Đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục

Theo dõi VGT trên

Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục huyện Đăk Hà xin chủ trương xây dựng, sửa chữa phòng học, nhà vệ sinh và công trình nước sạch.

Đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục - Hình 1

Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng sát khuẩn trước khi vào lớp

Linh hoạt dạy học chương trình mới

Năm học 2022-2023, Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Đăk Hà, Kon Tum) có 650 em, trong đó lớp 1 là hơn 140 học sinh. Sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, các em rất háo hức khi được đến trường học trực tiếp.

Nguyễn Thị Thu Hằng – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, 2 tuần đầu tiên nhà trường bố trí, sắp xếp cho học sinh lớp 1 được làm quen, nâng cao vốn tiếng Việt để tự tin, mạnh dạn hơn khi bước vào học chính thức.

Theo cô Hằng, mặc dù năm học này dịch Covid-19 đã được kiểm soát, tuy nhiên nhà trường không chủ quan mà vẫn đảm bảo các biện pháp an toàn về phòng, chống dịch cho giáo viên và học sinh.

“Trước khi vào lớp, học sinh được đo thân nhiệt và sát khuẩn kỹ lưỡng. Trong quá trình ngồi học các em vẫn sẽ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Tuy nhiên, năm nay nhà trường cố gắng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, nhưng vẫn đảm bảo an toàn để trò vừa học, vừa chơi”, cô Hằng nói.

Tương tự, những tuần đầu tiên, Trường Tiếu học – THCS Đăk Ui (huyện Đăk Hà) tổ chức cho học sinh lớp 1 ôn tập tiếng Việt.

Theo thầy Phạm Văn Tung, Hiệu trưởng nhà trường, năm học này toàn trường có khoảng 1.500 học sinh, đa số là người dân tộc thiểu số. Với 180 học sinh lớp 1, trong tuần làm quen đầu tiên còn nhiều bỡ ngỡ nhưng đến nay đã quen và dần vào guồng học tập.

Năm học 2022-2023, thực hiện Chương trình, SGK mới đối với lớp 3 và lớp 7, do đó, các điểm trường thôn đã được trang bị tivi, thiết bị nhằm đảm bảo việc dạy học, đặc biệt với môn tiếng Anh.

Còn với môn Tin học, nhà trường đang chọn phương án phù hợp nhất để đảm bảo tất cả học sinh đều được học tập. Ngoài ra, nhà trường cũng mong muốn giảm bớt chênh lệch giữa điểm trường thôn và điểm chính, trường vùng khó khăn với trường khu vực thuận lợi.

“Đơn vị không thể đưa máy tính, thiết bị vào các điểm trường thôn bởi không đủ kinh phí và cơ sở vật chất để bảo quản. Bên cạnh đó, điểm trường cũng không đủ phòng học để bố trí các thiết bị, máy móc phục vụ dạy môn Tin học. Chính vì vậy, đối với các tiết lý thuyết học sinh sẽ học tập tại điểm thôn. Ngoài ra, nhà trường sẽ bố trí, sắp xếp những tiết thực hành để học sinh ra trường chính học tập, đảm bảo lượng kiến thức theo yêu cầu”, thầy Tung nói.

Video đang HOT

Đầu tư cơ sở vật chất

Đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục - Hình 2

Học sinh Trường Tiếu học – THCS Đăk Ui còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Năm học 2022-2023 toàn ngành Giáo dục huyện Đăk Hà có 41 đơn vị trường học với 726 lớp và hơn 22.000 học sinh.

Theo đại diện Phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà, toàn huyện có 1.261 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Tuy nhiên, bước vào năm học mới, cấp mầm non đang thiếu 54 giáo viên, cấp tiểu học thiếu 113 người để đảm bảo tỷ lệ giáo viên dạy 2 buổi/ngày. Còn cấp THCS thừa giáo viên môn Địa lý, Sinh học, Ngữ văn và thiếu thầy, cô dạy Giáo dục công dân, Hóa học, Lịch sử, Công nghệ, Tin học.

Với hai môn học bắt buộc ở lớp 3, hiện toàn huyện có 20 giáo viên tiếng Anh và 10 giáo viên Tin học. Do đó, đơn vị sẽ chỉ đạo các trường bố trí giáo viên dạy 2 môn học này đảm bảo theo đúng quy định đối với lớp 3, sau đó mới đến lớp 4 và 5. Riêng môn Tin học, phòng sẽ bố trí giáo viên dạy liên trường.

Ngoài ra, đơn vị tham mưu UBND huyện xin chủ trương tiến hành sửa chữa các phòng học với số tiền 4,3 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi sự nghiệp giáo dục. Cùng với đó, kinh phí mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết thị phục vụ công tác dạy học là hơn 6,1 tỷ đồng cho năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo.

