Dạy chim hót ở thủ đô, đút túi tiền tỷ
Trong 36 thứ nghề được coi là nghề “độc”, có lẽ vẫn thiếu một nghề nữa, đó là dạy chim hót. Nghề cực khó này mang về cho các “thầy” dạy chim tiền tỷ mỗi năm.
Anh Nguyễn Văn Phúc bên những chú chim cu gáy, thứ chim đã mang lại cho anh tiền tỷ.
Anh Nguyễn Văn Phúc, 27 tuổi, ở thôn Hiệu Chân, xã Tân Hưng ( Sóc Sơn, Hà Nội) là một ví dụ điển hình.
Ngã rồi đứng dậy mà đi
Phúc từng du học 4 năm ở Nga về lập trình công nghệ thông tin. Năm 2009 về nước, Phúc dễ dàng có được một công việc ổn định với mức lương khá. Nhưng, “làm được 1 năm, tôi quyết định bỏ nghề về nuôi chim với bố. Phần vì mức lương chưa thỏa đáng với công sức mình bỏ ra, phần vì tôi mê nghề nuôi chim quá!” – Phúc chân thành nói.
Ngày anh bỏ việc văn phòng về quê, không khí trong nhà Phúc trầm lặng vô cùng. Hàng xóm thì lời ra tiếng vào, bảo rằng Phúc dại, bỏ một công việc bao người mơ ước để về làm nông dân… Nghĩ đến một đống tiền của đã đầu tư cho Phúc ăn học, gia đình anh ra sức khuyên ngăn, nhưng cũng chẳng ăn thua. Ông Nguyễn Văn Vân – bố Phúc bảo: “Phúc nó tuổi Đinh Mão, là người quyết đoán lắm, đã nói là làm nên cuối cùng gia đình đành chiều theo ý nó”.
Lúc đầu chưa có vốn, Phúc vay mượn gia đình, anh em mua được 200 đôi bồ câu Pháp. Nuôi được 3 tháng thì đàn chim bỗng thi nhau lăn ra chết, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Vừa cụt vốn, vừa hụt hẫng, Phúc chán nản và có ý định bỏ nghề… “Bố tôi có kinh nghiệm nuôi bồ câu đã hơn chục năm nay, nhưng tôi không nuôi theo cách của bố. Vì kinh nghiệm còn non, nên tôi thất bại. Ngã rồi thì phải đứng dậy mà đi thôi…” – Phúc nói.
Vậy là ngày ngày, Phúc học hỏi thêm kinh nghiệm từ bố, rồi tham khảo sách, báo và đi tham quan mô hình ở khắp nơi. Hễ nghe tin ở đâu có người nuôi chim bồ câu giỏi là anh tìm đến học hỏi. Có kiến thức, kỹ thuật trong tay, anh dần tăng đàn, từ 200 đôi lên 500 đôi và bây giờ Phúc đã có hơn 5.000 đôi chim bồ câu, cu gáy. Ngoài ra, trung bình mỗi tháng anh cung cấp cho thị trường khoảng 1.200 đôi bồ câu thịt và giống; 200 đôi cu gáy và khoảng 150 đôi bồ câu Mỹ, thu về 150 – 220 triệu đồng.
Lớp “thẩm âm” đặc biệt
Mặc dù nuôi bồ câu rất thành công, nhưng Phúc lại được người ta biết đến chủ yếu với “biệt tài” nuôi chim cu gáy. Phúc tâm sự, sau những thành công trong việc nuôi chim bồ câu, anh nhận thấy nhu cầu chơi chim cảnh, đặc biệt là chim cu gáy rất lớn. Hơn nữa loại chim này rất hiếm, chủ yếu bắt được ngoài tự nhiên chứ ít ai thuần dưỡng nuôi sinh sản được, do vậy giá chim cũng không hề rẻ. Năm 2011, anh bắt đầu nuôi chim cu gáy, ban đầu mua được 20 đôi, rồi gây dựng dần lên.
Nuôi cu gáy đã công phu, dạy cho cu gáy hót còn công phu gấp bội. Hỏi về cách luyện hót cho chim, anh Phúc cười bảo:
Video đang HOT
“Mình có lợi thế là biết về công nghệ thông tin. Mình sưu tầm vài giọng hót chuẩn, rồi mở loa vào mỗi buổi sáng cho chim hót theo. Cho chúng nghe nhiều lần để quen với tiếng hót, rồi dạy chúng hót theo sự điều khiển của mình. Ví dụ vẫy tay là bắt đầu hót, vẫy 2 cái hót hai lèo…”.
