Dạy an toàn lao động trong trường học
Đó là sự nhanh nhạy của nhiều trường nghề trong việc “chính quy hóa” việc giảng dạy an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Tuy nhiên, nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và thiếu đội ngũ giáo viên đang là cản trở lớn tới việc giảng dạy ATVSLĐ trong nhà trường.
Trường Cao đẳng Nghề tỉnh Hoà Bình là một trong số ít trường đang tập trung đầu tư mạnh cho việc đưa kiến thức về ATVSLĐ vào trong nhà trường. Hiện trường có 6 khoa, đào tạo 4 nghề liên quan tới công nghiệp.
Cô Hoàng Phương Thảo – giảng viên dạy nghề tin học, đồng thời cũng là giảng viên dạy bộ môn ATVSLĐ cho biết, hiện nhà trường quy định cụ thể về nội dung, chương trình, cũng như thời lượng giảng dạy về ATVSLĐ.
Một cảnh trong phần thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật tại Trường Cao đẳng nghề Hoà Bình
Ngày 7/9, Hội Dạy nghề Việt Nam phối hợp với Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH) và Trường Cao đẳng nghề Hoà Bình tổ chức “Hội thi tìm hiểu về kiến thức, ATVSLĐ trong trường nghề”. Đây là dịp tốt để học sinh trường nghề học hỏi thêm các kiến thức về ATVSLĐ và trau dồi thêm kỹ năng xử lý tai nạn lao động.
Video đang HOT
Theo đó, trong suốt 3 năm học, học sinh có 189 tiết để học và thực hành về ATVSLĐ. Ngoài ra, quá trình học sinh đi thực tập nghề, nhà trường cùng các doanh nghiệp cũng có buổi nói chuyện ngoại khóa, thực hành về việc phòng tránh, xử lý tai nạn lao động.
Tuy được nhà trường quan tâm tạo điều kiện về thời gian nhằm nâng cao kiến thức về lĩnh vực ATVSLĐ, nhưng chương trình học vẫn còn ngắn, thiếu trang thiết bị phục vụ thực hành nên hiệu quả chưa cao.
Thầy Trương Tuấn Dũng – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất là thiếu đội ngũ giáo viên. Hiện nay trường có gần 50 cán bộ, giáo viên tham gia giảng dạy, nhưng chỉ có 1/3 trong số đó được đào tạo, tập huấn kiến thức về ATVSLĐ. Vì thế, tuy nhà trường đã xây dựng một bộ môn giảng dạy riêng về ATVSLĐ nhưng vẫn chưa có giảng viên cơ hữu, chủ yếu vẫn là giáo viên dạy nghề đứng lớp”.
Ngoài ra, tại trường này, hệ thống trang thiết bị phục vụ giảng và thực hành về ATVSLĐ như: Bông băng, gạc, nẹp… phục vụ cho việc sơ cấp cứu và các thiết bị bảo hộ lao động cho các ngành này cũng còn nhiều thiếu thốn.
Bà Nguyễn Thị Hằng – nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Chủ tịch Hội Dạy nghề Việt Nam cho rằng việc đưa kiến thức về ATVSLĐ vào trường nghề là việc cần thiết và cần làm ngay.
Bà Hằng nhấn mạnh: “Thực tế, vấn đề ATVSLĐ lâu nay trong trường nghề và các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, cần phải nhanh chóng đưa các kiến thức về ATVSLĐ vào giảng dạy trong nhà trường để tạo nền tảng cho lao động hiểu và tuân thủ các quy định về ATLĐ”.
Thông tin từ Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH) cũng cho biết, thời gian tới, Cục phối hợp với Hội Dạy nghề Việt Nam tổ chức soạn giáo án để phục vụ việc giảng dạy ATVSLĐ. Đồng thời, cũng sẽ nhân rộng Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về ATVSLĐ trong cả nước, tiến tới tổ chức thi cụm tại ba miền Bắc – Trung – Nam.?
Theo dân việt
Tìm tương lai ở trường nghề
Sau mỗi kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ, dường như tâm lý "phải vào được đại học" vẫn đang đè nặng lên nhiều thí sinh. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ khác mạnh dạn chọn con đường mới: Học nghề.
C hắp nối cung - cầu
Ông Hoàng Bá Quyền - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đối tượng thanh niên cần xác định mục tiêu chính đó là nhu cầu học và giải quyết việc làm sau học nghề. "Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn hiện rất lớn, các em luôn xác định đi học để có nghề chứ không phải để lấy bằng cấp. Do vậy, trường nghề là cánh cửa mới cho thanh niên lựa chọn"- ông Quyền chia sẻ.
