Dạy bơi cho học sinh quận Tây Hồ: Bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng
Nhờ thực hiện đề án dạy và học bơi, đến nay trên 90% học sinh (HS) tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ được học và biết bơi, tránh được tai nạn đáng tiếc xảy ra trong các năm qua.
Học sinh hào hứng học bơi
Buổi chiều đầu tháng Bảy, tại trường Tiểu học Phú Thượng (quận Tây Hồ) diễn ra giờ học bơi của HS lớp 2A2. Theo sự chỉ dẫn của hai huấn luyện viên, HS lớp 2A2 xếp thành ba hàng ngang trên sân trường và khởi động trước khi vào học bơi.
“Sau 12 buổi, con đã học được kiểu bơi sải, bơi ếch. Biết bơi giúp con an toàn trong môi trường nước và sẽ không bị đuối nước” – Đỗ Anh Nhi, HS lớp 2A2 phấn khởi chia sẻ. Nhiều em HS khác tham gia học bơi cho biết, môn học này rất thú vị nên đã chăm chú theo dõi huấn luyện viên chỉ dạy và làm theo từng động tác.
Học sinh trường Tiểu học Phú Thượng đang học bơi hè 2020. Ảnh: Trần Oanh
Nguyễn Thị Phương Hà – HS lớp 2A2 bộc bạch: “Học bơi hơi khó nhưng con đã học được kiểu bơi ếch. Con thấy khỏe người, mát mẻ khi được tắm mình trong làn nước mát. Những bạn chưa biết bơi thì con hướng dẫn; bạn nào làm sai, con nhắc để tốt hơn”.
Trường Tiểu học Phú Thượng nằm trên địa bàn quận Tây Hồ rất gần sông. Đây là lợi thế nhưng cũng là mối lo bởi thời gian nghỉ Hè có những trẻ nhỏ theo các anh chị đi tắm sông. Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Thượng Trần Thị Thúy Hằng cho biết: Ngay từ đầu năm học 2019 – 2020, nhà trường rất quan tâm đến phòng chống tai nạn thương tích cho HS, trong đó có phòng chống đuối nước và đã thành lập ban chỉ đạo, xây dựng những kế hoạch thực hiện cho từng bộ phận liên quan.
Video đang HOT
Để các lớp học bơi diễn ra an toàn trong suốt khóa học, trường đã phân công lịch trực cụ thể. Trong tuần đầu tiên HS học bơi, giáo viên chủ nhiệm dẫn các bé xuống sân và bàn giao cho huấn luyện viên. Cô Tổng phụ trách, cán bộ y tế, Ban giám hiệu và các giáo viên khác giám sát để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho HS trong suốt buổi học.
“Mùa Hè năm nay, chúng tôi triển khai chương trình học bơi tới 100% HS từ khối lớp 1 đến 5; em nào có nhu cầu học thì phụ huynh đăng ký. Đến nay, có 260 HS đăng ký đang tham gia học, hiện còn 100 em sẽ học ở khóa sau” – bà Thúy Hằng thông tin.
Trên 90% học sinh tiểu học được học và biết bơi
Phú Thượng là một trong số các trường tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ được thụ hưởng đề án xóa mù bơi cho HS của quận. Qua đó bảo đảm mỗi năm, quận Tây Hồ có từ 90% HS học và biết bơi, tránh được tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích cho HS, Trưởng phòng GD&ĐT Tây Hồ Lê Hồng Vũ cho biết: Quận Tây Hồ có đặc điểm nhiều sông, hồ như sông Hồng, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch nên công tác phòng chống đuối nước cho HS được quận đặt ra rất sớm. Từ năm 2016, quận đã triển khai đề án xóa mù bơi cho HS tiểu học ở tất cả các trường công lập trên địa bàn. Đến nay, đề án đã thực hiện xong giai đoạn 1 và bắt đầu từ năm 2020 quận Tây Hồ tiếp tục triển khai giai đoạn 2, tập trung vào đối tượng HS lớp 2, bảo đảm toàn bộ HS sau khi học xong sẽ biết bơi. Ngoài ra, quận cũng triển khai dạy bơi cho 10% HS lớp 3, 4, 5.
