Đấu với Vsmart Joy 3, Realme C3 giảm 300 nghìn đồng trong 2 ngày mở bán đầu tiên
Realme C3 vừa chính thức được thông báo giảm 300 nghìn đồng trong 2 ngày mở bán đầu tiên vào 7/3 và 8/3. Đây là smartphone đầu tiên trên thế giới sử dụng vi xử lý Helio G70 bên cạnh hệ thống 3 camera macro, pin lớn 5.000 mAh.
Theo Realme, trong năm 2019, chiếc Realme C2 của họ từng là sản phẩm lọt vào top 3 smartphone dưới 3 triệu bán chạy trong nhiều tháng liền tại Việt Nam, với thị phần khoảng 8 – 10% của phân khúc này.
Realme C2 từng gây chú ý với thiết kế mặt lưng lạ mắt, pin lớn, camera ổn và Realme C3 tiếp tục tập trung vào những đặc điểm này.
Cụ thể, Realme C3 có mặt lưng với các hiệu ứng tia sáng lan tỏa từ các góc ra cạnh gần giống chiếc Realme 5i trước đó. Điểm khác là ở chỗ các tia sáng thay vì tỏa lên ở góc máy gần khu vực đặt logo Realme như chiếc 5i, đã chuyển sang lan tỏa từ khu vực camera. Máy có 2 phiên bản màu xanh và đỏ để người dùng lựa chọn, phù hợp với các khách hàng trẻ. Cảm biến vân tay được bố trí luôn ở mặt lưng.
Phía mặt trước, Realme trung thành với thiết kế màn hình giọt nước đã rất quen thuộc trên hầu hết các sản phẩm phổ thông năm vừa qua. Kích thước màn hình 6.5 inch, độ phân giải HD 720 x 1600 pixel, tỷ lệ 20:9, tấm nền IPS LCD. Phần viền màn hình được làm gọn nhưng “cằm” vẫn còn dày.
Về camera, Realme C3 trang bị hệ thống 3 camera sau. Máy không sử dụng camera góc siêu rộng mà thay vào đó là camera macro 2MP chuyên chụp cận cảnh. Hai camera còn lại gồm 1 camera 12MP khẩu độ f/1.8, tiêu cự 28mm, cảm biến 1/2.8″, điểm ảnh 1.25 micron, có lấy nét PDAF và 1 camera 2MP, f/2.4 để chuyên đo chiều sâu, phục vụ chức năng chụp ảnh xóa phông. Camera selfie của C3 có độ phân giải 5MP, khẩu độ f/2.4, tiêu cự 27mm, cảm biến 1/5″.
Về cấu hình, Realme C3 gây chú ý khi là một trong những smartphone đầu tiên trên thế giới sử dụng vi xử lý MediaTek Helio G70. Đây là con chip ra mắt cùng Helio G90T, được tập trung cải thiện mạnh về hiệu năng, nhất là khả năng chơi game, với 2 nhân Cortex-A75 2GHz cùng 6 nhân Cortex-A55 1.7GHz, GPU Mali G52.
Helio G70 được đánh giá có hiệu năng ngang ngửa Snapdragon 675 và Snapdragon 712. Tuy nhiên, người dùng Việt Nam vẫn e dè các vi xử lý MediaTek do lịch sử tương thích kém với game, ứng dụng, và độ ổn định không cao của dòng CPU này. Các thông số khác của C3 bao gồm RAM 3GB và bộ nhớ trong 32GB, có khe cắm thẻ nhớ micro SD bên cạnh 2 SIM 4G.
Realme C3 còn được cài sẵn Android 10 và chuyển sang giao diện Realme UI 1.0 với giao diện tối Dark Mode thay vì sử dụng ColorOS của công ty mẹ Oppo.
Điểm đáng tiếc nhất của Realme C3 là việc được trang bị viên pin lớn 5000 mAh nhưng lại không có sạc nhanh. Củ sạc đi kèm chỉ có công suất 10W và cổng sạc cũng chỉ là micro USB thay vì Type C tiện lợi hơn.
Với giá bán 2,99 triệu đồng, Realme C3 sẽ cạnh tranh với các đối thủ như Vsmart Joy 3, Samsung Galaxy A01 hay Xiaomi Redmi 8. Trong 2 ngày đầu tiên mở bán vào 7 và 8/3/2020, Realme C3 được ưu đãi tặng ngay 300.000 đồng (trừ trực tiếp trên giá), giảm còn 2,69 triệu đồng, ngang bằng giá của Vsmart Joy 3 bản 3/32GB.