“Để đảm bảo tất cả học sinh đủ SGK khi đến trường, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động phụ huynh mua sách, dụng cụ học tập. Bên cạnh đó, kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ. Tính đến nay, 100% học sinh đã đủ SGK khi đến trường”, bà Y Sương – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà nói.

Nhằm đảm bảo công tác vệ sinh trong trường học, Phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà mong muốn các cấp quan tâm, đầu tư kinh phí để xây mới, sửa chữa công trình vệ sinh, nước sạch tại các điểm trường. Theo đó, sẽ xây mới 32 nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 22 điểm lẻ chưa có nhà vệ sinh và 10 trường trung tâm quá tải. Đồng thời, đầu tư 54 nguồn nước cho các điểm trường chưa có nước sạch. Ngoài ra, sửa chữa 39 nhà vệ sinh và 8 nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Gỡ khó trong sắp xếp điểm trường, lớp ghép ở các tỉnh miền núi

Nhiều năm qua, các tỉnh miền núi đã nỗ lực rà soát và sắp xếp lại các điểm trường, lớp học ghép cho phù hợp địa bàn, bảo đảm sử dụng hiệu quả hơn cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, tại các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang vẫn còn nhiều điểm trường lẻ, cách xa trường chính, gây trở ngại lớn trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nâng cao chất lượng giáo dục.

Gỡ khó trong sắp xếp điểm trường, lớp ghép ở các tỉnh miền núi - Hình 1

Cô và trò Trường phổ thông Dân tộc nội trú thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) học thêu đồ thổ cẩm truyền thống.

Địa hình bị chia cắt, các điểm dân cư cách xa nhau, đi lại khó khăn nên trước đây, để phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, các điểm trường, lớp ghép được hình thành. Nhưng nay, mô hình này bộc lộ nhiều bất cập, cơ sở vật chất không được chú trọng đầu tư, việc quản lý đội ngũ giáo viên khó khăn, nhất là khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học.

Vẫn còn nhiều điểm trường, lớp ghép

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang Vũ Đình Hưng cho biết, từ năm 2017 đến hết năm học 2020-2021, tỉnh đã sắp xếp giảm được 309 điểm trường, trong đó, mầm non 196 điểm, tiểu học 112 điểm, THCS một điểm. Nhờ việc sắp xếp lại đã giúp tập trung cơ sở vật chất, giáo viên để tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả hơn. Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn còn 812 điểm trường. Đây là một trong những khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là việc triển khai dạy môn tin học, ngoại ngữ đối với lớp 3 năm học 2022-2023.

Thực tế tại nhiều huyện vẫn có nhiều điểm trường ở khá xa trường chính và đi lại rất khó khăn. Như huyện vùng cao Na Hang hiện còn 114 điểm trường ở các thôn, có những điểm trường cách trung tâm xã hơn 10 km, như điểm thôn Nà Chao (xã Năng Khả), điểm Trung Phìn, Khuổi Phìn (xã Sinh Long); huyện Lâm Bình có Tiên Tốc, Tân Hoa (xã Bình An)... Đây cũng là điểm chung của điểm trường, lớp ghép ở các tỉnh miền núi.

Trước năm 2016, tỉnh Hà Giang có 1.183 điểm trường tiểu học ở những thôn xa trung tâm. Hầu hết các điểm trường lẻ đều thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Do đó, học sinh thiệt thòi vì không được học hai buổi/ngày, ít được tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, không được học tin học, tiếng Anh do thiếu giáo viên bộ môn và cơ sở vật chất. Từ năm 2016 đến nay, Hà Giang đã huy động gần 500 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất cho các trường chính.

Gỡ khó trong sắp xếp điểm trường, lớp ghép ở các tỉnh miền núi - Hình 2

Điểm trường thôn Cả, Trường mầm non Công Đa (Yên Sơn, Tuyên Quang) được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng dạy học.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý cho biết, tỉnh thống nhất nơi nào thuận lợi làm trước, khó khăn làm sau; những nơi bảo đảm được chỗ ăn, chỗ ở, điều kiện sinh hoạt cho học sinh mới chuyển học sinh từ điểm lẻ về trường chính. Tùy theo điều kiện từng địa phương để xem xét độ tuổi học sinh chuyển về trường chính cho phù hợp. Với cách làm như vậy, đến nay Hà Giang giảm 366 điểm trường thôn bản, nhưng hiện vẫn còn 817 điểm trường.

Tỉnh Yên Bái cũng đã giảm 478 điểm trường, giảm 90 lớp học. Về trường chính, học sinh ngoài việc học văn hóa còn được quan tâm đến đời sống văn hóa của dân tộc mình.

