Dấu xưa Hồn phố: Thăm nhà cổ trăm cột, trên 120 năm tuổi ở Long An
Nằm ở xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, ‘Nhà trăm cột’ là di tích lịch sử hơn 120 năm tuổi.
Nơi đây thu hút du khách bởi kiến trúc độc đáo kiểu nhà rường xứ Huế, cùng 120 cây cột được làm từ gỗ quý.
“Nhà trăm cột” được xây dựng từ năm 1901 – 1903, đến nay đã hơn 120 tuổi nhưng các cột, kèo trong căn nhà vẫn vững chãi.
Đây là công trình kiến trúc cổ, được xây dựng theo lối nhà rường xứ Huế. Căn nhà có diện tích mặt sàn khoảng 880m.
Nhà có kết cấu kiểu “xuyên trính” – một kiểu thức thời Nguyễn, điển hình cho kiểu kiến trúc dân dụng nhà ở của tầng lớp thượng lưu ở Nam bộ vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Gọi là “Nhà trăm cột” nhưng thực chất ngôi nhà này có chính xác 120 cột, gồm 68 cột tròn và 52 cột vuông.
Video đang HOT
Ảnh: Thúy Hường
Ngôi nhà có kết cấu kiến trúc gồm 3 gian, 2 chái. Nội thất gồm có hai phần: phần trước là nội tự – ngoại; phần sau là phần để ở và sinh hoạt.
Nét tinh xảo của kỹ thuật chạm trổ. Ảnh: Thúy Hường
Vật liệu xây nhà hoàn toàn bằng các loại gỗ quý như cẩm lai, gõ đỏ, mun..
Mái nhà được lợp ngói âm dương.
Năm 1997, “Nhà trăm cột” được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.
Xung quanh di tích “Nhà trăm cột” là vườn cây xanh mát.
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Bạch Liên
Chùa Bạch Liên (Tường Thụy, Trác Văn, Duy Tiên) là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị độc đáo, được xếp hạng di tích cấp quốc gia, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như du khách thập phương.
Đến với chùa Bạch Liên, giới chuyên môn và du khách thập phương sẽ có cơ hội khám phá những nét độc đáo, riêng có về mặt kiến trúc nghệ thuật mà rất ít ngôi chùa thờ Phật nào ở nơi khác có được.
Điểm nổi bật dễ nhận thấy nhất ở chùa Bạch Liên chính là độ tinh xảo, cầu kỳ, mang tính nghệ thuật cao của những mảng chạm khắc gỗ. Trước hết là mảng chạm khắc thể hiện trên hệ thống cửa võng ở gian chính giữa tòa tiền đường và bốn vì kèo của tòa tam bảo. Tại hàng cột đầu tiên gian chính giữa tòa tiền đường, bức cửa võng "Cửu long tranh châu" (chín rồng tranh nhau viên ngọc) được chạm khắc vô cùng tinh xảo, tạo điểm nhấn uy nghiêm, linh thiêng nơi cửa Phật.
Ở hàng cột thứ hai, bức cửa võng được chạm khắc theo mô típ giàn nho sinh động làm đường diềm phía trên, tiếp đến là lớp lớp cánh sen dụ đổ đều về hai phía. Khuôn cửa võng được bố trí uốn lượn nhịp nhàng, cân đối theo dạng vành đai.
Ở vị trí chính giữa (cũng là vị trí cao nhất, trang trọng nhất) là mảng chạm khắc mô tả hình ảnh Phật đường Tây Trúc; phát triển sang hai bên là những mảng chạm khắc mô tả tượng trưng chặng thỉnh kinh đầy gian nan, thử thách của thầy trò Đường Tăng với nghệ thuật diễn tả cách điệu bằng thân cây mai hòa quyện cùng những áng mây... rất tinh tế, vừa gợi trí tưởng tượng, vừa có giá trị thẩm mỹ nghệ thuật cao.
Bức cửa võng thứ ba ở vị trí đầu tiên của tòa tam bảo được đặt bên dưới bức đại tự khảm trai với bốn chữ lớn nổi bật "Đàm hoa hiện thụy" (trong vườn hoa cửa thiền thấy rõ điều tốt lành). Hai bên cửa võng là đôi câu đối cũng được khảm trai mô tả hình dáng cây mai với những áng mây bay lượn tiếp nối nhau làm nền nâng đỡ các tòa sen mà "Tứ vị Bồ tát" đang "tĩnh tọa" hoặc tạo thành hình thang mây cho "Bát vị Kim cương" dáng vẻ oai phong đang đứng trấn giữ tám phương, bảo vệ thế giới nhà Phật.
