Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) đặt chỉ tiêu lãi sau thuế năm 2022 “đi lùi” 26% về mức 668 tỷ đồng
Trước đó năm 2021 Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) báo lãi sau thuế 909 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (mã chứng khoán SIP) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2021 trong đó có nhiều thông tin quan trọng.
Về lịch sử hình thành, Đầu tư Sài Gòn VRG là thành viên của tập đoàn công nghiệp cao cu Việt Nam, thành lập từ tháng 10/2007 bởi các cổ đông sáng lập là Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, CTCP Cao su Phước Hoà, CTCP Đầu tư xây dựng Cao su và các cá nhân. Đến nay cơ cấu cổ đông của công ty đã thay đổi. Cổ đông lớn nhất CTCP Đầu tư và phát triển đô thị An Lộc sở hữu 19,46% vốn cổ phần; KCN Nam Tân Uyên sở hữu 8,86% vốn. Có 2 cổ đông lớn là cá nhân, là ông Trần Mạnh Hùng và bà Lư Thanh Nhã.
Sau 2 năm thành lập, dự án thứ nhất là KCN Đông Nam chính thức đưa vào khai thác, dự án thứ 2 là KCN Phước Đông cũng được khai thác từ tháng 6/2010. Năm 2019 công ty bắt đầu khai thác KCN Lê Minh Xuân 3. Đến nay công ty đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng hạ tầng, san lấp mặt bằng của KCN Đông Nam, KCN Phước Đông giai đoạn 1, một phần KCN Phước Đông giai đoạn 2 và KCN Lê Minh Xuân 3.
Kết quả kinh doanh, năm 2021 doanh thu thuần của công ty tăng mạnh từ 5.082 tỷ đồng năm 2020 lên 5.577 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 9,7%. Tuy doanh thu tăng, nhưng chi phí các loại tăng cao hơn dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm sút 18,8% xuống còn 909 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 835 tỷ đồng. EPS đạt 8.992 đồng.
Năm 2021 vừa qua công ty đã tập trung đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng dịch vụ khu công nghiệp.
Video đang HOT
Năm 2022 dự báo sẽ còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và sự bất ổn của thế giới. Đối với Đầu tư Sài Gòn VRG, nguồn thu chính là từ cho thuê đất có cơ sở hạ tầng nên sẽ giảm đáng kể khách thuê với các ảnh hưởng nêu trên. Do vậy công ty đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2022 đều giảm sút so với thực hiện năm 2021.
Số liệu cụ thể, năm 2022 Đầu tư sài Gòn VRG đặt mục tiêu đạt 5.200 tỷ đồng tổng doanh thu, giảm 6,8% so với tổng doanh thu thực hiện năm 2021. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng giảm đến 26,5% xuống còn 668 tỷ đồng.
GELEX của đại gia Tuấn 'mượt': Nợ tăng mạnh sau khi thâu tóm loạt DN Nhà nước
Tại báo cáo tài chính 2021, Tập đoàn GELEX ghi nhận khoản nợ phải trả hơn 40.691 tỷ đồng, cùng với tồn kho lớn.
Tập đoàn GELEX (GELEX, mã GEX) hiện có số nợ phải trả hơn 40.691 tỷ đồng, gấp đôi vốn chủ. Trong đó nợ ngắn hạn hơn 22.974 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 17.717 tỷ đồng. Riêng vay và nợ thuê tài chính hơn 22.121 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh 2022 của GEX so với các năm trước. (Ảnh: VietstockFinance)
Những ngân hàng đang là chủ nợ (vay ngắn hạn) lớn nhất của GELEX gồm: VietinBank hơn 1.892 tỷ đồng, BIDV hơn 1.121 tỷ đồng, Vietcombank hơn 923 tỷ đồng...Vay dài hạn có Vietcombank hơn 2.898 tỷ đồng, Techcombank hơn 1.090 tỷ đồng, Landesbank Baden-Wurttemberg hơn 1.627 tỷ đồng...
Báo cáo cho thấy, trong 2021, GELEX phải trả hơn 1.125 tỷ đồng lãi suất vốn vay.
Vẫn theo báo cáo, đến thời điểm 31/12/2021, GELEX đang tồn kho hơn 11.665 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so hồi đầu năm. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng mạnh lên hơn 6.546 tỷ đồng, gấp gần 6 lần hồi đầu năm.
Về kết quả kinh doanh, năm 2021, doanh thu thuần của GEX tăng 59% so với 2020, đạt hơn 28.578 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.666 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ. Lợi nhuận công ty mẹ đạt 1.038 tỷ đồng, tăng 29,5%.
Năm 2022, GEX đặt mục tiêu 36.000 tỷ đồng doanh thu và 2.618 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, tăng lần lượt 26% và 27,2% so với 2021. GELEX đề nghị không chia cổ tức 2021, đặt mục tiêu chi cổ tức năm 2022 tỷ lệ 15%/năm.
