Đau vú trong chu kỳ kinh nguyệt có đáng lo?
Đau vú, căng tức vú là một trong những biểu hiện thường gặp ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này gây khó chịu và lo lắng cho nhiều chị em. Vậy nguyên nhân gây đau vú là gì và nó có nguy hiểm không?
1. Nguyên nhân gây đau vú trong chu kỳ kinh nguyệt
Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ trải qua những thay đổi về mức độ hormone, đau bụng kinh và đau vú.
Bạn có thể bị chuột rút ở bụng, đau vú hoặc căng tức vú liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Loại đau vú này được gọi là đau vú theo chu kỳ, nó đến và đi cùng với chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi phản ứng với thuốc tránh thai.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, mỗi tháng hệ thống sinh sản chuẩn bị cho khả năng mang thai. Nồng độ estrogen tăng đến một điểm cụ thể, sau đó tuyến yên báo hiệu sản xuất hormone, kích thích rụng trứng. Nếu trứng không được thụ tinh, niêm mạc tử cung sẽ bị rụng trong thời kỳ kinh nguyệt.
Ngay trước kỳ kinh, khi mức progesterone bắt đầu giảm, cơn đau hoặc căng tức vú có thể tăng lên cho đến khi kỳ kinh bắt đầu. Khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc, cơn đau vú thường sẽ giảm dần.
Những thay đổi về nồng độ hormone này ảnh hưởng rất nhiều đến cơn đau vú theo chu kỳ.
Khi đau vú theo chu kỳ, cơn đau có xu hướng ở cả hai bên vú. Với chứng đau vú không theo chu kỳ, cơn đau thường là một bên vú.
2. Những yếu tố có thể gây đau vú
Một số phụ nữ dễ bị đau vú theo chu kỳ hơn những người khác. Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến cơn đau vú bao gồm:
Chuẩn bị cho con bú: Bầu vú có thể tạo sữa để nuôi dưỡng em bé vào cuối thai kỳ đủ tháng. Các thùy và ống dẫn sữa phản ứng với sự thay đổi nội tiết tố hàng tháng bằng cách sưng lên, có thể gây đau vú.
Nhạy cảm do áp lực: Ngực to lên trong chu kỳ kinh nguyệt có thể đè lên các cấu trúc khác bên trong vú, chẳng hạn như u nang, u xơ (khối u không phải ung thư), dây thần kinh, dây chằng và cơ. Các cấu trúc bên dưới có thể ảnh hưởng đến cơn đau vú theo chu kỳ.
Mang thai: Đau vú là tình trạng phổ biến khi mang thai. Khi mang thai làm gián đoạn chu kỳ hàng tháng bình thường, ngực sẽ đáp ứng với mức progesterone duy trì bằng cách trưởng thành hoàn toàn trong chín tháng tiếp theo. Đau và căng vú là kết quả phổ biến.
Mất cân bằng nội tiết tố: Nghiên cứu cho thấy, một số người bị đau vú theo chu kỳ có ít progesterone và nhiều estrogen hơn trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Các nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng đau vú có thể do mức độ cao bất thường của prolactin, một loại hormone ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa (sản xuất sữa).
Tiền mãn kinh: Phụ nữ tiền mãn kinh có thể bị đau vú theo chu kỳ một cách đều đặn. Thông thường, tình trạng khó chịu ở vú xảy ra trước kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể cảm thấy vú đau nhức, nặng, mềm, đầy, sưng lên…
Hội chứng tiền kinh nguyệt: Đau vú thường là một trong những biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt cũng bao gồm mệt mỏi, khó chịu và mức độ hormone bất thường.
Cảm giác khó chịu thường bắt đầu một vài ngày trước khi kỳ kinh của bạn bắt đầu và có thể tiếp tục cho đến khi kỳ kinh của bạn kết thúc, tuy nhiên mức độ giảm dần.
Thuốc tránh thai: Các hormone trong thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến vú theo những cách khác nhau. Đôi khi, chúng có thể gây ra đau và căng vú.
Video đang HOT
Những thay đổi về nồng độ hormone ảnh hưởng đến cơn đau vú theo chu kỳ kinh nguyệt.
3. Đau vú có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám?
Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản, đau vú theo chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài trong một tuần hoặc lâu hơn, từ khi rụng trứng cho đến khi bắt đầu hành kinh. Khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc, cơn đau vú thường sẽ giảm dần.
Bạn có thể giảm cảm giác khó chịu bằng cách chườm ấm, mặc áo ngực vừa vặn để nâng đỡ ngực…
Đau vú theo chu kỳ có thể được coi là bình thường. Tuy nhiên, bạn cần đi khám nếu như có những biểu hiện sau:
- Cơn đau vú trở nên nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt.
- Da trên vú đỏ và có cảm giác ấm khi chạm vào. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng da ở vú.
- Bạn phát hiện thấy có xuất hiện cục u mới trên hoặc trong vú của mình.
- Cơn đau vú kết hợp với sự thay đổi da, tiết dịch ở núm vú hoặc những thay đổi khác ở núm vú…
Khi có những dấu hiệu trên, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời nếu những bất thường ở vú có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bạn cần đi khám khi bị đau vú kèm theo những bất thường khác ở vú.
Điều gì khiến phụ nữ đau khi quan hệ tình dục?
Giao hợp đau là thuật ngữ chỉ những cơn đau tái phát ở vùng sinh dục hoặc trong khung chậu khi quan hệ tình dục. Cơn đau có thể rõ nét hoặc dữ dội. Nó có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Giao hợp đau thường xảy ra ở phụ nữ hơn nam giới. Các ước tính về số lượng phụ nữ bị đau khi quan hệ tình dục trong suốt cuộc đời của họ nằm trong khoảng từ 10 - 28%.
1. Nguyên nhân gây ra đau khi quan hệ tình dục?
Đối với một số phụ nữ, giao hợp đau là dấu hiệu của một vấn đề về thể chất hoặc có thể bị đau do các yếu tố cảm xúc.
Các nguyên nhân phổ biến giao hợp đau bao gồm: khô âm đạo do mãn kinh, sinh con, cho con bú, dùng thuốc hoặc quá ít kích thích trước khi giao hợp, rối loạn da gây loét, nứt nẻ, ngứa hoặc rát, nhiễm trùng, chẳng hạn như nấm men hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ngoài ra còn có thể do chấn thương hoặc chấn thương khi sinh nở, tai nạn, rạch tầng sinh môn. Nguyên nhân do cắt bỏ tử cung hoặc phẫu thuật vùng chậu, đau vùng âm hộ, viêm âm đạo, hoặc co thắt tự phát của các cơ của thành âm đạo, lạc nội mạc tử cung, viêm bàng quang, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, hội chứng ruột kích thích, đang xạ trị... cũng khiến phụ nữ gặp những cơn đau khi quan hệ tình dục.
Các yếu tố làm giảm ham muốn tình dục hoặc ảnh hưởng đến khả năng hưng phấn của một người cũng có thể gây ra giao hợp đau gồm các yếu tố căng thẳng, có thể dẫn đến thắt chặt các cơ của sàn chậu, sợ hãi, tội lỗi hoặc xấu hổ liên quan đến tình dục, các vấn đề về hình ảnh bản thân, uống thuốc tránh thai, các mối quan hệ, bệnh ung thư, viêm khớp, đái tháo đường và bệnh tuyến giáp, có tiền sử lạm dụng tình dục hoặc là nạn nhân bị hiếp dâm.
2. Các triệu chứng của chứng giao hợp đau
Sử dụng tampon vào kỳ kinh không không đúng cách có thể gây viêm nhiễm khiên giao hợp đau.
Giao hợp đau có thể khác nhau, đau có thể xảy ra trong âm đạo, niệu đạo hoặc bàng quang , trong hoặc sau khi giao hợpsâu trong xương chậu, với việc dùng băng vệ sinh bằng tampon, bị ngứa, đau nhói, hoặc đau tương tự như đau bụng kinh.
3. Ai có nguy cơ đau khi giao hợp?
Cả phụ nữ và nam giới đều có thể bị đau khi giao hợp, nhưng tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Khoảng 75% phụ nữ có giao hợp đau vào một thời điểm nào đó, Phụ nữ có nguy cơ gia tăng giao hợp đau khi dùng thuốc gây khô âm đạo, bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, đã mãn kinh.
