Đây có thể là dấu hiệu cơn đau tim, chớ coi thường!
Đau tim xảy ra khi một động mạch cung cấp máu và ô xy cho tim bị tắc nghẽn.
Mệt mỏi có thể do nhiều bệnh và do thuốc. Nhưng đột nhiên mệt mỏi không giảm, đôi khi cũng có thể báo hiệu suy tim hoặc bệnh mạch vành – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nguyên nhân chính của sự tắc nghẽn là do mức mỡ máu – cholesterol cao.
Cơn đau tim cần được cấp cứu thật nhanh để ngăn chặn nguy cơ tổn thương cơ tim vĩnh viễn.
Điều nguy hiểm là không nhận biết các triệu chứng của cơn đau tim có thể khiến cấp cứu trễ dẫn đến tử vong, theo Heart Problem News.
Hầu hết mọi người thường nghĩ là nói đến đau tim thì phải đau ngực, nhưng thực tế cơn đau tim có thể ẩn dưới rất nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Và có những triệu chứng không hề đau.
Điều nguy hiểm là không nhận biết các triệu chứng của cơn đau tim có thể khiến cấp cứu trễ – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ, một dấu hiệu ít nhận biết của cơn đau tim là cảm thấy mệt mỏi bất thường mà không có lý do, theo Heart Problem News.
Mệt mỏi có thể do nhiều bệnh và do thuốc. Nhưng đột nhiên mệt mỏi không giảm, đôi khi cũng có thể báo hiệu suy tim hoặc bệnh mạch vành.
Đôi khi triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều ngày, đặc biệt là ở phụ nữ, Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ lưu ý.
Video đang HOT
Điển hình là câu chuyện của một nông dân người Mỹ 45 tuổi năng động tên là Scott, theo Heart Foundation.
Càng ngày càng mệt mỏi và không biết tại sao
Điều bất thường là đột nhiên ông Scott cảm thấy mệt mỏi và không còn sức lực. Ông biết có điều gì đó không ổn, nhưng không biết đó là gì.
“Dần dần, tôi cảm thấy ngày càng mệt hơn, lúc nào cũng mệt. Không chỉ sau khi tập thể dục, mà lúc nào cũng mệt”, ông nói
“Tôi đi làm về và chỉ 5 phút sau, tôi đã ngủ quên trên ghế và cảm thấy cạn kiệt sức lực hoàn toàn, như thể đã làm rất nhiều”, theo Heart Foundation.
Điều này kéo dài trong vài tháng và ông không ngủ được.
“Tôi liên tục thức dậy lúc 3 – 4 giờ sáng và cảm thấy khá lo lắng, và không thể ngủ lại được. Tôi hơi khó chịu ở cổ họng, nhưng không hiểu đó là gì. Thường xảy ra khi thức dậy, và nặng hơn khi tập thể dục… Giống như chứng ợ nóng, nhưng không phải là chứng ợ nóng. Nó không ở khu vực xương ức, nó nằm ở phía sau cổ”, ông cho biết.
Ông phải nghỉ ngơi nhiều hơn và ít làm việc nặng.
Cuối cùng, ông đã đi khám, và được kê đơn thuốc kháng a xít và điều trị trầm cảm.
Nhưng ông Scott vẫn mệt, vẫn không ngủ được và vẫn cảm giác khó chịu ở cổ họng, theo Heart Foundation.
Là một tay đua xe đạp cừ khôi, ông đã cố gắng đạp xe nhiều hơn, nhưng lại đạp xe ngày càng chậm hơn.
Rồi cả đến đi bộ một đoạn đường ngắn, ông cũng không nhấc chân nổi.
Sau đó, Scott đạp xe với một người bạn, nhưng chỉ được 6 – 7 km, ông đã phải quay lại vì cảm thấy không khỏe.
Người bạn – vốn từng bị đau tim 1 hoặc 2 năm trước, đã nhìn ông và khuyên ông nên đi kiểm tra vì trông ông tái nhợt, theo Heart Foundation.
Sau khi chờ thêm vài tuần xem có đỡ hơn không, ông Scott đã đi khám, đo điện tâm đồ và đo huyết áp – tất cả đều ổn.
Sau đó, bác sĩ hỏi về tiền sử gia đình, biết được cha ông bị đau tim và phải phẫu thuật bắt cầu động mạch vành 3 lần lúc 57 tuổi, bác sĩ đã cho ông đo điện tâm đồ gắng sức.
Kết quả thật bất ngờ, động mạch vành trái đã bị tắc nghẽn đến 99%. Và động mạch bên cạnh có lẽ cũng bị tắc 50 – 70%, theo Heart Foundation.
Sau đó ông Scott đã được đặt hai stent 25 mm ghép lại.