Thông thường để có con chim vừa hay, vừa đẹp phải luyện ít nhất 2 năm. “Tôi huấn luyện rất nhiều con rồi, nhưng ấn tượng và thành công nhất là con cu gáy “3 lèo 6 bổ” (tức gù được 3 lèo và bổ liên tục 6 cái), được khách mua trả 19 triệu đồng. Năm ngoái, tôi thu về hơn 3 tỷ đồng, lãi hơn 1 tỷ đồng”.
Theo anh Phúc, một con cu gáy có giá phải đảm bảo có: Mã ngỗng (to con, ngực nở, chân to, cánh rộng); vành hạt cườm ở cổ nhỏ, đều (cườm vừng thì giọng thổ, cườm nổ thì giọng kim); khi gù phải được 4 – 5 lèo, cuối cùng là sự thuần thục, chỉ cần vẫy tay là gù.
Theo Việt Tùng
Dân Việt
Ánh mắt khát sống của cậu bé 10 tuổi mắc bệnh ung thư máu
Chưa hiểu hết bệnh tình của mình, Phúc vẫn hồn nhiên vui đùa những lúc sức khỏe cho phép. Đưa tay xoa xoa mái đầu đã trọc hết tóc do ảnh hưởng của hóa chất điều trị, Phúc ước mong mình sớm khỏe lại để đi học, được đá bóng với các bạn.
Ngô Quang Phúc với mái đầu đã rụng hết tóc do tác động của đợt hóa trị.
Căn nhà ngổn ngang lúa vừa mới thu hoạch. Đó là thứ tài sản duy nhất của gia đình chị Nguyễn Thị Hiên (SN 1978, xóm Bắc Phúc Hòa, Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An) lúc này. "Hai mẹ con vừa hết đợt điều trị ở Bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương về, gặt xong mấy sào lúa lại quay sang làm đất, gieo cấy cho kịp mùa vụ". Khuôn mặt người mẹ hốc hác thấy rõ sau đợt điều trị dài ngày của con và sức khỏe bị vắt kiệt sau mùa thu hoạch.
Biết anh Ngô Quang Huy (SN 1974) bị nhiễm chất độc da cam từ bố nhưng vì tình yêu, chị Hiên vẫn quyết tâm gắn bó cuộc đời với anh. 2 đứa con trai lần lượt ra đời, sức khỏe anh Huy tuy yếu nhưng hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn, lại biết bảo ban nhau nên cuộc sống cũng có thể gọi là tạm đủ.
Cứ tưởng hai đứa con ngoan, vợ chồng đồng lòng thì chẳng mấy chốc mà khá lên thế nhưng chưa kịp mừng thì tai họa ập đến với con trai mình, cháu Ngô Quang Phúc (SN 2004). Từ sau Tết, Phúc phát hiện có nhiều hạch ở cổ, nách. Hạch lớn dần về kích cỡ và nổi nhiều hơn trên cơ thể, kèm theo triệu chứng sốt, đau đầu và nôn mửa.
Chị Hiên đưa con đi bệnh viện huyện, Phúc được chẩn đoán mắc quai bị. Điều trị không đỡ, hạch nổi nhiều hơn, kích thước lớn hơn, chị Hiên đưa con tới một phòng khám ở Tp Vinh. Ở đây, Phúc được chẩn đoán viêm hạch bạch huyết góc hàm, được kê thuốc về nhà điều trị.
Chưa nhận thức được bệnh tình của mình, cậu bé vẫn rất hồn nhiên.
Bệnh tình không đỡ mà xuất hiện những cơn sốt, người đổ mồ hôi nhớt, Phúc được đưa xuống Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An kiểm tra. Lần này Phúc được chẩn đoán bị lao hạch và chuyển sang Bệnh viện Lao và bệnh phổi Nghệ An điều trị. Sau 12 ngày điều trị không có kết quả, Phúc được chuyển lên Bệnh viện Lao trung ương. "Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm, các bác sỹ kết luận Phúc mắc bệnh Lơxemi - một dạng ung thư máu và chuyển sang Bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương theo diện cấp cứu. Nghe bác sỹ nói về bệnh tình của con mà chị không tin vào tai mình. Tai chị ù đi rồi ngất xỉu. Tỉnh dậy thì thấy các bệnh nhân cùng phòng đang thay chị chăm sóc cho Phúc bởi Phúc bị dị ứng tủa, phù nề và phải thở oxy. Nó mới 10 tuổi đầu, đã biết gì đâu mà trời nỡ bắt tội...", chị thổn thức.
