Đầu tư vô bổ, không cần thiết có trường Amsterdam
Trường chuyên ngày càng bị lỗi thời, đặc biệt với quan điểm phát triển năng lực hiện nay trường Amsterdam đang bị lỗi thời rất nhiều
Tiêu cực, lệch lạc
Trước đề xuất đóng cửa hoặc bán trường Amsterdam, GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đồng tình và cho rằng với việc phát triển lệch lạc, tiêu cực như hiện nay thì không cần sự tồn tại của những trường chuyên như trường Amsterdam nữa.
Chuyên gia đồng tình nên đóng cửa trường Amsterdam. Ảnh: VTC
Vị GS cho hay, trường chuyên trước đây được mở ra với mục tiêu là phát hiện những học sinh có tư chất thông minh để đào tạo, hình thành lên lớp cán bộ tài năng xuất sắc trong từng lĩnh vực như Toán, Lý, Hóa…, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Tuy nhiên, sự tồn tại của trường chuyên hiện tại lại đang nảy sinh quá nhiều bất cập. Theo vị GS, trường chuyên bây giờ đã không còn giữ được mục tiêu, mục đích, vai trò lịch sử nữa, thậm chí còn bị biến tướng, tiêu cực.
Thứ nhất, thay vì phát hiện, đào tạo, phát triển nhân tài thì bây giờ trường chuyên lại thành nơi chỉ chăm chăm đào tạo gà nòi.
Chương trình dạy quá nặng lý thuyết, chạy theo bệnh thành tích, chạy theo giải thưởng của các kỳ thi học sinh giỏi thành phố, học sinh giỏi Quốc gia mà nhồi nhét kiến thức, học như một thói quen vì thế mà học sinh trường chuyên cũng bị đặt trong một môi trường sống quá nặng tính ganh đua, thiếu kỹ năng sống, thiếu cái nhìn toàn diện về cuộc sống, con người.
Thứ hai, chính vì bị đặt trong một môi trường quá nặng tính ganh đua mà đôi khi học sinh vào trường chuyên không phải toàn là những nhân tố xuất sắc, thậm chí có rất nhiều học sinh học trung bình, thậm chí yếu, kém cũng vẫn lọt cửa.
Việc này có nguyên nhân từ tư duy muốn vào trường chuyên để lấy danh, lấy uy, để muốn có được một môi trường học tập với những thầy cô, bạn bè tốt, học chuyên để có lý lịch tốt, có bệ phóng tốt vào đại học, đi du học… Kể cả những lý do học chuyên vì để thỏa mãn tâm lý, nguyện vọng của chính cha mẹ, gia đình, dòng họ.
Vì tư duy này, nhiều học sinh không có năng khiếu vẫn cố chạy vào chuyên cho bằng được. Cũng vì lý do này, nhiều học sinh trung bình cũng được nâng lên, sửa bảng điểm với những kết quả đẹp như mơ. Và cũng vì lý do này mà trường chuyên ngày càng được nâng giá, việc cạnh tranh, ganh đua ngày càng căng thẳng, gay gắt hơn, bố mẹ muốn con vào học chuyên cũng phải mất không ít tiền của để chạy điểm, sửa điểm, chạy suất vào chuyên. Đây là thực tế có thật, không thể phủ nhận.
Đến khi vào chuyên rồi, học sinh muốn được ở lại trường, muốn theo được thì bố mẹ lại tiếp tục phải mất tiền mất của để thuê người, thuê thầy nhồi nhét, kèm cặp để con theo kịp bạn bè. Cứ tiêu cực này nối tiếp những tiêu cực kia làm cho môi trường trương chuyên bị méo mó, sai lệch.
Thứ ba, rất khó bảo đảm tính công bằng, bình đẳng khi một môi trường tuyển dụng bị méo mó, tiêu cực ngay từ đầu. Với chí phí theo học trường chuyên thì học sinh nghèo, có tài vốn đã khó theo kịp, chưa nói tới việc phải chạy đua, cạnh tranh với những học sinh có tiền nhưng không có tài.
Trong khi đó, hiện nay nhiều trường đại học xét tuyển sinh viên dựa trên hồ sơ, học bạ, vì điều này, những học sinh trường chuyên luôn luôn có lợi thế trước học sinh trường thường và cũng lấy đi cơ hội của nhiều học sinh nghèo có tài nhưng chưa được nền giáo dục phát hiện.
Video đang HOT
“Vì thế, khi tôi còn công tác, rất nhiều phụ huynh đã nhờ tôi xin xỏ, nói giúp để cho con cái họ vào trường chuyên. Tôi có từ chối vì lo ngại con họ không xuất sắc mà lại đặt trong môi trường xuất sắc thì sẽ là gánh nặng, là áp lực với con cái, thậm chí còn làm hại chính con mình.
Tuy nhiên, ở đây, họ lại tính tới trường chuyên như một lợi thế khi xét tuyển vào trường đại học nên bằng cách này, cách khác họ vẫn tìm cách cho con cái vào trường chuyên bằng được mà khi không vào được bằng năng lực thực sự thì người ta sẽ bỏ tiền ra để được vào. Như vậy lại là kẽ hở cho tiêu cực phát triển”, GS Phạm Tất Dong nói.
Thứ tư, mục tiêu của trường chuyên là môi trường đặc biệt để rèn luyện những người có năng lực thực sự nhưng không phải theo cách nhồi nhét, học như một thói quen, tạo ra những con người công cụ như vậy là sai mục đích, mục tiêu của trường chuyên.
Xóa bỏ trường chuyên, giáo dục mở, lấy học điện tử làm nền tảng
Có nên tồn tại trường chuyên như chuyên Amsterdam không? Vị GS trả lời: Không!
GS Phạm Tất Dong khẳng định, nếu trường chuyên chỉ tồn tại với những mục tiêu, mục đích, với những tiêu cực, lệch lạc như hiện nay thì sự tồn tại của trường chuyên là không cần thiết.
Thay vào đó, là chia đều nguồn lực cho các địa phương, thay đổi phương thức đào tạo.
Ví dụ về nguồn lực đầu tư, vị GS thừa nhận những đầu tư cho trường chuyên hiện quá lớn, lớn hơn gấp nhiều lần các trường công lập bình thường khác. Riêng trường chuyên Amsterdam thậm chí còn được đầu tư lớn hơn so với các trường cùng hệ chuyên khác trên cả nước.
Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư lại đang không đi cùng với kết quả, tức là nhà nước đầu tư cho trường chuyên quá nhiều mà lại không thu hồi được vốn.
Nhiều trường hợp học sinh học chuyên xong đã đi du học, ở lại nước ngoài hoặc làm việc cho tư nhân, không phục vụ trong hệ thống công của nhà nước. Điều này là bất cập bởi nguồn lực đầu tư cho trường chuyên là từ ngân sách nhà nước, về lý thì những người được đào tạo ở chuyên phải phục vụ lại cho hệ thống hành chính công của nhà nước.
Mặt khác, trường chuyên được đầu tư nhiều, lương giáo viên dạy chuyên cũng cao hơn nhiều so với lương giáo viên dạy các trường khác thế nhưng ngân sách cũng không thu được gì từ trường chuyên.
“Đầu tư như vậy gọi là đầu tư vô bổ, đầu tư mà không có hiệu quả. Tức là đào tạo xong một đứa trẻ thì lớn lên đứa trẻ đó sẽ làm gì, và đóng góp gì cho nhà nước, phải tính được điều này chứ không thể đầu tư, đào tạo cho một đứa trẻ thật giỏi sau đó lại trở thành giáo sư, cống hiến cho Pháp, hay Mỹ được”, GS Phạm Tất Dong nhận xét.
Về điểm này, vị GS cho rằng, chính sách phát triển trường chuyên phải gắn từ tài năng tới chính sách trọng dụng. Nếu chỉ đào tạo tài năng mà không trọng dụng thì cuối cùng chỉ là đào tạo hộ, tìm kiếm tài năng giúp các nước bạn.
Về phương thức đào tạo, vị GS kiến nghị các trường đại học mở ra các gói đào tạo trực tuyến với nhiều chương trình đào tạo ngắn, trung, dài hạn khác nhau và không giới hạn về tuổi tác, tài chính và tâm lý.
Học sinh có thể chủ động đăng ký trực tuyến chương trình học theo các gói đào tạo dựa trên năng khiếu, khả năng của mình. Như vậy vừa tiết kiệm được chi phí cho cả học sinh và quá trình đào tạo mà bản thân học sinh cũng sớm được định hướng theo năng lực, tài năng của mình.
Với cách này, những học sinh thật sự có năng lực không cần phải thi vào trường chuyên mà có thể lựa chọn thẳng chương trình đào tạo của đại học để giảm tải thời gian, áp lực và tiền bạc.
Chỉ cần các trường đại học đi theo hướng này, chắc chắn chuyên hệ THPT sẽ không cần phải tồn tại và cũng không thể tồn tại được nữa.
Hoặc, các trường đại học liên kết mở ra các viện nghiên cứu cho trẻ em, khuyến khích phát hiện, khai phóng những tài năng, năng khiếu của mỗi đứa trẻ.
Với hướng đi này, trẻ em sẽ được tham gia cùng các nhà khoa học ngay từ khi còn bé, qua đó, sẽ có cơ hội trình bày và thực hiện, phát triển các ý tưởng khoa học của mình.
Như vậy, dù một đứa trẻ không phải là học sinh học xuất sắc về lý thuyết, không phải là học sinh trường chuyên nhưng cũng hoàn toàn có cơ hội để bộc lệ hết năng khiếu, sự sắc sảo của mình ở một lĩnh vực khác.
Ví dụ ở Nga, một đứa trẻ cũng từng nghiên cứu, phát minh ra máy nghe, nói chuyện với cá heo, đó là sự thành công của việc cho trẻ em được tiếp xúc với môi trường khoa học từ sớm chứ không phải là trường chuyên.
“Trường chuyên ngày càng bị lỗi thời, đặc biệt với quan điểm phát triển năng lực hiện nay trường Amsterdam đang bị lỗi thời rất nhiều. Vì lý do này, không nên, không cần tồn tại trường chuyên như trường Amsterdam nữa”, GS Phạm Tất Dong nhấn mạnh.
Kinh nghiệm làm bài thi từ học sinh giỏi: Dành thời gian 'ngắm' đề trước khi làm
Thay vì tận dụng thời gian để làm bài thi ngay khi có đề, nhiều học sinh giỏi cho rằng thí sinh nên đọc kỹ toàn bộ đề thi trước để định hình cách làm bài và phân bổ thời gian hợp lý.
Chỉ còn khoảng một tháng nữa học sinh lớp 9 ở TP.HCM sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 - NGUYỄN LOAN
Dành 5-7 phút để đọc đề thi
Là một trong những thí sinh đạt giải nhất môn văn trong kỳ thi học sinh giỏi TP.HCM nhưng Nguyễn Hoàng Kim Ngân, học sinh Trường THCS Nguyễn An Khương (huyện Hóc Môn, TP.HCM) cho biết em không hề đi học thêm, thay vào đó dành thời gian học tự học và tìm hiểu thêm những cách làm bài hay trên mạng.
Trước khi thi, Kim Ngân tham khảo thêm đề và đáp án của kỳ thi trước. Trong quá trình tự học, gặp phải những vấn đề không hiểu Ngân sẽ hỏi thêm giáo viên. "Việc tự học sẽ giúp mình tự chủ thời gian, tìm hiểu sâu những vấn đề mình có hứng thú. Những lúc nhìn đề mà không hiểu, căng thẳng quá thường em sẽ ra ngoài hóng gió và tạm để đề thi đó lại. Một vài ngày sau, khi nảy ra ý tưởng mới em mới tiếp tục làm", Ngân chia sẻ.
Còn khi vào phòng thi, trong khi nhiều bạn vào là tận dụng thời gian để làm bài liền thì ngược lại, Ngân dành 5-7 phút để... "ngắm" đề thi. Sau đó, nữ sinh cho biết sẽ làm dàn ý cơ bản rồi mới bắt đầu làm bài. Vì đã đọc toàn bộ đề thi trước, nên trong quá trình làm bài 1, nếu có ý tưởng gì cho bài 2 thì viết ngay ra giấy nháp. Theo Ngân, việc "ngắm" đề trước sẽ giúp thí sinh định hình được toàn bộ đề thi, phân bổ thời gian hợp lý và không bị sót ý khi làm bài.
Ngoài ra, với môn văn, theo Ngân ngoài kiến thức trong sách vở thì học sinh cần trang bị thêm kiến thức xã hội bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin thời sự, những vấn đề xã hội vì đây có thể là những vấn đề được đưa vào đề thi.
Không chỉ với môn văn, những môn còn lại như toán, Anh văn, Ngân cũng đều tự học ở nhà. "Môn toán thì em may mắn là có anh trai dạy toán nên được kèm cặp thêm, gặp những bài khó em cũng có ngay người để hỏi. Còn môn Anh văn thì do em học từ nhỏ nên cũng cảm thấy khá ổn", Ngân nói thêm.
Đội tuyển thi học sinh giỏi môn văn của Trường THCS Nguyễn An Khương - K.N
Không để bị trừ điểm vì những lỗi nhỏ
Cũng nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi thành phố và đạt giải nhì môn toán lớp 9, Đỗ Lê Đức Trí cho rằng để đậu vào trường THPT mình mong muốn thì nên có thế mạnh ở một môn học nào đó.