Theo VN Review
Trên tay Realme C3: đối thủ đáng gờm của Vsmart Joy 3
Có giá bán gần tương đương chiếc Vsmart Joy 3 bản 3GB RAM, Realme C3 còn sỡ hữu nhiều thông số tương đồng như hệ thống 3 camera sau, dung lượng bộ nhớ trong 32GB, kích thước màn hình 6.5 inch HD hay viên pin lớn 5000 mAh.
Video đang HOT
Về ngoại hình, Realme C3 gần như giống hệt người anh em Realme 5i mới được Realme ra mắt tại Việt Nam hồi đầu tháng 1. Máy cũng có lớp vỏ nhựa nhám với các hiệu ứng tia sáng lan tỏa từ các góc ra cạnh khá lạ mắt. Điểm khác là ở chỗ các tia sáng thay vì tỏa lên ở góc máy gần khu vực đặt logo Realme như chiếc 5i, đã chuyển sang lan tỏa từ khu vực camera.
Thiết bị bố trí cảm biến vân tay ở mặt lưng, tương tự hầu hết các smartphone trong tầm giá, bao gồm cả chiếc Vsmart Joy 3. Phụ kiện của Realme C3 được cắt giảm tối đa, không có tai nghe hay ốp lưng, chỉ đơn thuần là củ sạc và cáp kết nối. Đây là điểm Vsmart Joy 3 trội hơn khi vẫn có ốp lưng và tai nghe đi kèm.
Phía mặt trước, Realme trung thành với thiết kế màn hình giọt nước đã rất quen thuộc trên hầu hết các sản phẩm phổ thông năm vừa qua. Kích thước màn hình 6.5 inch, độ phân giải HD 720 x 1600 pixel, tỷ lệ 20:9, tấm nền IPS LCD hoàn toàn tương đương Vsmart Joy 3. Phần viền màn hình và "cằm" của Realme mỏng gọn hơn đôi chút so với đối thủ.
Về camera, Realme C3 trang bị hệ thống 3 camera sau, số lượng ngang bằng với đại diện Vsmart nhưng không sử dụng camera góc siêu rộng mà thay vào đó là camera macro 2MP chuyên chụp cận cảnh. Hai camera còn lại gồm 1 camera 12MP khẩu độ f/1.8, tiêu cự 28mm, cảm biến 1/2.8", điểm ảnh 1.25 micron, có lấy nét PDAF và 1 camera 2MP, f/2.4 để chuyên đo chiều sâu, phục vụ chức năng chụp ảnh xóa phông.
Camera selfie của C3 có độ phân giải 5MP, khẩu độ f/2.4, tiêu cự 27mm, cảm biến 1/5". Độ phân giải này thấp hơn mức 8MP của Joy 3.
Chế độ chụp macro được ẩn trong menu phía trong, và người dùng phổ thông có thể không biết đến sự tồn tại của camera này nếu không chịu khó "vọc vạch".
Điểm đáng chú ý là trên giao diện camera, Realme thậm chí còn để sẵn các mức zoom 2X, 4X dù máy không hề được trang bị camera tele zoom quang học.
Một số bức ảnh chụp nhanh từ camera chính 12MP của Realme C3 cho thấy chất lượng ảnh trung bình, màu sắc hơi rực và độ nét, chi tiết được đẩy lên hơi quá đà, khiến ảnh bị gai, gắt, kém tự nhiên.
Ảnh chụp từ camera macro 2MP
Ảnh chụp bằng camera macro 2MP vẫn chỉ là tính năng vui vẻ, vô thưởng vô phạt. Độ phân giải 2MP cùng khẩu độ, cảm biến hạn chế khiến độ chi tiết thấp, màu sắc nhợt nhạt. Bên cạnh đó, tiêu cự chưa đủ dài cùng khoảng cách lấy nét 4cm vẫn còn xa nên các bức ảnh chụp với camera macro không để lại nhiều ấn tượng. Sử dụng camera chính 12MP với mức zoom 2X hay 4X bạn còn có thể tạo được những bức ảnh macro tốt hơn nhiều.
Ảnh chụp từ camera chính 12MP với mức zoom 2X
Ảnh chụp từ camera chính 12MP với mức zoom 4X
May mắn là tính năng chụp chân dung xóa phông vẫn hoạt động ổn, không bị xóa lẹm quá nhiều vào chủ thể và phông nền được làm mờ vừa phải, giữ được nét tự nhiên.
Camera selfie 5MP phía trước cũng có thể chụp xóa phông nhưng kết quả không mấy ấn tượng, phần giao giữa khuôn mặt và phông nền còn lem nhem, bỏ sót.
Tính năng làm đẹp AI hoạt động tương đối hiệu quả, giúp da mặt láng mịn hơn, che bớt các khuyết điểm nhưng không quá ảo.