Đề án dạy bơi của quận Tây Hồ giai đoạn 2 được triển khai ở 8 trường tiểu học. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, điều kiện cơ sở vật chất khác trước nên ngành giáo dục quận hướng tới nâng cao chất lượng tổ chức học bơi.
“Tại những trường hiện nay chưa hoàn thành bể bơi chung, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng bể bơi thông minh. Những khu vực có bể bơi chung, tập trung HS để các em được học tập trong điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn. Chẳng hạn, trường THCS Nhật Tân có đầy đủ cơ sở vật chất để tổ chức dạy bơi, chúng tôi tập trung HS ở 3 trường tiểu học Chu Văn An, Quảng An, Nhật Tân đến học, cũng là để tận dụng công suất. Hiện ở khu vực Thụy Khuê, quận đang tập trung xây dựng bể bơi ở trường THCS Chu Văn An, ở Bưởi sẽ xây bể bơi ở trường THCS Đông Thái…” – ông Lê Hồng Vũ nói.
Mỗi khóa học bơi cho HS quận Tây Hồ không cố định thời gian, kéo dài 12 – 15 buổi, bảo đảm biết bơi. Kết thúc mỗi khóa học, HS được kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ. Cùng với học bơi, ngành GD&ĐT Tây Hồ còn tổ chức khóa học hướng dẫn cho HS những kỹ năng phòng chống đuối nước như sơ cấp cứu, xử lý các vấn đề xảy ra trong quá trình bơi lội…
Thầy giáo 8 năm dạy bơi miễn phí
Mỗi buổi chiều mùa hè, thầy Nguyễn Viết Tước, 45 tuổi, lại ngâm mình dưới kênh thủy lợi dạy bơi miễn phí cho học trò.
Học trò đứng xem một nhóm thực hành cách đạp chân ở lớp dạy bơi của thầy Tước. Ảnh: Hoàng Táo.
Lớp học bơi bắt đầu lúc 16h các ngày trong tuần ở kênh thủy lợi qua xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng. Đứng lớp là thầy giáo Tước, dạy thể dục tại trường Tiểu học và THCS Hải Vĩnh.
Con kênh thủy lợi nước trong vắt, rộng khoảng 5 m, sâu ngang ngực người lớn, được thầy Tước chia thành hai ô ngăn cách bởi ba cây tre vắt ngang kênh. Dưới kênh, đám trẻ chia thành từng tốp 6-8 em thay nhau bám vào cây tre tập đập chân. Phía sau, thầy Tước một tay nâng đầu gối, một tay đặt ở gót chân, cách mặt nước khoảng gang tay để hướng dẫn các em làm đúng động tác. Nước do các em quẫy lên tung tóe vào mặt thầy giáo.
Sau bài tập đạp chân, các em tập bơi xuôi kênh thủy lợi, lặn người qua cây sào tre thứ hai, rồi tiếp tục bơi về đích. Một số em mệt, chuyển sang bơi ngửa hoặc tấp vào bờ. Tiếng cười đùa, tiếng đập nước bì bõm vang cả quãng đồng. Mỗi buổi chiều thường có hai lớp học bơi gối đầu nhau, khi lớp này xuống bơi thì lớp kia khởi động trên bờ, học đến khi mặt trời tắt nắng, thường là 18h-18h30.
Thầy Tước hướng dẫn cách đập chân cho một học trò. Ảnh: Hoàng Táo.
