Đầu vào tiến sĩ: Khó vì…ngoại ngữ
Trước đây, một số ĐH làm sai quy chế của Bộ GD&ĐT, miễn thi đầu vào môn ngoại ngữ cho các học viên thạc sĩ. Họ phải tổ chức thi lại đầu vào cách đây gần 1 tháng.
Tất cả các trường vi phạm quy chế phải tổ chức thi lại cho hàng nghìn học viên (trừ ĐH Quốc gia), gây tốn kém không ít, theo như các trường phản ánh.
Ông Tăng Văn Nghĩa, Trưởng khoa Sau đại học, ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho biết, sau khi Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường kiểm tra lại đầu vào của các thạc sĩ (Ths) đã được miễn thi, ĐH Ngoại thương tổ chức cho 103 người thi lại và kết quả là tất cả học viên đều qua với điểm số cao.
Một số trường ĐH cho rằng, đầu vào tiến sĩ cũng có những điều bất cập khiến các trường khó tuyển sinh. Các tân tiến sĩ ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2011. Ảnh: TTXVN
Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, các trường ĐH đang lúng túng với quy định đầu vào của bậc học tiến sĩ (TS).
Câu hỏi được đặt ra là khả năng áp dụng của các trường đối với quy định đầu vào TS ra sao, có khả thi không… Người ta còn loan tin: một cán bộ của Bộ đã nói miệng: tùy các trường vận dụng, có thể cho thi nếu không có chứng chỉ… Các trường đặt câu hỏi: Thực hư câu chuyện là gì?
Theo bà Hoàng Thị Lan Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, Thông tư sửa đổi Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ quy định rất rõ: nghiên cứu sinh (NCS) đào tạo bậc TS được xét tuyển mà không tổ chức thi. Yêu cầu ngoại ngữ là một trong các mục trong hồ sơ cần phải có của người dự tuyển.
Người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau đây: ít nhất là B1 hoặc bậc 3/6 của khung tham khảo châu Âu trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển NCS do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường ĐH trong nước có đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng ở trình độ đại học cấp theo khung năng lực tương đương B1 có bằng tốt nghiệp hoặc bằng thạc sĩ ở nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ. Bà Phương nói: Nếu không đủ các chứng chỉ theo quy định, người dự tuyển sẽ không được vào học.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng Phòng Sau ĐH, ĐH Luật TPHCM đặt câu hỏi: Có bao nhiêu thẩm phán, bao nhiêu người làm trong ngành tư pháp đủ trình độ tiếng Anh như vậy để tham gia học TS theo yêu cầu? Bà nói: Nhiều trường ĐH đang lúng túng với quy chế này.
Hiệu trưởng ĐH Luật TPHCM, bà Mai Hồng Quỳ, nói: Hội đồng khoa học của ĐH này đã tốn nhiều thời gian và trí lực để họp bàn rất nhiều về chuyện đào tạo TS này.
Video đang HOT
Để thực hiện đúng quy chế của Bộ, những người cần được đào tạo khó đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ những học viên trẻ có thể có đủ điều kiện thì yêu cầu học lên cao chưa cần kíp và chưa rõ ràng.
Bà Quỳ cho rằng, với những cử nhân luật trẻ tuổi, để ra trường phải có 450-470 điểm TOEIC nên việc đảm bảo yêu cầu đầu vào ngoại ngữ là điều không khó nhưng những người đã tốt nghiệp ĐH từ lâu, làm việc trong một thời gian dài và đã trên 40 tuổi mà phải đạt được chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu của Bộ thì vô cùng khó.
Yêu cầu này dẫn tới nghịch cảnh: những người cần học thực sự thì sẽ đứng ngoài cuộc vì không đủ điều kiện những người đủ điều kiện thì nhu cầu học chưa thực sự rõ ràng.
