Đây có thể là vũ khí bí mật của Huawei
Huawei có thể tạo ra một hệ điều hành riêng, thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc khác như Xiaomi gia nhập hệ sinh thái của họ. Khi đó, Apple hay Google sẽ là người phải lo ngại.
Năm ngoái, nếu bạn hỏi một quan chức Trung Quốc rằng liệu có công ty công nghệ nào của họ đủ khả năng cạnh tranh với Mỹ, bạn hẳn đã bị cười nhạo. Trung Quốc đi sau Mỹ đến vài năm, Trung Quốc là một nước nghèo, các quan chức sẽ trả lời như thế.
Chính phủ Mỹ cho rằng các tập đoàn lớn giúp Trung Quốc quá nhiều
Trước đây, Huawei chỉ là một thương hiệu nội địa. Cho đến năm 2018, công ty phát triển vượt bậc, trở thành bộ mặt của ngành công nghệ Trung Quốc và không may, là kẻ thù số một của Washington, theo Forbes.
Huawei có vai trò nút thắt quan trọng trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Nhà sản xuất này là đối thủ phiền phức nhất Apple phải đối đầu tại Trung Quốc. Gần đây, mối quan hệ giữa Huawei và chính quyền Donald Trump đã chạm mức an ninh quốc gia – khái niệm Chính phủ Mỹ thường dùng để có được điều họ mong muốn.
CEO Huawei – ông Richard Yu. Ảnh: The Hans India.
Tuần trước, Bộ Thương mại (DOC) đưa ra thông báo mới, nói rằng các công ty Mỹ phải được cấp phép để bán phần cứng vi tính, như các vi mạch, cho Huawei. Bloomberg đưa tin hôm 19/5, cho biết các công ty công nghệ nước này đã bắt đầu cắt đứt quan hệ với nhà sản xuất Trung Quốc.
Intel tạo ra một trong những bộ xử lý mà Huawei cần cho hệ thống viễn thông 5G của mình. Ngoài ra, Huawei còn sử dụng phần cứng Intel cho lưới điện thành phố thông minh được xây dựng ở Bogota, Colombia.
Công ty sản xuất chip đã có một lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, cung cấp phần cứng cho máy tính, trung tâm dữ liệu mạng và điện toán đám mây. Intel cũng là nhà cung cấp dịch vụ các linh kiện cho mạng viễn thông ZTE – một nạn nhân khác của các lệnh trừng phạt từ Washington.
Giống Qualcomm và nhiều hãng khác, Intel đang giúp Trung Quốc trở thành cường quốc 5G. Tháng 9/2018, công ty đã điều hành Hội nghị Thượng đỉnh mạng 5G Intel tại Bắc Kinh.
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ cho rằng các tập đoàn lớn của mình đang hỗ trợ Trung Quốc quá nhiều, thậm chí giúp họ giành chiến thắng trong cuộc đua 5G nóng hổi hiện nay. Từ đó, Mỹ cố gắng loại bỏ những thành tựu thuộc về họ mà Huawei đang thụ hưởng.
Trung Quốc có con bài riêng
Phía bên kia, chính quyền Trung Quốc muốn trả đũa bằng cách khiến các công ty Mỹ phải nhập khẩu lithium – một thành phần quan trọng tạo nên pin, đặc biệt là pin xe điện. Trung Quốc hiện sản xuất 90% nguyên liệu đất hiếm, chất liệu làm ra lithium.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm một mỏ đất hiếm hôm 20/4, khiến các nhà phân tích suy đoán liệu loại khoáng sản này có thể thành vũ khí của Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại hay không.
Tờ South China Morning Post cho biết các bài báo truyền thông nhà nước không đề cập đến quá trình căng thẳng Mỹ – Triều trong chuyến thăm của ông Tập.
Tuy nhiên, đây là tất cả những gì Bắc Kinh có thể làm để trả đũa Mỹ – trong một cuộc chiến thương mại mà các nhà phân tích phố Wall tin rằng sẽ kết thúc vào tháng này.
Vũ khí bí mật của Huawei
Riêng với Huawei, hãng vẫn còn vũ khí bí mật: một hệ điều hành riêng cho điện thoại thông minh.
Google đang bị buộc phải hạn chế việc kinh doanh với Huawei, nhất là khi nhà sản xuất này nằm trong “danh sách đen” của Cục Công nghiệp và An ninh (BIS).
Biến cố này khiến các thiết bị Android của Huawei không thể nhận cập nhật trong tương lai, và cũng hạn chế quyền truy cập vào các dịch vụ Google – bao gồm Google Play, Gmail và YouTube. Đó không phải là vấn đề quá lớn đối với thị trường nội địa Trung Quốc, nhưng sẽ là thách thức với Huawei ở thị trường quốc tế.
Một nguồn tin cho biết Huawei đang phát triển hệ điều hành mới với tên gọi “Hongmeng”.
Tất cả những gì Huawei phải làm lúc này là phát hành một thiết bị chạy hệ điều hành riêng. Có hàng trăm nhà phát triển Trung Quốc sẵn sàng lấp đầy kho ứng dụng Huawei. Ở Trung Quốc, họ có thể được yêu cầu (hoặc nhận trợ cấp) để viết ứng dụng.