Đặc thù của bộ môn toán là không thể học thuộc bài nên phải biết cách vận dụng kiến thức bộ môn để giải bài tập. "Em thường dành thời gian luyện bài tập, viết cho quen tay và câu nào lấy điểm được thì nhất định không để bị trừ điểm vì những lỗi nhỏ. Còn với phần hình học, đây là phần kiến thức rất khó nhằn, trước hết về các tính chất thì nhiều vô kể, vì vậy càng phải nắm chắc lý thuyết. Lưu ý thêm là khi vẽ hình, đặc biệt là câu khó nên vẽ hình lớn để dễ quan sát hơn", Đức Trí chia sẻ.
Và cuối cùng là phần toán thực tế, theo Trí đây là phần rất dễ lấy điểm mà cũng rất dễ mất điểm ở phần điều kiện bài toán và cách lập hệ phương trình, các năm gần đây đề thi hướng đến thực tế chứ không còn thuần túy như trước. Vì vậy thí sinh nên chú trọng phần này khi ôn tập.
Về cách học, Trí cũng cho biết dành khá nhiều thời gian để tự học, giải đề. Để chuẩn bị cho kỳ thi lên lớp 10 sắp tới, Trí sẽ học nhóm với các bạn thi chuyên trong lớp để trau dồi thêm kiến thức. Năm nay Trí đăng ký nguyện vọng vào Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu và nguyện vọng chuyên vào Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Chuyển mạng xã hội đang sử dụng sang tiếng Anh
Nguyễn Nhật Minh, học sinh lớp Trường THCS Ngô Tất Tố (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết cách học của mình hơi khác thường với mọi người. Nhật Minh đạt giải nhất môn tiếng Anh trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố vừa rồi.
Khi học tiếng Anh, theo Minh không nên học thuộc lòng như chép từ vựng, thay vào đó nên đọc những câu có sử dụng từ ngữ mình muốn biết và cố gắng hiểu bối cảnh của câu. Khi học tiếng Anh nên bình tĩnh và thoải mái, không nên ép bản thân quá sẽ dễ gây căng thẳng.
Cách học của Minh là nghe đi nghe lại cách những người bản địa nói chuyện với nhau qua phim ảnh, sách điện tử... Thấy câu nào hay thì Minh ghi nhớ lại, câu nào không hiểu cậu tìm hiểu thêm. "Đặc biệt, nếu có cơ hội để giao tiếp với người nước ngoài thì mình nên nắm bắt ngay. Khi đang học tiếng Anh thì em nghĩ cũng nên suy nghĩ bằng tiếng Anh, em thấy đó là cách tốt nhất để học mà không bị quên", Minh nói.
Về cách làm bài thi, Minh cho biết bản thân hay làm theo quán tính, em sẽ suy nghĩ trong đầu câu đang làm bằng tiếng Anh rồi thấy đáp án nào phù hợp nhất thì chọn. "Em thấy không nên tập trung suy nghĩ một câu nhiều quá vì lúc đó có thể bị rối, đôi khi phải tin tưởng vào cảm tính của mình", Minh nói thêm.
Tương tự, Huỳnh Thanh Nhã, học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (Q.7, TP.HCM) cũng cho biết đạt kết quả cao trong kỳ thi là nhờ bản thân có hứng thú với ngoại ngữ từ nhỏ. Trong kỳ thi vừa rồi Thanh Nhã cũng đạt giải nhất môn tiếng Anh.
"Về kinh nghiệm học thì em chuyển các mạng xã hội đang sử dụng sang tiếng Anh, tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu như video, vlog và bài viết bằng tiếng Anh. Riêng lúc ôn thi cho kỳ thi học sinh giỏi thì bọn em có làm thêm các bài nâng cao...", Thanh Nhã nói.
Năm nay, Nhã đặt nguyện vọng 1 vào Trường THPT Bùi Thị Xuân, còn nguyện vọng chuyên vào lớp chuyên Anh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.
'ATM gạo' vào đề thi văn học sinh giỏi TP.HCM Nhiều thí sinh tham gia Kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố sáng 10-6 ở TP.HCM cho biết các em cảm thấy thú vị khi đề thi nhắc đến máy ATM gạo và viết một bài văn nhan đề: 'Những sáng tạo khởi nguồn từ yêu thương'. Nội dung câu hỏi số 1 trong đề thi văn nói về ATM gạo Theo...