Với đề tài "Tứ vị Bồ tát", "Bát vị Kim cương", những mảng chạm khắc về cảnh sắc thế giới tự nhiên được thể hiện rất hòa nhập với các nhân vật. Kề đó, hai bên xà nách còn có các mảng chạm khắc trang trí theo lối bán cuốn thư (nửa cuốn thư) được tạo dáng rất mềm mại, tự nhiên bằng hình ảnh nhành mai hóa long vô cùng sinh động, hấp dẫn. Ngay dưới cuốn thư cài thêm hai bộ cửa võng nhỏ với mảng họa tiết hoa lá cách điệu, làm tăng sự lộng lẫy, hoàn chỉnh của vì chính điện tòa tam bảo.
Chùa Bạch Liên. Ảnh: Đan Vũ
Bức cửa võng thứ tư (gắn dưới hàng câu đầu tòa tam bảo) tập trung khắc họa hình tượng cây tùng hóa long cùng những họa tiết giàn nho sinh động, điểm thêm bóng hình chim trĩ đang nhảy nhót rất mềm mại, uyển chuyển. Dưới bóng hình đại thụ điểm xuyết các vòng trang trí mô tả cảnh ao sen với những áng mây nhẹ lướt, ôm ấp mặt nguyệt, những nhành mai tươi tốt núp bóng cây tùng... vô cùng sống động. Hai bên xà nách cũng được trang trí bằng những mảng chạm trổ cầu kỳ mô tả rất tinh tế hình ảnh cặp chim phượng đang múa cùng khung cảnh ao sen đương độ tốt lá, rộ hoa...
Bức cửa võng thứ năm cũng được gia công nghệ thuật rất tỉ mỉ, thể hiện bức tranh sinh động có điểm cài hoa phù dung kèm theo nhiều loại nhạc cụ dân tộc (đàn, sáo, nhị...). Trên hàng xà nách của vì thứ năm còn có hình ảnh "long cuốn thủy" (rồng hút nước) đường nét rất bay bổng, tài hoa. Bên dưới là hàng phù điêu sen dẻo được thể hiện bằng nghệ thuật chạm bong, lá lật, tạo thành cửa võng phụ, làm tăng thêm sự sinh động, biến ảo của hệ thống chạm khắc.
Mảng chạm khắc gỗ ở vì kèo trong cùng (giáp đốc nhà tam bảo) không thể hiện thành cửa võng mà được khắc họa hình tượng hoa sen với những đường nét mềm mại kết hợp cùng nghệ thuật sơn son, thếp vàng rất hài hòa với tổng thể hệ thống cửa võng, cuốn thư trang trí phía ngoài và rất hợp với nội dung, hình thức bức đại tự phía trên "Đại hùng bảo diện" (điện thờ hùng tráng, vĩ đại).
Cùng với hệ thống cửa võng được gia công tỷ mỷ, tinh xảo, chùa Bạch Liên còn có khẳng định giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo bởi bốn bộ y môn (*) bằng gỗ, sơn son, thếp vàng rất đẹp, treo ở mặt trước tòa tiền đường. Nghệ thuật chạm khắc thể hiện trên bốn bức y môn cũng hết sức phong phú, điêu luyện. Cặp y môn phía đông tòa tiền đường nổi bật với họa tiết "long cuốn thủy" và tứ quý linh vật: "long, ly, quy, phượng" hòa quyện cùng những nhành mai, cành trúc được chạm trổ uốn lượn như thân con rồng rất sống động, hấp dẫn. Ở diềm dưới cũng có những họa tiết mô tả tứ linh "long, ly, quy, phượng" được sắp xếp hài hòa, uyển chuyển cùng hình tượng bộ đỉnh, bình hoa, cuốn thư, cành hồng, dây tua, hạt cườm...
Nếu như cặp y môn phía đông có hình tượng trúc, mai hóa long rất tinh xảo, tài tình, thì ở cặp y môn phía tây có tùng, trúc khắc họa hình ảnh "Tam lân hí cầu" (ba con lân vờn quả cầu) kết hợp cùng hình tượng quy, phượng, bình hoa, đỉnh thờ... vừa rất linh hoạt, phóng khoáng, vừa bảo đảm nguyên tắc đăng đối, thống nhất, hài hòa trong trang trí nội thất đình chùa truyền thống. Bốn bức y môn cùng với chín bức đại tự, tám đôi câu đối và hệ thống cửa võng đều được gia công rất tỷ mỷ, tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao, che chắn một phần kiến trúc mái công trình, khiến nội thất ngôi chùa vừa uy nghiêm, chặt chẽ, thống nhất, vừa nguy nga, lộng lẫy, bay bổng.