5 năm trước, Huawei là một công ty vô danh trong thị trường điện thoại thông minh. Bây giờ, nhà sản xuất này đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Samsung và truất ngôi vị số 2 của Apple.
Trung Quốc là thị trường quan trọng với Apple. Việc Huawei ra mắt hệ điều hành riêng có thể làm thay đổi cục diện vấn đề: Nó không chỉ tổn hại đến doanh số iPhone tại Trung Quốc mà còn ăn vào thị phần của Android.
Huawei có tiềm năng trở thành ông lớn phần mềm Trung Quốc – một lựa chọn thứ hai sau Android dành cho các thiết bị Xiaomi, Oppo và ZTE. Hệ điều hành này có thể sẽ không được cấp phép ở Mỹ, nhưng với châu Âu – nơi không có “fan cứng” của Google – Huawei vẫn tự do kinh doanh.
Huawei có một vũ khí bí mật trong cuộc chiến thương mại. Nó nhắm thẳng vào Apple và Google, dù chính quyền Trump loại hay không loại Huawei khỏi danh sách đen.
Theo Zing
Những quân bài của Mỹ và Trung Quốc trong cuộc chiến Huawei
Lệnh cấm bán công nghệ cho Huawei là đòn chí mạng đối với hãng này và Trung Quốc, nhưng quân bài đó của Mỹ qua thời gian sẽ mất dần sức nặng, tờ Economist bình luận.
Việc các gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Google, Intel, Qualcomm dừng bán phần cứng, phần mềm cho Huawei được dự đoán sẽ khiến công ty Trung Quốc thiệt hại nặng nề.
Ông chủ Huawei Nhậm Chính Phi ngày 18/5 thừa nhận doanh thu công ty sẽ tăng trưởng chậm hơn 20% vì sắc lệnh của Tổng thống Trump cấm các công ty Mỹ xuất khẩu công nghệ cho Huawei.
Ngay sau đó, ngày 20/5, Bộ Thương mại Mỹ lại quyết định tạm thời cho phép Huawei tiếp tục sử dụng phần mềm, thiết bị của Mỹ thêm ba tháng.
Huawei tuyên bố đã chuẩn bị cho việc bị Mỹ trừng phạt nhiều năm nay. Tháng tư, Peter Zhou, một giám đốc công ty, nói công ty đã dự đoán trước căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, và thay đổi chuỗi cung ứng để không chịu thiệt hại nhiều như đối thủ cạnh tranh ZTE. (Lệnh cấm vận tương tự đối với ZTE sau đó được Tổng thống Trump gỡ bỏ nhờ nỗ lực vận động của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.)
Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi của Huawei mới đây cho biết công ty này đã chuẩn bị sẵn cho viễn cảnh bị các hãng công nghệ Mỹ quay lưng.
Dù vậy, lệnh cấm này cùng quyết định của Google, Intel, Qualcomm vẫn là đòn chí mạng đối với Huawei, công ty nhập một phần sáu nguồn linh kiện, phần mềm từ các hãng Mỹ.
Huawei đã tích trữ đủ linh kiện để tiếp tục bán điện thoại trong vài tháng tới, nhưng nếu lệnh cấm tiếp tục, kho hàng sẽ giảm dần, và Huawei cũng như toàn bộ thị trường công nghệ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Việc chuyển hướng nguồn cung để tách biệt với các nhà cung cấp Mỹ là điều khó khăn.
Vì vậy, lệnh cấm này sẽ là quân bài để Mỹ mang tới các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Nhưng quân bài đó cũng sẽ như "đạn lạc" gây thiệt hại cho Mỹ và các đồng minh. Bắc Kinh sẽ đáp trả, có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc của các hãng Mỹ. Các công ty Mỹ cũng chịu thiệt hại vì không thể bán linh kiện cho một trong những khách hàng lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, về lâu dài, nó sẽ dần mất ảnh hưởng trong cuộc chiến thương mại đang leo thang. Sau mỗi lệnh cấm của Mỹ, các hãng Trung Quốc sẽ tăng cường tìm kiếm nhà cung cấp mới. Huawei đang thiết kế chip bán dẫn và hệ điều hành HongMeng OS của riêng mình.
"Lần tiếp theo Mỹ muốn tấn công vào chuỗi cung ứng, Mỹ sẽ nhận ra là đang có ít mục tiêu hơn", Economist bình luận.
Theo zing
Sếp Ericsson nói gì khi Huawei thách thức tiết lộ mã nguồn? CEO Ericsson Borje Ekholm vừa lần đầu lên tiếng về lời thách thức các đối thủ của Huawei. Hãng Trung Quốc cho rằng nhiều hãng thiết bị viễn thông khác cũng phải chịu sự kiểm định chặt chẽ theo quy định như mình. CEO Ericsson Borje Erkhlom trong ảnh chụp tháng này - Ảnh: AFP Theo South China Morning Post, tại sự kiện...