Các bác sỹ không dám khẳng định khả năng chữa trị mà chỉ cho biết, với bệnh tình của Phúc, cách duy nhất là truyền hóa chất để kéo dài sự sống. Hai mẹ con bắt đầu hành trình duy trì sự sống cho Phúc. Sau khi Phúc nhập viện, anh Huy phải quay về nhà, vừa lo mùa màng, vừa tranh thủ đi xây để kiếm tiền chữa bệnh cho con. Hôm đưa Phúc đi viện, hơn 20 triệu đồng mang theo phải vay nóng trả lãi cho người ta.
Truyền đến lần thứ 3 thì Phúc bị sốc hóa chất, đau đầu, đau bụng dữ dội. Các bác sỹ phải thay đổi phác đồ điều trị. Mái tóc của Phúc cứ rụng dần, rụng dần theo từng đợt hóa trị. "Nhìn tóc mình rụng từng mảng, Phúc sợ hãi, khóc ầm lên. Nhưng giờ thì quen với cái đầu trọc rồi", xoa mái đầu chỉ còn ít tóc lởm chởm của con, chị Hiên cho biết.
Cậu bé vẫn nuôi hi vọng sớm trở lại trường học cùng các bạn.
Mỗi đợt điều trị hóa chất kéo dài 40 ngày, mỗi đợt điều trị cách nhau 20 ngày. Anh Huy phải ở nhà lo chi phí điều trị thành ra chỉ có 2 mẹ con chiến đấu với bệnh tật. "Tiền mang theo có hạn nên chỉ dám chi tiêu dè sẻn. Hôm nào con không ăn hết suất cơm thì mẹ ăn nốt cho qua bữa hoặc mua ít cơm trắng ăn với canh thôi. Nợ cũ chưa trả, không biết đợt điều trị tới đây thì làm thế nào. Anh bảo để ứng chủ thầu rồi làm trả nợ dần nhưng đợt này trời nắng quá, công việc cũng không có đều đặn..." chị nén tiếng thở dài.
Đi viện, Phúc buộc phải nghỉ học do không theo đủ các buổi lên lớp nhưng được các anh chị trong đội tình nguyện kèm cặp nên Phúc vẫn nuôi hy vọng được lên lớp 5 như các bạn. "Cháu nhớ trường, nhớ lớp, nhớ cô giáo với các bạn nữa. Cháu không thích đi bệnh viện nhưng mẹ bảo phải đi để còn chữa cho nhanh khỏi. Cháu cũng thích đá bóng, hè năm ngoái cháu được vào đội bóng thiếu nhi của xóm nhưng năm nay thì chắc không đi đá bóng được rồi. Cháu mơ ước sau này sẽ trở thành công an để bắt tội phạm nhưng giờ đây cháu chỉ mong nhanh khỏe lại để còn đi học với các bạn thôi", đôi mắt của Phúc mở to, đầy hy vọng.
Thương con, chị Hiên chỉ ước mình có thể chịu đau đớn thay con.
"Cháu nó còn nhỏ quá, sao không trời nỡ bắt tội. Nhiều khi đau quá không chịu được, Phúc cứ xin "Mẹ cho con chết đi, con đau lắm", chị chỉ ước mình có thể đau thay con. Các bác sỹ bảo chỉ có thể kéo dài sự sống cho Phúc được ngày nào hay ngày đó thôi, không còn hy vọng có thể chữa trị được nữa. Cứ nghĩ mình đang mất con dần dần, chị đau như ai cầm dao mà cứa vào lòng mình. Khó khăn, gian khổ thế nào chị cũng chịu được, chỉ xin trời thương lấy cháu...". Chị cố gắng để không bật ra tiếng khóc trước mặt con. Chị sợ chỉ cần mình khóc, hai mẹ con sẽ gục ngã trên con đường giành giật sự sống cho Phúc.
Dưới cái nắng ngột ngạt của mùa hè, Phúc vẫn ngồi vào bàn học với niềm hy vọng sớm khỏe lại để tiếp tục được đến trường. Ánh mắt cậu bé vẫn cháy lên niềm hy vọng được sống, được học, được chơi đùa như những bạn cùng trang lứa của mình.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1442: Chị Nguyễn Thị Hiên - xóm Bắc Phúc Hòa, Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An ĐT: 01685355402 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hoàng Lam
Theo Dantri
"Nhà hỏa táng không hề gây ô nhiễm môi trường" (?) "Nhà hỏa táng xây dựng trong khuôn viên của nghĩa trang và theo đúng quy hoạch của thành phố, xây chỗ khác không còn đất... Nhà hỏa táng không hề gây ô nhiễm môi trường" - PGĐ Công ty CP Quản lý Công trình Đô thị Hải Dương khẳng định. Như Dân trí đã đưa tin, hàng trăm hộ dân sinh sống ở...