Về cấu hình, Realme C3 gây chú ý khi là một trong những smartphone đầu tiên trên thế giới sử dụng vi xử lý MediaTek Helio G70. Đây là con chip ra mắt cùng Helio G90T, được tập trung cải thiện mạnh về hiệu năng, nhất là khả năng chơi game, với 2 nhân Cortex-A75 2GHz cùng 6 nhân Cortex-A55 1.7GHz, GPU Mali G52.
Bài test hiệu năng chi tiết của XDA cho thấy, Helio G70 mạnh ngang ngửa với Snapdragon 675 và Snapdragon 712, chiến tốt các game nặng như PUBG Mobile, Call of Duty: Mobile. Vì vậy, xét riêng về hiệu năng, Realme C3 có phần trội hơn Vsmart Joy 3 với Snapdragon 632 dù cả 2 đều có lượng RAM 3GB và bộ nhớ trong 32GB. Tuy nhiên, người dùng Việt Nam vẫn e dè các vi xử lý MediaTek do lịch sử tương thích kém với game, ứng dụng, và độ ổn định không cao của dòng CPU này.
Một điểm nhỉnh hơn khác của Realme C3 là máy được cài sẵn Android 10 so với chỉ Android 9 trên Joy 3. Điểm nổi bật nhất của Android 10 là các thao tác cử chỉ điều hướng đã mượt mà hơn nhiều. Bạn có thể vuốt nhanh ở mép dưới màn hình để chuyển qua lại giữa các app, tương tự như iOS. Realme C3 cũng chuyển sang giao diện Realme UI 1.0 thay vì sử dụng ColorOS của công ty mẹ Oppo.
Giao diện tối Dark Mode cuối cùng đã xuất hiện trên các máy Realme. Đây là điểm Realme có phần được ưu ái khi ngay cả những máy Oppo cũng chưa có chế độ này.
Khi chuyển sang Dark Mode, không chỉ các thiết lập hệ thống hay phần cài đặt nhanh được phủ lên lớp "áo đen" bắt trend mà ngay cả các ứng dụng như gọi điện, tin nhắn, xem ảnh cũng đều chuyển sang giao diện tối, phù hợp nhất khi sử dụng máy trong đêm, giảm chói mắt.
Tuy vậy, Realme C3 vẫn bị cài sẵn nhiều ứng dụng nếu người dùng không để ý trong quá trình thiết lập, gây lãng phí bộ nhớ vô ích.
Máy hỗ trợ 2 SIM và 1 thẻ nhớ song song nhờ sử dụng khay SIM 3. Người dùng không phải hy sinh đi thẻ nhớ khi dùng 2 SIM như một số điện thoại khác. Chiếc Joy 3 cũng sử dụng khay SIM 3 tương tự Realme.
Điểm đáng tiếc nhất của Realme C3 là việc được trang bị viên pin lớn 5000 mAh nhưng lại không có sạc nhanh. Củ sạc đi kèm chỉ có công suất 10W, trong khi chiếc Joy 3 với viên pin tương đương được trang bị sạc nhanh gần gấp đôi, công suất 18W.
Bên cạnh đó, Realme C3 vẫn chỉ có cổng micro USB đã dần lỗi thời, bất tiện hơn hẳn cổng USB Type C hiện đại của Joy 3.
Dù có viên pin lớn 5000 mAh nhưng độ dày của Realme C3 vẫn ở mức vừa phải, chỉ có phần camera là lồi lên nhiều, dễ xước xát trong quá trình sử dụng nếu không có ốp lưng.
Với mức giá 2,99 triệu đồng, Realme C3 có giá cao hơn khoảng 300 nghìn đồng so với Vsmart Joy 3 bản 3/32GB. Máy sẽ bán ra từ ngày 7/3 tới đây. Điểm lợi thế của Realme là ở vi xử lý Helio G70 mạnh mẽ hơn cùng việc cài sẵn Android 10. Trong khi đó, Vsmart Joy 3 lại có mức giá hấp dẫn hơn, đi kèm sạc nhanh, cổng Type C, ốp lưng, tai nghe, camera góc siêu rộng hữu dụng hơn.
Theo VN Review
Đánh giá pin Vsmart Joy 3: Viên pin 5.000 mAh cho 28 giờ sử dụng hỗn hợp Vsmart Joy 3 là chiếc smartphone Việt Nam trang bị con chip Snapdragon 632 cùng RAM 3 GB. Điều đáng giá nữa là máy còn có viên pin dung lượng 5.000 mAh và hỗ trợ công nghệ sạc nhanh 18W. Cùng mình đánh giá pin Vsmart Joy 3 xem đứa con cưng này của Vsmart trụ được bao nhiêu giờ sử dụng. Tiền...