Bà Quỳ nói rằng, trường bà đang bị cạnh tranh rất không lành mạnh vì vẫn có những cơ sở đào tạo sẵn sàng bất chấp quy chế, cho nợ đầu vào ngoại ngữ và công bố với người học.
Theo bà, quy định còn bất cập ở chỗ sinh ra những tiêu cực như chạy vạy, thi nhờ, thi hộ… Nếu không có cách tiếp cận mềm dẻo sẽ không thể vượt qua được những tiêu cực này, bà Quỳ nói.
ĐH Luật TPHCM đang đào tạo các bậc học Ths, TS cho các Sở Nội vụ, UBND tỉnh, tỉnh ủy, thành ủy… phía Nam.
Bà Quỳ cho biết: ĐH Luật TPHCM chuẩn bị làm tờ trình để xin phép Bộ GD&ĐT được thực hiện 3 điều mềm dẻo là cho phép trường được phân tầng tiêu chí về tuổi tác, nhu cầu trong công việc và đơn đặt hàng của các đơn vị NCS để định ra các yêu cầu khác nhau đối với môn ngoại ngữ.
Chúng ta đang sống trong hiến pháp và pháp luật vì vậy, mọi việc phải thực hiện theo quy định. Nếu trong quá trình thực hiện quy chế, có gì còn vướng mắc, các trường đề nghị để Bộ nghiên cứu, sửa chữa, bổ sung. Vừa qua, trong việc yêu cầu các trường thi lại đầu vào cho những học viên thạc sĩ đã được miễn thi, ĐHQG đã không cho thi lại, Bộ GD&ĐT đã có công văn yêu cầu ĐHQG thực hiện theo đúng quy chế chung của Bộ GD&ĐT. Bà Hoàng Thị Lan Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT
Theo Tiền Phong
Không giỏi ngoại ngữ, có học được ở ĐH Ngoại thương?
Quên ghi tên, ngày tháng trong hồ sơ có bị hủy? Sinh viên tự ý nghỉ học để ôn thi đại học có vi phạm quy chế không? ĐH Y Khoa Vinh dự kiến điểm chuẩn là bao nhiêu? Với thí sinh tự do, mục 10, 13 ghi thế nào?
Hồ sơ dự thi đại học của em phần bìa em có ghi tên và ngày tháng. Nhưng phiếu số 1 em lại quên mất. Em có thể lên Sở giáo dục để bổ sung không hay hồ sơ bị huỷ ?( hongngocbg93@yahoo.com.vn)
Hồ sơ của em không bị hủy nhưng em có thể lên Sở GD-ĐT nơi em nộp hồ sơ để điều chỉnh lại bây giờ vẫn còn kịp.
Em là SV năm thứ nhất tại trường ĐH KTCN Thái Nguyên nhưng do em thấy ngành cơ khí em đang học không phù hợp với bản thân, nên em đã tự ý nghỉ học để ôn thi lại. Em làm như vậy có vi phạm quy chế không? Em có được phép thi lại năm nay không? Và sau này nhà trường có cho rút hồ sơ không? Năm nay em thấy ở quyển những điều cần biết có ghi là trường ĐH KTQTKD Thái nguyên có ghi điểm trúng tuyển theo ngành học và khối thi, khác với mọi năm thì có phải nếu cứ đủ điểm sàn vào trường là đỗ chứ không phải xét theo ngành riêng như mọi năm không? Trường CĐ Tài chính kinh tế Thái Nguyên năm nay thi theo đề thi đại học lấy điểm xét tuyển hay là thi riêng theo đề thi cao đẳng? ( hoangvien.hp@gmail.com)
Nếu em nghỉ học mà nhà trường có quyết định thôi học với em thì em có quyền dự thi tiếp đại học nhưng nay em tự ý nghỉ học nhưng chưa có quyết định thôi học của nhà trường mà em tự ý dự thi đại học là vi phạm quy định tuyển sinh. Có 2 cách để nhà trường cho em rút hồ sơ: Thứ nhất, em nghỉ học quá thời gian quy định buộc nhà trường phải cho em nghỉ học thứ hai, nếu nhà trường phát hiện ra em nghỉ học để dự thi đại học thì em sẽ phải hoàn trả lại phí đào tạo của trường trong thời gian vừa qua hoặc tùy nhà trường có đưa ra biện pháp xử lý.