Nhiều trường đã tổ chức ngày hội và giao lưu văn hóa dân tộc cho học sinh; tổ chức cho các em giao lưu, tham quan, tìm hiểu bản sắc văn hóa của các dân tộc khác như: Lễ cấp sắc của người Dao đỏ, lễ hội lồng tồng của người Tày, học các điệu múa khèn của người H'Mông...

Học sinh nữ dân tộc, nhất là các trường phổ thông dân tộc bán trú được tham gia các buổi học thêu, may trang phục dân tộc, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, giảm nạn tảo hôn.

Tháo gỡ khó trong sắp xếp điểm trường, lớp ghép

Điều thuận lợi dễ nhận thấy là sau khi thực hiện sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp, học sinh được tập trung học tập, sinh hoạt, thuận lợi cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Số học sinh được học bán trú và hưởng chính sách tăng, tạo điều kiện tốt hơn cho các em đến trường.

Việc sắp xếp lại cũng góp phần thu gọn đầu mối, khắc phục dứt điểm tình trạng nhiều cơ sở trường học trên cùng một địa bàn, gây lãng phí về biên chế quản lý cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị; bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ công chức, viên chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tỉnh Yên Bái đã giảm 130 trường và tăng học sinh/lớp, giúp giảm nhu cầu 1.985 người làm việc (277 cán bộ quản lý, 1.327 giáo viên, 381 nhân viên); tỉnh Hà Giang đã giảm khoảng 500 giáo viên tiểu học do sắp xếp điểm trường, lớp ghép; tỉnh Tuyên Quang giảm được 10 biên chế lãnh đạo, 11 nhân viên và 121 giáo viên. Các điểm trường sau khi sắp xếp được bàn giao đất cho chính quyền để sử dụng mục đích khác.

Học sinh khi chuyển từ điểm lẻ về trường chính hoặc cụm điểm trường được học tập trong môi trường có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tốt hơn. Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên do các em được học hai buổi/ngày, được rèn luyện kỹ năng sống, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ, trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Ở Tuyên Quang năm học 2021-2022, học sinh chuyển từ điểm trường về học trường chính đi học chuyên cần đạt 100% và không còn tình trạng bỏ học.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn cần được sớm khắc phục. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) Lương Thị Xuyến đánh giá, đến nay sau sắp xếp vẫn còn một số trường liên cấp có quy mô lớn, cơ sở vật chất độc lập giữa các cấp học và không liền kề nhau, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý. Hệ thống kho bảo quản gạo, thực phẩm ở một số trường nội trú còn dùng phòng tạm, do đó ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Việc quản lý, chăm sóc học sinh đối với một số trường có học sinh nhỏ (từ lớp 1 đến lớp 3) gặp khó khăn, do các cháu chưa biết nhiều tiếng phổ thông, ngại giao tiếp, sinh hoạt chưa vào nền nếp. Tình trạng mất cân đối bộ môn ở bậc tiểu học, thiếu giáo viên nhóm 2 (tin học, ngoại ngữ) cần được bổ sung kịp thời.

Một số trường phổ thông dân tộc bán trú có hơn 650 học sinh bán trú, kinh phí thuê phục vụ nấu ăn còn thiếu, do vậy phải bố trí giáo viên, nhân viên khác hỗ trợ việc nấu ăn cho học sinh bán trú.

Năm học 2021-2022, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có 187 học sinh bán trú, nhưng ăn ở trong một ngôi nhà sàn có diện tích chỉ 180m2. Tầng 1 làm nhà bếp và phòng ăn; tầng hai là nơi ở, rất chật hẹp, lại không có khuôn viên nên bí bách. Đáng chú ý, khi chuyển từ xã vùng 2, vùng 3 về vùng 1 khi đạt chuẩn nông thôn mới, học sinh không còn được hưởng chế độ theo Nghị định 116/NĐ-CP.

Do đó, một số học sinh ở các xã về đích nông thôn mới, đã phải chuyển từ trường chính về học lại tại điểm trường do gia đình không có điều kiện để đóng tiền ăn bán trú. Tại nhiều trường chính, cơ sở vật chất chỉ đáp ứng tối thiểu nhu cầu học tập và sinh hoạt, hầu hết các trường còn thiếu các công trình như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà ăn, nước sinh hoạt, phòng lưu trú... Diện tích nhiều trường nhỏ hẹp, không còn quỹ đất để mở rộng các công trình phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của học sinh.

Việc dạy ngoại ngữ và tin học cấp tiểu học cũng đang là vấn đề khó, khi số lượng giáo viên hiện đang trong tình trạng thiếu trầm trọng.