Điểm nổi bật thứ ba về kiến trúc nghệ thuật ở chùa Bạch Liên thể hiện ở nhóm "Tượng pháp" được tạo hình trên ba chất liệu: tượng đồng đúc, tượng gỗ tạc, tượng đất đắp. Ba pho tượng "Tam thế" (**) trên cùng, ngồi trên tòa sen được khắc họa kỳ công. Tượng "A di đà" đặt ở vị trí thấp hơn đạt đến sự cân đối tuyệt mỹ từ hình khối, y phục đến dáng vẻ, nét mặt và được bố trí hài hòa với bộ thờ, tòa sen...
Các pho tượng "Quan thế âm Bồ Tát", "Đại thế chí Bồ Tát", "Diệu thiện"... được chạm nhấn rất đẹp, vừa thể hiện nội tâm từ bi, bao dung, độ lượng, vừa thể hiện tư thế đường bệ, uy nghiêm trên tòa sen của đức Phật. Tiếp đến là tòa "Cửu long" bằng đồng (với hơn 50 pho tượng) biểu tượng cho 5 quá trình tu hành (từ sơ sinh, quá khứ, hiện tại, vị lai đến cõi niết bàn) của Thế Tôn Mâu Ni (***) bao gồm các pho: Bồ tát, Kim cương, Thị giả... Các pho tượng đều đang biểu diễn một thứ nhạc cụ dân tộc, mỗi pho mang một dáng vẻ riêng biệt, thể hiện cá tính khác nhau và đều được tạo hình rất công phu, điêu luyện. Bên cạnh đó, các pho tượng: "Ngọc hoàng", "Thánh tăng", "Đức ông", "Hộ pháp"... cũng đều được tạo hình rất kỳ công, tinh tế từ nét mặt, dáng hình đến mũ áo, cân đai.
Chùa Bạch Liên còn có một số đồ thờ tự rất có giá trị như: đôi khám thờ (ở hai gian phía đông, phía tây tòa tiền đường) được thiết kế hai tầng, được gia công nghệ thuật qua các mảng chạm rất cầu kỳ; đố và bệ khám được chạm khắc rất kỹ, cột khám thể hiện họa tiết rồng uốn lượn, vươn lên rất sống động; một bát hương bằng đồng (dạng hình vại) trang trí tỷ mỉ, công phu, miệng bát hương có viền gờ nổi, chỉ nổi, chân bát hương đúc theo kiểu "chân quỳ dạ cá", nổi bật họa tiết "lưỡng long chầu nguyệt", họa tiết lá lật, sóng nước và hình ảnh rùa phun nước...
Đặc biệt, chùa Bạch Liên hiện còn lưu giữ chiếc khánh (bằng đồng), mặt trước có họa tiết trang trí hổ phù tinh xảo và dòng chữ: "Tường Lân thôn khánh" (khánh của thôn Tường Lân); mặt sau có dòng chữ: "Bạch Liên tự khánh" (khánh của chùa Bạch Liên). Khánh còn có dòng chữ nhỏ "Tự Đức thập tứ niên tuế thứ Tân Dậu cửu nhật nguyệt cải trù" (khánh được đúc lại ngày 9 tháng 9 năm Tân Dậu, niên hiệu Tự Đức thứ 14). Nhìn tổng thể, khánh có kích thước, hình dáng cân đối, hài hòa, từ dáng dấp uốn cong tới đường viền chạy quanh với hàng triện tàu và lớp lớp sóng gợn. Rốn khánh có mặt nguyệt nổi cao, xung quanh viền hạt cườm điểm thêm những làn mây tản làm tăng thêm sự mềm mại, huyền ảo của mảng chạm khắc.
Ngày 9/2/1992, chùa Bạch Liên được xếp hạng di tích cấp quốc gia loại hình kiến trúc nghệ thuật. Đây là yếu tố quan trọng để chính quyền, nhân dân địa phương giữ gìn, tôn tạo, phát huy giá trị của công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo này.
Nhà trong ngõ bị bao vây tứ bề vẫn tràn ngập ánh sáng Ngôi nhà trong ngõ 1 tầng có kiến trúc độc đáo từ thiết kế đến màu sắc, vô cùng thông thoáng dù bị bao vây tứ bề. Ngôi nhà trong ngõ có diện tích 180 m2, tọa lạc tại Tam Kỳ, Quảng Nam, được xây dựng vào năm 2023 bởi Trinhvieta-Architects. Nét đặc trưng của ngôi nhà là khi nhìn từ phía trên...