bày tỏ sự tôn trọng những người dùng bữa sau mình, bất kể người ấy già hay trẻ, lớn tuổi hay nhỏ tuổi hơn mình. Còn khi trả tiền cho ai đó thì kèm thêm chữ “xin gửi”. Những chi tiết nhỏ nhặt ấy xem chừng chẳng mấy bậc cha mẹ ngày nay để ý và dạy cho con mình. Họ viện cớ không có thời gian cho những “tiểu tiết” như vậy, dù họ có thừa thời gian để làm nhiều việc khác.
Tôi chẳng mấy quan tâm đến cách sống, cách giáo dục trẻ con của những gia đình khác, mỗi người đều có một quan điểm sống khác nhau. Nhưng cứ mỗi khi lên mạng, vào những trang hay diễn đàn có nhiều người theo dõi sẽ dễ dàng nhận ra những cô cậu trẻ tuổi nói năng bạt mạng, văng tục không biết ghê và mạt sát người khác không tiếc lời dù hình ảnh đại diện và “lý lịch” trên mạng khá đẹp đẽ. Những lúc ấy, không dưng tôi liên tưởng đến gia đình của những bạn trẻ ấy, bố mẹ các bạn nói năng với nhau và với con cái như thế nào, có hay dung tục, chửi thề trước mặt con mình không mà khi ra ngoài các bạn lại thể hiện mình như thế? Tôi không thích cách đổ thừa “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” vì như thế khác nào họ phủ nhận trách nhiệm của mình trong việc dạy con, và bởi phần lớn tính cách của trẻ là do ảnh hưởng bởi môi trường sống xung quanh mình từ bé.
Bạn có bao giờ nói năng nhỏ nhẹ, ngọt ngào với con cái hay chỉ bực bội, hằn học trút lên bọn trẻ những lời cay nghiệt để giải tỏa những áp lực mà bạn phải gánh chịu bên ngoài gia đình mỗi ngày?
Dạy con nói năng, không chỉ là chuyện phát âm cho tròn vành rõ chữ, câu cú chỉn chu, không cắt ngang lời người khác mà còn là nói năng sao cho tử tế, giọng nói nhẹ nhàng, không cục cằn, thô lỗ, ngôn từ đúng mực, ít gây tổn thương hay xúc phạm người nghe, hạn chế nói những lời không cần thiết nếu không thể nói những lời dễ nghe hoặc những khi không kiểm soát được cảm xúc của mình.
Một đứa trẻ được dạy dỗ nói năng sẽ biết “lựa lời mà nói”, luôn “cảm ơn, xin lỗi” khi cần thiết, biết hỏi han, chia sẻ khi ai đó có tâm trạng, biết nói những lời chân thật chứ không giả tạo, đãi bôi.
Dạy con nói năng không chỉ là dạy qua cách ứng xử, tiếp xúc trực tiếp mà còn dạy con nhã nhặn, biết tiết chế khi giao tiếp trên các mạng xã hội, bởi đó cũng là một cách “nói” ít nhiều thể hiện nhân cách của một người.
Theo thanhnien.vn
Video đang HOT
Nhà giáo Montessori Lê Mai Hương: Bố mẹ Việt đang dạy con học nói theo cách "bạo lực" này
Nếu bạn cũng đã và đang dạy con học nói theo cách quen thuộc này, hãy sửa lại ngay nhé!
Khi học thêm một ngôn ngữ, rồi hai ngôn ngữ bạn bắt đầu thấy sự khác biệt giữa các ngôn ngữ và nền văn hóa của mỗi một đất nước. Ngôn ngữ được dùng để diễn đạt văn hóa mà.
Ăn cơm xong mình đánh răng chứ. - Răng làm sao mà phải đánh. Vừa chăm sóc cơ thể vừa đánh. Chải răng có được không?
Chị không trang điểm đừng đánh son màu hồng. - Đến son, phấn cũng bị mang ra đánh. Vừa làm đẹp vừa đánh. Tô son có được không?
Con đánh vần từ Tết xem nào? - Chữ cũng bị mang ra đánh. Vừa học vừa đánh. Ghép vần được không?
Con đánh đàn cho cả nhà nghe đi. - Đàn cũng bị đánh. Trống cũng bị đánh. Vừa làm nghệ thuật vừa đánh. Chơi đàn, gõ trống được không?
Làm sao bảo các con không đánh nhau khi người lớn cứ mở miệng ra là "đánh"? (Ảnh minh họa).
Chị không đánh máy mười ngón tay được à? - Máy tính cũng bị mang ra đánh. Vừa làm việc vừa đánh. Gõ máy tính được không?
Ai đánh bài tiến lên nào? - Bài cũng phải đánh. Vừa chơi vừa đánh. Chơi bài được không?
Anh đánh xe ra trước đi. - Xe cũng phải đánh. Vừa lái vừa đánh. Lái xe ra được không?
Mệt quá đánh một giấc đã. - Vừa ngủ vừa đánh. Nằm ngủ có được không?
Nằm xuống em đánh gió cho. - Vừa cứu người vừa đánh. Cạo gió có được không?
Làm cả năm rồi, được mấy ngày Tết là phải đánh chén chứ. - Ăn cũng phải đánh.
Chị phải đánh giá để khen thưởng hay kỷ luật cuối năm chứ. - Tất cả bàn dân thiên hạ đều bị "đánh" xem giá trị của mình là bao nhiêu.
Nếu bạn giở từ điển tiếng Việt ra sẽ có hàng loạt những "đánh"... mà chúng ta vẫn dùng hàng ngày: đánh cuộc, đánh bắt, đánh đố, đánh đổi, đánh đu, đánh ghen, đánh cảm, đánh máy, đánh rắm, đánh võng, đánh thuế, đánh diêm, đánh cờ, đánh bạn, đánh điện, đánh bạo...
Ngôn ngữ tiếng Việt quả là "bạo lực" có phải vì do những cuộc chiến làm nên lịch sử dân tộc Việt, lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng đánh nhau với kẻ thù xâm lăng, dù là đang ăn, đang ngủ, đang làm, đang chơi, đang cứu người... ngấm vào ngôn ngữ và tất cả mọi người đều dùng mà không để ý đến hậu quả của ngôn ngữ người lớn đã lập trình cho những em bé đang sống trong thời đại hòa bình ra sao.
Làm sao bảo các con không đánh nhau khi người lớn cứ mở miệng ra là "đánh"?
Làm sao bảo chúng tập trung vào một việc khi thực ra lúc nào cũng phải làm vài việc một lúc?
Làm sao bảo chúng phải nhẹ nhàng tôn trọng mọi thứ, mọi người xung quanh khi phải "đánh" tất cả mọi thứ xung quanh?
Làm sao chúng ta bảo con giải quyết vấn đề một cách hòa bình khi suốt cả một ngày em bé bị lập trình "đánh" tất cả mọi thứ, mọi người và ngay cả chính bản thân mình.
Làm sao chúng ta dạy con yêu thương bản thân mình khi chúng luôn tự lôi mình ra "đánh"?
Những em bé hôm nay xứng đáng được hưởng một cuộc sống hòa bình tràn ngập yêu thương, trân trọng (Ảnh minh họa).
Là một bà mẹ, tôi không bao giờ muốn con tôi phải nhìn thấy chiến tranh chứ đừng nói đến là một phần của bất cứ cuộc chiến nào.
Là một nhà giáo tôi không muốn thấy bất cứ nguồn tài nguyên nào của đất nước bị sử dụng lãng phí để bảo vệ cái chính đáng là của mình. Những em bé hôm nay xứng đáng được hưởng một cuộc sống hòa bình tràn ngập yêu thương, trân trọng để cống hiến lại cho đất nước sau này.
Là một công dân Việt tôi không muốn đất nước này bị bất cứ cuộc chiến nào tàn phá thêm nữa.
Để đạt được những điều to tát đó, chúng ta có thể bắt tay vào thay đổi và thực hiện những điều nho nhỏ trong tầm tay mình, sử dụng ngôn ngữ hòa bình cho một gia đình, một đất nước, một thế giới hòa bình cho chính con, cháu và gia đình chúng ta ngay và luôn.
Các cụ dạy HỌC NÓI quả là vô cùng đúng.
Vài nét về tác giả:
Chị Lê Mai Hương là nhà giáo Montessori. Chị có bằng cử nhân tiếng Anh, bằng kế toán ngân hàng, bằng Montessori 3-6 do AMI cấp cùng rất nhiều chứng chỉ liên quan đến giáo dục, phát triển cá nhân cả ở Việt Nam và trên thế giới. Với vốn sống phong phú và đa dạng, chị luôn làm cho mọi điều xung quanh trẻ trở nên thú vị và lôi cuốn. Phương châm của chị Hương là: "Trẻ luôn luôn đúng".
Nhà giáo Montessori Lê Mai Hương từng đưa ra lời khuyên cho cha mẹ như "Nếu công việc quá bận không thể cho con đi ngủ từ 7h tối thì bố mẹ có thể đổi việc"; "Đừng vội nhắc con sửa khi thấy đi dép trái, mặc áo ngược, cài khuy lệch"...
Theo Trí Thức Trẻ
Thay vì để con đến trường, bà mẹ này quyết định tự dạy con ở nhà, lý do đằng sau khiến nhiều người suy ngẫm Trường học không phải là nơi duy nhất để dạy dỗ ta nên người, câu chuyện ngược đời của người mẹ này đã chứng minh việc tự dạy con ở nhà cũng đem lại hiệu quả không kém. Mayim Bialik (45 tuổi) là một nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ. Cô được biết đến nhiều với vai Amy trong bộ phim truyền...