Nhiều năm về trước, khi còn dạy thể dục ở vùng rốn lũ xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng, thầy Tước chứng kiến nhiều vụ đuối nước thương tâm mỗi khi lũ về. "Nạn nhân đều là học trò của mình cả", thầy Tước bộc bạch. Khi chuyển về dạy ở xã Hải Hưng, thầy Tước bắt đầu mở lớp dạy bơi miễn phí cho học trò quanh xã.
Thầy giáo khảo sát các hồ tôm, ao cá quanh vùng nhưng nước không thích hợp để dạy bơi lâu dài. Cuối cùng, thầy chọn kênh thủy lợi vì nước sạch, chảy liên tục và an toàn. "Lúc mới mở lớp, nhiều phụ huynh e dè khi cho con đi học, nhưng sau vài buổi, thấy con em tiến bộ nên mọi người rất phấn khởi", thầy Tước kể.
Lớp học đông dần và duy trì mỗi mùa hè 160 đến 180 em, ở độ tuổi từ lớp ba trở lên. Qua tám năm, thầy Tước dạy bơi cho khoảng 1.500 em, trong đó có nhiều em ở các xã và thị trấn lân cận, thậm chí sinh viên về quê nghỉ hè. Trong mỗi buổi học, trẻ được hướng dẫn kỹ thuật bơi, thở dưới nước, kỹ năng phòng tránh và cứu người đuối nước. Mỗi em cần 10-15 buổi để bơi thành thạo, những em nhỏ hoặc chậm hơn cần khoảng 20 buổi để tự nổi, bơi được 10-15 m.
Những năm đầu, thầy Tước tự bỏ tiền mua dụng cụ, làm bến bãi và vệ sinh chỗ học. Sau này, một số phụ huynh, mạnh thường quân và đoàn viên của xã hỗ trợ thầy Tước một số dụng cụ cũng như giúp đỡ quản lý, hướng dẫn các em học bơi. Một số người còn tặng bánh kẹo, sữa cho các em.
Tám năm qua, thầy Tước dạy bơi cho 1.500 học trò ở con kênh thủy lợi này. Ảnh: Hoàng Táo.
Ngồi trên bờ xem hai cháu nội lớp 2 và 4 học bơi, ông Nguyễn Đức Nghĩa (70 tuổi, trú thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng) nói rất vui mừng khi có lớp học bơi của thầy Tước. "Nhờ lớp học, trẻ vùng rốn lũ đã biết bơi, sau này có gặp lũ lụt thì tránh được tai nạn", ông Nghĩa nói.
Ba năm qua, mùa hè nào cũng tham gia lớp học bơi của thầy Tước, Nguyễn Huy Hoàng (học lớp 5C trường Tiểu học và THCS Hải Vĩnh), nói: "Thầy giúp cháu biết bơi và có các kỹ năng để giúp bạn khi đuối nước".
Với thầy Tước, hạnh phúc lớn nhất là sau tám mùa hè nắng gắt, xã Hải Hưng không có học sinh đuối nước. Các em biết cách ứng cứu người đuối nước, không tự mình xuống giúp mà hô hoán, tìm người lớn kêu cứu.
Khi mặt trời gần tắt nắng, thầy Tước gọi tất cả học sinh lên bờ rồi chia nhóm thi bơi. Kết thúc chặng bơi, dù nhanh hay chậm, các em đều vui vẻ. Khi học trò đạp xe về nhà, thầy Tước lặng lẽ tháo ba thanh tre, thu dọn phao bơi và dụng cụ tập luyện rồi mới về nhà.
Nhân rộng mô hình dạy bơi cần sự vào cuộc của chính quyền, nhà trường, phụ huynh Càng vào hè, nhu cầu học bơi càng trở nên cấp thiết, đặc biệt là khi tình trạng đuối nước đang ngày càng gia tăng. Tuy vậy, quá trình thực hiện vẫn đang còn rất nhiều khó khăn. Báo Nghệ An ghi nhận ý kiến của những người liên quan về vấn đề này. Năm 2019, bể bơi với tổng giá trị hơn...