Đau vai gáy, cột sống có nên đá bóng không? Bác sĩ nói gì về tình trạng này?
Bác sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long – Phó trưởng khoa phẫu thuật cột sống – Bệnh viện Việt Đức trong chương trình tư vấn sức khỏe đã giải đáp thắc mắc bị đau vai gáy, cột sống có nên chơi bóng đá không?
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Long cho biết: “Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có tới 80 đến 90% dân số từng một lần trong đời bị đau cổ vai gáy” . Vậy lời khuyên cho có nên chơi đá bóng hay không tương đối khó khi chưa nắm được rõ tổn thương thực thể mà người bệnh đang mắc phải có nặng hay không.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho biết thêm: “ Chơi thể thao là vấn đề các bác sĩ khuyên nên tập luyện. Tuy nhiên, các môn thể thao đối kháng trực tiếp thì cần hết sức lưu ý hoặc cần tránh những va chạm trong lúc chơi. Vấn đề thứ hai là cần tập luyện, cần khởi động kỹ trước và sau khi chơi.”
Vậy đau vai gáy cột sống có nên chơi đá bóng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố có liên quan khác cũng như tình trạng bệnh để đưa ra kết luận cuối cùng.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Long cho biết: Chơi thể thao là cần thiết, tuy nhiên đối với các môn thể thao đối kháng trực tiếp thì cần hết sức lưu ý hoặc cần tránh những va chạm trong lúc chơi – Ảnh Internet
1. Nguyên nhân gây đau vai gáy cột sống do chơi thể thao
Thực tế có nhiều nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy cột sống. Tuy nhiên, những nguyên nhân gây đau vai gáy cột sống có thể xảy ra trong quá trình chơi thể thao diễn ra như sau:
- Tình trạng đau vai gáy cột sống thông thường xảy ra do không khởi động kỹ.
- Đau vay gáy cột sống còn có thể xảy ra do tập luyện không đúng kỹ thuật khiến cơ bị căng cứng quá mức.
Ngoài ra, một số bài tập không đúng sức như: nâng tạ quá nặng đẫn đến tình trạng đau cổ và vai gáy.
Trong khi đó, tình trạng căng cơ còn khiến cho các cơn đau xuất hiện gây khó chịu và có thể kéo dài gây ra những khó khăn trong việc xoay cổ, hạn chế một số hoạt động hằng ngày khi làm việc.
2. Triệu chứng của đau cổ vai gáy
Khi tình trạng đau cổ vai gáy xảy ra, triệu chứng đau thường có tính chất cơ học như sau:
Video đang HOT
- Cảm giác đau cổ vai gáy tăng lên khi đứng, đi lại hoặc khi ngồi lâu hay khi vận động cột sống cổ, khi ho hoặc hắt hơi.
- Không những thế, các triệu chứng đau cổ vai gáy còn có thể tăng lên khi thay đổi thời tiết.
- Tình trạng đau cổ vai gáy giảm khi nghỉ ngơi.
Triệu chứng đau còn có thể lan xuống cả bả vai khiến cho hai cánh tay, cẳng tay và đầu ngón tay bị tê mỏi, khó chịu. Thậm chí chỉ sờ vào cũng có cảm giác tê cứng bì, đây còn là biểu hiện tăng giác.
Cảm giác đau cổ vai gáy tăng lên khi đứng, đi lại hoặc khi ngồi lâu hay khi vận động cột sống cổ – Ảnh Internet
Tình trạng tăng cảm giác xảy ra khiến chỉ cần ấn hoặc có động tác nhẹ sờ ngoài da vùng gáy hoặc ấn lướt nhẹ vùng da cánh tay, cẳng tay và mu bàn tay cũng có thể tạo cảm giác đau rõ rệt. Đây còn có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn phản xạ gân xương.
Đối với những trường hợp bị đau quá mức, người bệnh chỉ cần đi lại nhẹ nhàng cũng gây ảnh hưởng, gây đau vùng cổ, vai, gáy.
3. Tình trạng đau cổ vai gáy nguy hiểm như thế nào?
Nếu không kịp thời có thể khiến bệnh trở nặng, quá tình vận động liên quan đến vùng cổ, vai, gáy dù nhẹ cũng đều gây đau đớn làm hạn chế sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Không những thế, tình trạng này còn có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn uống, giấc ngủ của người bệnh.
Đặc biệt, khi ngủ, nếu người bệnh nằm nghiêng về bên bị bệnh thì lực của cơ thể đè lên còn khiến cơn đau tăng lên. Trong khi nằm nghiêng về bên lành thì phía bên bị bệnh cũng bị kéo lại và gây đau đớn.
Nguy hiểm hơn cả khi đau vai gáy không được điều trị kịp thời, lâu ngày còn có thể dẫn đến tình trạng: tê tay, teo cơ, bị rối loạn cảm giác cầm nắm, bị liệt nửa người và thậm chí còn có thể gây đột quỵ. Do đó, nếu người bệnh bị đau cổ vai gáy cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để nhận điều trị kịp thời, tránh gây các ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hơn 50% trường hợp bị đau lưng là do bệnh cột sống. Đây là 5 dấu hiệu nguy hiểm đi kèm đau lưng cho thấy sức khỏe cột sống của bạn đang gặp nguy hiểm
Dù có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến triệu chứng đau lưng ở người trẻ nhưng đa phần trong số đó xuất phát từ bệnh cột sống bị gây ra bởi các thói quen xấu hàng ngày, đặc biệt là ngồi lâu 1 tư thế, thường xuyên cúi gập người nhìn điện thoại, máy tính...
Trước kia, đau lưng chỉ thường xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi do khả năng hấp thu canxi của cơ thể kém, xương khớp bị thoái hóa theo tuổi tác. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn người trẻ, những người thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử, đặc biệt là nhân viên văn phòng lại trở thành đối tượng bị đau lưng phổ biến hơn cả.
Nhiều người cho rằng điều này chính là do thói quen ngồi lâu 1 tư thế, cúi gập người bấm điện thoại, máy tính hay tư thế nằm ngủ sai cách của giới trẻ... đã khiến ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức , có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau lưng hơn là bạn tưởng.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
" Đau lưng có rất nhiều nguyên nhân, không phải cứ đau lưng là bị bệnh cột sống. Ví dụ, khi đau lưng, chúng ta có thể bị:
- Các bệnh lý về thận vì thận nằm 2 bên cột sống cũng có thể gây đau lưng;
- Bệnh lý của đại trực tràng do nó xoay quanh và vắt ngang cột sống lưng;
- Các bệnh lý trong ổ bụng;
- Bệnh lý của phần phụ, chẳng hạn phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt có thể bị đau lưng, đau bụng dưới;
- Bệnh lạc nội mạc tử cung (ở nữ giới);
- Bệnh lý của cột sống...
Do đó, chúng ta không nên nghĩ rằng cứ đau lưng là do cột sống. Tuy nhiên, khoảng trên 50% trường hợp đau lưng là do cột sống có vấn đề ".
Khi bị đau lưng, chúng ta cần đi khám ở đâu?
BS. Khánh nhận định: " Điều này phụ thuộc vào đặc điểm đau lưng của bạn ".
Ví dụ, nếu bị đau chính giữa lưng (có thể chạy xuống đau ở 1, 2 chân) hoặc đau lưng kèm theo đau mông, đau chân, tê chân 1 hoặc 2 bên thì có khả năng là bệnh cột sống, lúc này bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa cột sống. Trong trường hợp đau lưng không phải ở chính giữa mà đau ở 2 bên cánh chậu thì có thể bạn bị viêm khớp vùng chậu, bạn cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa cột sống hoặc xương khớp.
Ảnh minh họa: Colombia Asia
Nếu bị đau lưng ở 2 bên kèm theo triệu chứng rối loạn đại, tiểu tiện thì có thể bạn bị sỏi thận hoặc các bệnh lý về thận, cần đi khám thận tiết niệu trước, nội soi dạ dày đại tràng và đi khám ổ bụng. Và khi nữ giới bị đau lưng trong kỳ kinh nguyệt, kèm cảm giác đau vùng bụng dưới thì bạn nên đi khám sản phụ khoa.
5 dấu hiệu cảnh báo cơn đau lưng của bạn đang rất nguy hiểm
Khi bị đau lưng kèm theo 5 biểu hiện dưới đây thì bạn nên chú ý đến sức khỏe của cột sống nhiều hơn bởi có thể bạn đang phải đối mặt với các vấn đề nguy hiểm.
1. Đau dọc 1 hoặc 2 chân
Đau lưng đi kèm triệu chứng đau dọc 1 hoặc 2 chân thì khả năng cao là bạn bị thoát vị đĩa đệm, chèn ép thần kinh.
2. Tê bì 1 hoặc 2 chân
Điều này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị chèn ép thần kinh.
Ảnh minh họa: silviathetraveler.com
3. Khó vận động, đi lại
Khi cơn đau làm cho bạn rất khó ngồi dậy, đi lại, khó lăn trở, đi tiểu, đi ngoài khó khăn thì chứng tỏ tình trạng bệnh không hề nhẹ.
4. Không thể đi bộ trên 500m
Khi đau lưng khiến cho bạn không thể đi bộ trên 500m, do hẹp ống sống khiến rễ thần kinh lưng bị chèn ép làm cho việc đi lại của bạn cực kỳ khó khăn.
5. Đứng không được quá 15 phút
Người sở hữu cột sống khỏe mạnh thường có 7 thói quen tốt, nếu bạn cũng có thì xin chúc mừng Cột sống được coi là trụ đỡ của cả cơ thể, có vai trò đặc biệt quan trọng. Để giữ sức khỏe cho nó, bạn nên duy trì 7 thói quen tốt được bác sĩ lưu ý dưới đây. Cột sống bao gồm 26 xương được gọi là đốt sống, có tác dụng bảo vệ và nâng đỡ tủy sống và các dây...