Tuy nhiên, học nghề phải gắn với việc làm mới có thể thực sự thu hút học viên và xu thế tất yếu hiện nay là các trung tâm dạy nghề, trường nghề thường liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để sau khi các em ra trường có việc làm ổn định. Chẳng hạn, Trung tâm Dạy nghề Thanh Xuân liên kết với Trung tâm Kỹ thuật xe máy Hà Nội để tạo nơi thực tập, làm việc cho học viên sửa chữa xe máy. Ông Phạm Đình Hùng - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật xe máy Hà Nội chia sẻ: "Người làm nghề như chúng tôi rất cần những lao động có tay nghề bài bản, chuyên nghiệp. Vì vậy, việc liên kết với các trung tâm dạy nghề đang là hướng đi của chúng tôi để đảm bảo có nguồn lao động tốt".
Học viên Trung tâm Dạy nghề Phương Nam trong giờ thực hành
Hoàng Trung Kiên- kỹ thuật viên sửa chữa xe máy tại Trung tâm Kỹ thuật xe máy Hà Nội chia sẻ: "Trước em theo học nghề ngắn hạn tại Trung tâm Dạy nghề Thanh Xuân, kết thúc khóa học, em được trung tâm giới thiệu làm việc tại đây. Vừa làm vừa học hỏi nâng cao tay nghề. Đến nay em đã có mức lương 10 triệu đồng/tháng".
Với các học sinh thuộc diện gia đình chính sách, được hỗ trợ theo Quyết định 1956, một số trung tâm dạy nghề dân lập cũng có các hỗ trợ đặc biệt. Học viên Nguyễn Khánh Hoàn (Cẩm Khê, Phú Thọ) thuộc diện hộ nghèo, đang theo nghề điện dân dụng tại Trung tâm Dạy nghề Phương Nam (Hà Nội) bộc bạch: "Bọn em được miễn giảm 10% học phí, chu cấp chỗ ăn ở và điều kiện sinh hoạt, nên rất yên tâm học tập".
Bỏ tâm lý khoa cử
Bà Nguyễn Thị Hằng - Chủ tịch Hội Dạy nghề Việt Nam nhận định, học trường nghề là một lựa chọn "đường gần, dễ đi" để có một ngành học phù hợp với khả năng của nhiều học sinh sau tốt nghiệp THCS hay THPT. Hiện ở các trường nghề cũng tiến hành việc đa dạng hóa ngành nghề với nhiều hình thức đào tạo. Nghề phổ biến nhất là sửa chữa ô tô, xe máy, điện dân dụng, điện thoại, cắt may..., học viên được đào tạo tại chỗ hoặc đưa tới các doanh nghiệp thực tập trực tiếp.
Ông Vũ Phương Nam - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Phương Nam cho biết: "Mặc dù đã đa dạng hóa trường nghề, đa dạng hóa hình thức học tập, nhưng nhiều thanh niên vẫn không mặn mà học nghề. Cái mác "đại học" đã làm lệch lạc suy nghĩ về con đường nghề nghiệp của nhiều học sinh".
Tuy nhiên, khi bước chân vào các trung tâm dạy nghề, nhiều học viên vẫn còn... ngại ngần. Học viên Lương Văn Cầu (Cư Yang, Eakar - Đăk Lăk), theo học tại Trung tâm Dạy nghề Phương Nam chia sẻ: "Gia đình em khó khăn, bố ốm nặng... thấy bạn bè đi thi ĐH, em cũng muốn đi thi. Nhưng sau em nghĩ, học đại học mà không tới nơi tới chốn thì cũng thất nghiệp, trong khi đi học nghề em có việc làm ngay và còn nhiều cơ hội học hành khác".
Bà Nguyễn Thị Hằng chia sẻ, từ xưa tới nay, các trường nghề, trung tâm dạy nghề vướng phải một rào cản bởi tâm lý coi trọng bằng cấp của đại đa số phụ huynh, học sinh. Trong khi đó, các doanh nghiệp cần tuyển dụng đội ngũ có tay nghề chuyên nghiệp là rất lớn. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các bậc phụ huynh cũng nên định hướng lại để giúp con em học đúng ngành nghề phù hợp. "Mục tiêu hợp lý nhất là phân luồng được 30% học sinh THCS vào học nghề, 50 - 60% học sinh THPT học nghề"- bà Hằng nói.
Theo Dân việt
Chỉ tiêu - điểm sàn "chọi" nhau GS.TS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng: "Phí lý trong tuyển sinh hiện nay là vừa quy định chỉ tiêu lại quy định điểm sàn. Hai vấn đề này "chọi" nhau". Đối với vấn đề tuyển sinh năm 2012, GS.TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài...