Đầu vào ngành sư phạm thấp: Nên chuyển hết thành trường nghề
Nhìn vào bức tranh điểm chuẩn của các trường sư phạm năm 2017, nhiều người công tác trong ngành giáo dục xót xa.
Lo lắng về chất lượng giáo viên tương lai, Tiến sĩ Vũ Thu Hương – giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) – kiến nghị: Nên chuyển hết trường cao đẳng sư phạm ở địa phương thành trường nghề, để giải bài toán nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay.
Nhiều người lo lắng điểm chuẩn trường sư phạm quá thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo viên tương lai.
Điểm chuẩn quá thấp, chất lượng giáo dục không thể cao
- Chỉ cần được 9 điểm/3 môn cũng có thể đỗ vào trường sư phạm và trở thành giáo viên, nhiều trường sư phạm năm nay có điểm chuẩn thấp kỷ lục. Là một người tâm huyết với sự nghiệp sư phạm, bà nghĩ sao về chuyện này?
- Tôi thực sự lo lắng và đau lòng. Là một giảng viên của Đại học Sư phạm, tôi biết điểm đầu vào quan trọng thế nào, quyết định ra sao đến khả năng tiếp nhận kiến thức mà chúng tôi trang bị cho các em. Những sinh viên có điểm đầu vào thấp vốn thiếu hụt kiến thức phổ thông, nên cần bổ sung nhiều khi vào trường.
Từng có thời kỳ do thiếu giáo viên, chúng ta đã phải tiếp nhận những đối tượng sinh viên không được khá lắm và sau này họ vẫn trở thành giáo viên.
Video đang HOT
Tôi lấy ví dụ những trường chúng ta gọi là 10 2, 10 3, sử dụng để đào tạo giáo viên thật nhanh, khỏa lấp cho số lượng giáo viên thiếu hụt. Một thời gian khá dài có hình ảnh những giáo viên vốn là những học sinh, học không được khá lắm vẫn đi làm giáo viên. Nhưng đó là câu chuyện của 30-40 năm về trước.
Dư luận đang nói nhiều đến bức tranh điểm chuẩn sư phạm thấp. Đó chủ yếu rơi vào các trường cao đẳng sư phạm địa phương. Nhưng thấp đến mức chỉ cần được 9 điểm/3 môn cũng có thể đỗ trường sư phạm thì đáng lo quá.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương – giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội.
- Năm nay, điểm chuẩn của nhiều khối ngành đều cao hơn mọi năm, tại sao điểm chuẩn sư phạm lại thấp thế, thưa tiến sĩ?
- Nghề giáo vốn là nghề không được hấp dẫn trong mắt thanh niên, không đòi hỏi sự năng động so với các nghề khác như kinh tế, du lịch… Thanh niên vốn thích hoạt động “động” nhiều hơn là “tĩnh”, nên chắc chắn sẽ không thích nghề giáo bằng các nghề khác. Bản thân nghề giáo thời gian qua cũng bị bóp méo đi rất nhiều khiến cho thanh niên sợ không dám lựa chọn.
Còn lý do chủ quan là vì số lượng trường cao đẳng sư phạm các tỉnh hiện nay quá nhiều. Tỉnh nào cũng có, đào tạo tràn lan, nhiều hơn nhu cầu tuyển dụng.
- Theo bà, điểm đầu vào quá thấp sẽ ảnh hưởng ra sao đến chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai?
- Với những ngành có điểm chuẩn quá thấp, chất lượng giáo dục không thể cao. Tôi từng gặp những sinh viên sư phạm không biết ký hiệu hóa học của các nguyên tố đơn giản như sắt (Fe), đồng (Cu). Các em thiếu hụt quá nhiều kiến thức phổ thông. Giảng viên chúng tôi cũng vất vả hơn rất nhiều khi đào tạo những thí sinh có điểm đầu vào thấp.
Chúng tôi buộc phải khắt khe với các bạn đó để chất lượng đầu ra đảm bảo. Tất cả các trường sư phạm khác cũng nên như vậy, cần siết chặt đầu vào, hoặc nếu đầu vào dễ thì cần bó chặt đầu ra. Điều này khiến bản hân học sinh nỗ lực hơn, chất lượng giáo dục đào tạo tăng cao hơn.