4. Giao hợp đau được chẩn đoán như thế nào?
Một số xét nghiệm giúp bác sĩ xác định và chẩn đoán giao hợp đau. Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh tình trước đây và sinh hoạt tình dục, siêu âm hoặc đề nghị thực hiện các xét nghiệm để xác định vị trí của cơn đau.
5. Điều trị giao hợp đau
5.1 Thuốc men
Mức độ estrogen thấp gây ra giao hợp đau ở một số phụ nữ nên có thể dùng thuốc viên, kem có một lượng nhỏ estrogen cung cấp vào âm đạo.
Các phương pháp điều trị giao hợp đau dựa trên nguyên nhân của tình trạng này. Nếu cơn đau là do nhiễm trùng hoặc tình trạng tiềm ẩn, bác sĩ có thể điều trị bằng cách cho thuốc kháng sinh, thuốc trị nấm, corticosteroid tại chỗ hoặc tiêm.
Nếu dùng thuốc lâu dài gây khô âm đạo, bác sĩ có thể thay đổi đơn thuốc hoặc thử dùng các loại thuốc thay thế có thể khôi phục khả năng bôi trơn tự nhiên và giảm đau.
Mức độ estrogen thấp gây ra giao hợp đau ở một số phụ nữ nên có thể dùng thuốc viên, kem có một lượng nhỏ estrogen cung cấp vào âm đạo.
Một loại thuốc không chứa estrogen cung có có hiệu quả trong việc làm cho các mô dày hơn và ít dễ vỡ hơn. Điều này có thể làm giảm mức độ đau đớn của phụ nữ khi quan hệ tình dục.
5.2 Chăm sóc tại nhà
Các biện pháp khắc phục tại nhà cũng có thể làm giảm giao hợp khi đau như:
Sử dụng chất bôi trơn hòa tan trong nước.
Chỉ nên quan hệ tình dục khi bạn và đối tác của bạn thư giãn, thoải mái.
Nên trao đổi cởi mở với bạn đời về cơn đau khi giao hợp
Đi tiểu trước khi quan hệ tình dục
.Tắm nước đủ ấm ( không quá nóng) trước khi quan hệ tình dục.
Uống thuốc giảm đau không kê đơn trước khi quan hệ tình dục.
Chườm một túi đá vào vùng âm hộ để làm dịu cơn đau rát sau khi quan hệ.
5.3 Phương pháp điều trị thay thế
Các bài tập Kegel thư giãn âm đạo có thể giảm đau khi giao hợp.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị liệu pháp giải mẫn cảm hoặc liệu pháp tình dục. Trong liệu pháp giải mẫn cảm, sẽ học các kỹ thuật thư giãn âm đạo để giảm đau, chẳng hạn như các bài tập Kegel.
Trong liệu pháp tình dục, có thể học cách thiết lập lại sự thân mật và cải thiện giao tiếp với đối tác của mình.
6. Ngăn ngừa giao hợp đau
Khi giao hợp đau, phụ nữ có thể làm những điều sau để giảm nguy cơ:
Sau khi sinh con, hãy đợi ít nhất sáu tuần trước khi tiếp tục quan hệ tình dục.Sử dụng chất bôi trơn hòa tan trong nước khi bị khô âm đạo.Thực hành vệ sinh tốt, giữ phần phụ luôn sạch sẽ và khô ráo.Nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lầnNgăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng cách sử dụng bao cao su hoặc các vật cản khác.Khuyến khích bôi trơn âm đạo tự nhiên với đủ thời gian cho màn dạo đầu và kích thích.
Các biện pháp thay thế cho quan hệ tình dục có thể hữu ích cho đến khi các bệnh cơ bản được điều trị. Bạn và đối tác của bạn có thể sử dụng các kỹ thuật khác để thân mật cho đến khi sự thâm nhập thoải mái hơn.
Chồng khó bắt nhịp chuyện ấy vì vợ lúc rạo rực, khi nguội lạnh Khi thì hừng hực "chuyện ấy" như tuổi đôi mươi, nhưng lại có lúc chồng âu yếm vẫn nguội lạnh, đây là nỗi niềm khó nói của nhiều chị em tuổi tiền mãn kinh. Chị N.T.T., 45 tuổi (Đống Đa, Hà Nội) hiện đang là kế toán của một công ty nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Bản thân chị đã bước vào...