Trường KTQTKD Thái Nguyên xét tuyển điểm trúng tuyển theo ngành học và theo khối thi chứ không theo điểm sàn vào trường. Điểm chuẩn năm 2010 vào trường cũng không cao từ 13,5 - 14,5 điểm.
Trường CĐ Tài chính kinh tế Thái Nguyên năm nay tổ chức thi theo đề riêng hệ cao đẳng, ngày thi theo quy định của Bộ GD-ĐT. Nếu em có nguyện vọng vào học thì em phải làm hồ sơ ĐKDT vào trường (thi đợt 3). Riêng với 2 ngành Tài chính - Ngân hàng và Kế toán có 600 chỉ tiêu trường đào tạo theo nhu cầu xã hội nên thực hiện xét tuyển điểm thi ĐH, CĐ khối A,D1,2.
Em là 1 thí sinh tự do. Em được biết năm nay trường ĐH Y khoa Vinh chính thức tuyển sinh (dù không tổ chức thi tuyển). Cho em hỏi khả năng điểm trúng tuyển khoa Y đa khoa (bác sỹ đa khoa-302) của trường đại học Y khoa Vinh sẽ nằm trong khoảng nào? Và sau này, nếu tốt nghiệp tại trường Y khoa Vinh, em có thể học lên cao học tại các trường khác (như Đại học Y Hà Nội...) được không? ( vietlinh_228@yahoo.com.vn)
Về điểm chuẩn dự kiến của ĐH Y khoa Vinh chưa thể nói được vì phải chờ có điểm của thí sinh dự thi. Tuy nhiên, trường thực hiện xét tuyển nên khả năng điểm chuẩn sẽ không cao như các trường tổ chức thi, cụ thể trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược, ĐH Y Thái Bình, ĐH Điều Dưỡng Nam Định... điểm chuẩn hàng năm ngành Bác sỹ đa khoa khoảng từ 20 điểm trở lên. Nếu tốt nghiệp ĐH Y Khoa Vinh em được quyền học lên cao học tại các trường đại học y khác trong cả nước.
Em vừa nhận học bổng Nguyễn Văn Đạo của trường ĐH FPT, nhưng em không biết chọn ngành nào? Em thắc mắc rằng các ngành Điện tử viễn thông là ngành gì học trong đó? Và ra trường thì sẽ ra làm tại đâu trong FPT. Ngoài ra em cũng muốn biết được các ngành khác trong FPT ra sao? ( quanghien12@gmail.com)
Năm 2011, Trường ĐH FPT tổ chức tuyển sinh ba khối ngành là Công nghệ thông tin Kỹ thuật Điện tử truyền thông và khối ngành Kinh tế.
Trong đó khối ngành Công nghệ thông tin trường tổ chức tuyển sinh và đào tạo các chuyên ngành Kỹ nghệ phần mềm Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính. Khối ngành Kỹ thuật Điện tử truyền thông của trường bao gồm các chuyên ngành: Điện tử và Truyền thông Kỹ thuật máy tính. Khối ngành Kinh tế bao gồm các chuyên ngành Quản trị kinh doanh ứng dụng CNTT (Quản trị Marketing, Quản trị Nhân sự, Kế toán) và chuyên ngành Tài chính ngân hàng ứng dụng CNTT.