Còn tương đối trẻ, Scott không bao giờ coi các triệu chứng của mình là dấu hiệu của bệnh tim.
“Tôi biết có điều gì đó không ổn, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị đau tim. Thật may là tôi chưa sao”, ông nói.
Đối với bất kỳ ai khác gặp phải vấn đề tương tự, ông Scott khuyên: “Nên khám thêm ở một nơi khác, nếu kết quả còn chưa rõ ràng, vì bệnh tim rất dễ bị chẩn đoán nhầm”, theo Heart Foundation.
Kiểu ăn uống gây tử vong hàng đầu, nhiều người đang phạm phải
Hơn 6 triệu người có thể tránh được tử vong mỗi năm bằng cách thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất vừa được đăng tải trên tạp chí Tim mạch châu Âu. Tác giả chính của nghiên cứu, TS Xinyao Liu, ĐH Trung Nam, Trung Quốc cho biết, tim mạch là căn bệnh giết người hàng đầu trên thế giới.
Chỉ tính riêng bệnh thiếu máu cơ tim - nguyên nhân gây ra các cơn đau tim, đau thắt ngực đã có hơn 126 triệu người mắc, trong đó 8,9 triệu ngưởi tử vong (số liệu năm 2017), chiếm 16% tổng số ca tử vong trên thế giới, tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua.
Nhóm nghiên cứu tính toán được 11 yếu tố nguy cơ gây tử vong do thiếu máu cơ tim, bao gồm: Chế độ ăn, huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao, sử dụng thuốc lá, béo phì, ô nhiễm không khí, lười vận động, suy thận, tiếp xúc với chì và sử dụng rượu.
Giảm đồ ăn chế biến sẵn, giảm ăn mặn hay quá nhiều đường... là những can thiệp quan trọng nhất giúp bạn tránh bệnh tim mạch - kẻ giết người hàng đầu.
Trong đó chế độ ăn được xếp là nguyên nhân hàng đầu. Giả sử tất cả các yếu tố nguy cơ khác không thay đổi thì có tới 69,2% ca tử vong do thiếu máu cơ tim trên thế giới (tương đương gần 6,3 triệu người) có thể được ngăn ngừa nhờ áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
"Ăn uống chính là yếu tố quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy cứ 3 ca tử vong do bệnh tim thì 2 người có thể ngăn ngừa thông qua ăn uống", TS Xinyao Liu cho biết.
Cùng với lối sống hiện đại, cơ cấu bữa ăn và cách ăn thay đổi đáng báo động như ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều chất béo bão hoà, uống nhiều nước ngọt, ăn quá mặn và nhiều đường.
Do đó, nhóm nghiên cứu khuyến cáo, mọi cá nhân nên chủ động thay đổi thói quen ăn uống bằng cách tăng cường ăn cá, trái cây, rau xanh, các loại quả hạch và ngũ cốc.
Cụ thể, mỗi người trưởng thành nên ăn 200 - 300g axit béo omega 3 từ cá, hải sản mỗi ngày; ăn 200-300g trái cây, 290-430g rau, 16-25g các loại hạt và 100-150g ngũ cốc nguyên hạt.
TS Elizabeth Klodas, bác sĩ tim mạch và là người sáng lập Step One Foods cho biết thêm, trong các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim, chỉ có 2 yếu tố không thể tác động là tuổi tác và tiền sử gia đình. Phần còn lại đều có thể thay đổi và 3/4 trong số này có thể đảo ngược nhờ ăn uống.
Chuyên gia dinh dưỡng Felicia Stoler lưu ý thêm, hầu hết mọi người không cần phải thực hiện những thay đổi quá lớn trong bữa ăn, thực tế chỉ cần thêm những thứ tốt vào bên cạnh những thói quen xấu.
"Nếu bạn ăn 1 quả táo thay cho 1 chiếc bánh quy mỗi ngày thì mỗi năm bạn ăn hơn 1 tạ táo và dung nạp vào cơ thể vô số chất xơ, chất chống oxy hoá tuyệt vời", bà nói.
Vị chuyên gia này cũng khuyên mọi người nên ăn nhẹ một ít trái cây trước bữa ăn chính và vào bữa tối, nên ăn giảm thịt, tăng cường rau quả, hạn chế đồ uống có đường.
Tại sao đau răng lại cảnh báo cơn đau tim? Căng tức ngực là dấu hiệu phổ biến nhất của nhồi máu cơ tim nhưng đau răng cũng có thể là một triệu chứng. Tắc động mạch vành - mạch máu cung cấp máu và oxy cho cơ tim - là thủ phạm gây ra một cơn đau tim. Tức ngực được biết tới là triệu chứng phổ biến của tình trạng này....