Đào tạo ra một loạt thanh niên thất nghiệp là quá lãng phí!
- Tiến sĩ có nghĩ không thu hút được người giỏi nhất làm thầy, là một thất bại của ngành giáo dục?
- Vấn đề không phải là giỏi nhất, mà quan trọng có thu hút được những người thực sự yêu nghề hay không, chịu khó học hỏi hay không? Nếu giỏi mấy mà không có tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ, kiên nhẫn thì giảng viên chúng tôi cũng không thể trang bị cho các bạn hành trang tốt để vào nghề.
Tôi lấy ví dụ như trong lứa sinh viên của tôi, học trong lớp chưa thật sự xuất sắc, nhưng các bạn rất năng động và yêu trẻ. Khi ra trường và đi dạy, các bạn ấy nhanh chóng trở thành giáo viên xuất sắc của trường đó. Nhưng chỉ yêu nghề, yêu trẻ thôi chưa đủ. Sinh viên sư phạm cần có lượng kiến thức khá nhiều để có thể ra đời làm thầy, nên việc siết chăt hơn đầu vào và đầu ra vẫn hết sức quan trọng.
- Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 70.000 sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp. Dù có siết chặt chất lượng, nhưng không giải được bài toán đầu ra thì ngành sư phạm vẫn cứ rớt giá và thanh niên vẫn thờ ơ. Làm thế nào để lấy lại vị thế của ngành sư phạm, thưa tiến sĩ?
- Tôi nghĩ các nhà quản lý nên xem xét lại, có cần thiết phải cần nhiều trường cao đẳng sư phạm như hiện nay không? Tỉnh nào cũng mở trường sư phạm, mỗi năm đóng góp thêm hàng nghìn cử nhân thất nghiệp. Chúng ta đào tạo ra một loạt thanh niên thấp nghiệp như vậy là gây áp lực rất lớn cho xã hội, là một sự lãng phí lớn.
Tự các tỉnh phải cân đối lại. Sư phạm cũng như các ngành nghề khác, nhưng không nghề nào có nhiều trường đào tạo như vậy. Nên chăng chuyển những trường sư phạm đó thành cao đẳng nghề. Trong đó có rất nhiều nghề và sư phạm chỉ là một trong những nghề mà trường đào tạo. Các trường cũng sẽ có điều kiện mở rộng quy mô để hoạt động. Đồng thời hình thành được những tuyến nghề nghiệp khác theo nhu cầu của địa phương, thay vì đổ xô vào đào tạo nên những giáo viên không đáp ứng được nhu cầu của đổi mới ngành giáo dục.
Theo Đặng Chung / Lao Động
Trường có 100% học sinh trúng tuyển đại học
Đó là trường THPT chuyên Lê Quý Đôn ở TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 51 học sinh của trường được tuyển thẳng vào đại học nhờ đủ 3 điều kiện của Bộ GD&ĐT.
Chiều 5/8, thầy hiệu trưởng Nguyễn Hoài Nam cho hay năm học 2016-2017 này, trường có 251 học sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia thì 100% đỗ tốt nghiệp. 51 em được tuyển thẳng vào đại học.
Em Đặng Quỳnh Giao (lớp 12 A chuyên Anh, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn) với suất cơm, nồi cháo tình thương giúp các bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Tiền Phong.
"Trong đó, hai học sinh được tuyển thẳng vào trường đại học nước ngoài. Em Nguyễn Văn Sự được tuyển thẳng vào một trường đại học ở Nhật Bản và Đặng Quỳnh Giao (lớp 12 A chuyên Anh) được một trường đại học tại Canada tuyển.
Cả hai em đều nhận học bổng toàn phần của hai trường đại học này. 200 học sinh còn lại của trường đều trúng tuyển đại học nguyện vọng một", thầy Nam nói.
Theo H.Thành / Tiền Phong
Điểm chuẩn cao nhất của ĐH Duy Tân là 21 Năm 2017, điểm chuẩn cao nhất của ĐH Duy Tân là 21, nganh Bac si Đa khoa. Ngành Dược sĩ có điểm trúng tuyển là 17,5. Thiết kế số: 17 điểm, Kiến trúc chương trình trong nước: 16,5, Ngôn ngữ Anh (môn Anh Văn không nhân hệ số 2): 15,5 điểm. Điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ lớp 12 là...