Nếu em được nhận Học bổng Nguyễn Văn Đạo của Trường ĐH FPT, em có thể đăng ký theo học các chuyên ngành thuộc khối ngành Công nghệ thông tin và Kỹ thuật Điện tử truyền thông, do đây là một trong những học bổng khuyến khích sự phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông của Việt Nam. Em có thể vào website http://fpt.edu.vn/ để tìm hiểu mọi thông tin về các ngành học em quan tâm. Chúc em sẽ tìm được một ngành học phù hợp nhất với khả năng và nguyện vọng của mình.
Em đang có ý định thi vào ngành Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại thương hoặc ngành Tài chính ngân hàng của đại học Kinh tế quốc dân. Ban tư vấn có thể cho em biết về tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm và cơ hội việc làm của 2 ngành đó trong tương lai được không ạ. Em không giỏi ngoại ngữ liệu học ở trường Ngoại thương có thích hợp không? ( hey_boooooooooom@yahoo.com)
Đây là 2 ngành học có thể nói là "đắt sô" của 2 trường. Cơ hội việc làm ra trường của 2 ngành đều rất lớn, ít khi thất nghiệp. Đối với ngành Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại thương yêu cầu về ngoại ngữ rất cao. Em nên cân nhắc lựa chọn.
Em hiện đang là sinh viên năm nhất của một trường Đại học. Nay em muốn thi thêm một trường Đại học nữa. Cho em hỏi: Nay em không còn học ở trường THPT nữa nhưng mục 10 trong phiếu ĐKDT em vẫn ghi trường mình đã học hồi cấp 3 được không?
- Hiện em là thí sinh tự do có hộ khẩu tại Lâm Hà - Lâm Đồng nhưng hiện em đang ở TPHCM thì em phải nộp hồ sơ tại phòng GDĐT huyện Lâm Hà hay Sở GD-ĐT Lâm Đồng hay em có thể nộp trực tiếp tại trường em muốn thi vào là ĐH công nghiệp TPHCM?
- Nếu em có thể nộp tại ĐH công nghiệp tp.HCM thì mục 13 trong phiếu ĐKDT em phải ghi như thế nào? Mã đơn vị ĐKDT là bao nhiêu?
- Nếu nộp tại trường mình ĐKDT thì ngoài các yêu cầu của hồ sơ như bình thường có cần gì thêm nữa không? ( pa.tuan130492@gmail.com)
Mục 10 em vẫn ghi rõ tên trường THPT và địa chỉ nơi trường đóng: xã, phường, huyện, quận, tỉnh, thành phố. Ghi đúng mã thành phố nơi trường đóng vào 2 ô đầu và mã trường vào 3 ô cuối. (mã trường THPT, BTVH, TTGDTX, TCN, CĐN).
Em là thí sinh tự do nên không phải dự thi theo cụm. Nếu không có điều kiện về lại địa phương nộp hồ sơ thì em có thể nộp trực tiếp tại trường hoặc địa điểm nộp hồ sơ dành cho thí sinh vãng lai mà Sở GD-ĐT TPHCM quy định nhưng vẫn phải có dấu xác nhận tại địa phương nơi có hộ khẩu trong hồ sơ.
Trong mục 13, nơi nộp hồ sơ ĐKDT nếu em nộp ở đâu thì ghi đúng địa chỉ nơi em nộp. Mã đơn vị ĐKDT theo quy định nơi em nộp (mỗi địa điểm nộp hồ sơ đều có thông báo về thông tin này). Em nộp hồ sơ ĐKDT và lệ phí dự thi tại trường theo đúng quy định của Bộ chứ không cần gì thêm nữa.
Theo Dân Trí
Cuộc đua vào trường tốp trên sẽ căng thẳng Tuyển sinh 2012, cuộc đua vào các trường đại học tốp trên báo hiệu sẽ rất căng thẳng bởi số lượng hồ sơ ĐKDT của những trường này như ĐH Ngoại thương, ĐH KTQD, Học viện Tài chính, ĐH Bách khoa, Học viện Công nghệ BCVT... năm nay tăng nhẹ so với năm trước. Cuộc đua tranh vào đại học ngày càng căng...