Tại Tuyên Quang có 238 giáo viên đang dạy tiếng Anh cấp tiểu học, năm học này, áp dụng dạy học bắt buộc đối với môn tiếng Anh lớp 3 thì thiếu 46 giáo viên; nếu tính cả số giáo viên môn tiếng Anh dạy lớp 4, 5 theo chương trình tiếng Anh thí điểm thì toàn tỉnh còn thiếu 118 giáo viên.

Môn tin học còn khó khăn hơn, năm học 2021-2022, tỉnh chỉ có 5.749 học sinh được học môn tin học, đạt 6,7%. Đến nay, tỉnh mới có 22 giáo viên dạy môn tin học cấp tiểu học (phần lớn giáo viên này đều thuộc biên chế các trường liên cấp tiểu học-trung học cơ sở).

Trong năm học này, áp dụng dạy học bắt buộc đối với môn tin học thì các trường mới tự bố trí được 30 giáo viên, số không thể bố trí được là 119. Đây là những khó khăn cần sớm được tháo gỡ, tạo cơ sở cho việc "dạy tốt, học tốt" ở các tỉnh miền núi và tiến kịp vùng đô thị.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?
22:00:06 03/02/2025
Mẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của conMẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của con
21:53:27 03/02/2025
Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!
20:56:43 03/02/2025
Nóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy ViênNóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy Viên
22:50:17 03/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờChồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờ
22:39:56 03/02/2025
Ninh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiềnNinh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiền
21:48:41 03/02/2025
Hình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thưHình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thư
23:57:50 03/02/2025
Nhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúmNhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúm
23:32:33 03/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Hậu trường phim

23:55:19 03/02/2025
Nhiều khán giả cho rằng Bộ tứ báo thủ là phim Tết dở nhất của Trấn Thành, so với Mai hay Nhà bà Nữ thì Bộ tứ báo thủ không có chiều sâu bằng.
'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'

'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'

Sao châu á

23:37:47 03/02/2025
Sự ra đi bất ngờ của Từ Hy Viên để lại niềm xót thương vô hạn cho người thân, khán giả và cả những người đồng nghiệp thân thiết trong showbiz.
Mỹ Tâm như nàng thơ bên hoa, ca sĩ Hoài Lâm tiều tụy

Mỹ Tâm như nàng thơ bên hoa, ca sĩ Hoài Lâm tiều tụy

Sao việt

23:35:11 03/02/2025
Mỹ Tâm đăng ảnh cắm hoa thạch thảo tím. Nhan sắc nữ ca sĩ khiến fan xuýt xoa, khen như nàng thơ . Hoài Lâm gây chú ý bởi ngoại hình tiều tụy, xuống sắc.
Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim việt

23:24:35 03/02/2025
Giữa thời điểm bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ chiếm sóng MXH, gây sốt ngoài phòng vé thì còn một tựa phim Việt cũng bất ngờ trở thành hiện tượng hot dù ban đầu không được truyền thông rầm rộ.
Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Nhạc quốc tế

23:18:28 03/02/2025
Giải Grammy lần thứ 67 đã khép lại vào sáng 3/2 (theo giờ Việt Nam), đánh dấu một năm sôi nổi của làng nhạc thế giới.
Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Nhạc việt

23:11:33 03/02/2025
Bảo Anh đã lên tút PR miễn phí cho Song Luân và COEM Cô dành lời khen có cánh về năng lực thợ đụng của Song Luân khi anh chiến hết từ ca hát, sáng tác, đóng phim tới viết kịch bản, quay phim.
Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Sao thể thao

22:35:09 03/02/2025
Tối 2/2, trên trang cá nhân, hậu vệ Đoàn Văn Hậu chia sẻ hình ảnh chụp cùng gia đình vợ với ông bà, mẹ, và các em của Doãn Hải My.
Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Làm đẹp

22:17:45 03/02/2025
Sửa rửa mặt dạng gel hoặc sữa là lựa chọn tốt vì chúng cung cấp độ ẩm mà không làm bong tróc lớp biểu bì. Các sản phẩm có chứa axit hyaluric hoặc glycerin cũng rất hiệu quả để bổ sung độ ẩm cho da.
Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Sức khỏe

22:13:52 03/02/2025
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách tính nồng độ cồn trong máu, quy định chung về đồ uống chỉ là ước tính. Tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như bệnh gan), thuốc men cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa cồn trong cơ thể.
Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Netizen

21:48:11 03/02/2025
Sau kỳ nghỉ Tết dài đằng đẵng, sinh viên hớn hở kéo vali trở lại phòng trọ với tâm thế tràn đầy năng lượng, nhưng chưa kịp đặt hành lý xuống thì một cơn ác mộng mang tên...
Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Lạ vui

20:02:46 03/02/2025
404 đồng tiền xu được phát hiện vào mùa thu năm 2023 tại thị trấn Bunnik, cách Amsterdam khoảng 24 dặm (39 km) về phía đông nam.