Trên thị trường, cổ phiếu GEX liên tục giảm trong những phiên gần đây. Chốt phiên gia dịch cuối tuần trước, mã GEX của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đứng mức 34.050 đồng/cổ phiếu, giảm sàn 6,97%, tương đương mỗi cổ phiếu "bốc hơi" 2.550 đồng. Với hơn 851 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường của GELEX bị "thổi bay" hơn 2.100 tỷ đồng. Đây là phiên lao dốc thứ 4 liên tiếp của GEX, khiến giá mỗi cổ phiếu giảm 16,5% tương đương mất 6.800 đồng.
Thâu tóm loạt thương hiệu gốc Nhà nước
GELEX vốn là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập ngày 10/7/1990, chuyên về sản xuất công nghiệp thiết bị điện, vật liệu xây dựng, hạ tầng điện, nước, đầu tư phát triển bất động sản, khu công nghiệp và hệ sinh thái quanh khu công nghiệp...
Hậu sáp nhập VGC, GEX báo lãi năm 2021 tăng, nhưng nợ phải trả cũng tăng phi mã.
Tháng 12/2015, Bộ Công Thương chào bán hơn 122 triệu cổ phiếu GEX của GELEX (tương đương hơn 78,7% vốn điều lệ). Phiên thoái vốn Nhà nước này thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, khi cả trăm triệu cổ phiếu được thị trường mua nhanh chóng. Hàng loạt lệnh mua lớn với khối lượng nhiều triệu cổ phần được đặt liên tiếp, cho thấy các nhà đầu tư đã có sự chuẩn bị trước.
Theo giới phân tích, sự quan tâm của giới đầu tư đối với GEX không chỉ nằm ở kết quả kinh doanh, lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất thiết bị điện, mà còn là những tài sản mà công ty đang sở hữu. Tại thời điểm đó, GELEX đang sở hữu 65% cổ phần Công ty Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI), 65,16% vốn tại Công ty Thiết bị điện (THIBIDI), 65,85% vốn tại Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM), 51,25% vốn tại Công ty chế tạo Bơm Hải Dương và 100% vốn tại Công ty Thiết bị điện Việt Nam...
Thông tin công bố cho biết, Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX do doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1984, quê gốc tỉnh Hà Nam điều hành là cổ đông lớn nhất với gần 62 triệu cổ phiếu (hơn 23,1%), tiếp đó là Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư MB (5,04%), Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (4,36%), Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (3,09%).
Những năm gần đây, doanh nghiệp do ông Nguyễn Văn Tuấn (Tuấn "mượt") làm Chủ tịch HĐQT tiếp tục được biết đến là "ông trùm" mua bán và sáp nhập. Hàng loạt những thương hiệu tên tuổi từng là doanh nghiệp Nhà nước đã khẳng định được vị thế trên thị trường được GEX thâu tóm như: Viglacera, Dây cáp điện Cadivi, Viwasupco...
Ngày 6/4/2021, Tập đoàn GELEX công bố đã hoàn thành việc nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 50% tại Tổng Công ty Viglacera (doanh nghiệp trước đây trực thuộc Bộ Xây dựng).
GELEX đã đăng ký mua vào 22,5 triệu cổ phiếu VCG của Viglacera trong thời gian từ ngày 8/3 đến ngày 6/4 nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.
Kết quả, hết đợt chào mua, GELEX đã mua thêm hơn 18,5 triệu cổ phiếu VGC, nâng tỷ lệ sở hữu của Tổng Công ty và người liên quan lên hơn 225,1 triệu cổ phiếu tương đương với 50,21% vốn điều lệ Viglacera.
Sau sáp nhập với Gelex, Viglacera có sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, năm 2021, doanh thu thuần của Viglacera đạt hơn 11.194 tỷ đồng, tăng 16,6%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.541 tỷ đồng, tăng trưởng 83% so với 2020, lợi nhuận sau thuế đạt 1.279 tỷ đồng, tăng 91,7 tỷ đồng. Riêng lợi nhuận sau thuế công ty mẹ ước đạt trên 1.123 tỷ đồng, tăng 103,8% so với năm trước.
Viglacera vốn nổi tiếng về sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh và là nhà phát triển hạ tầng tên tuổi khu công nghiệp phía Bắc, với việc sở hữu nhiều khu công nghiệp nằm ở các vị trí vàng như Tiên Sơn, Yên Phong, Yên Phong mở rộng (Bắc Ninh); Hải Yên, Đông Mai (Quảng Ninh); Phong Điền (Thừa Thiên - Huế), Tiền Hải (Thái Bình), Phú Hà (Phú Thọ), Đồng Văn IV (Hà Nam)...
Góc nhìn chuyên gia: Thật khó để khuyên NĐT đang ưa thích cổ phiếu đầu cơ chuyển sang nhóm cơ bản, đã "chơi hàng nóng" thì phải chuẩn bị tâm lý cho rủi ro cao Chuyên gia cho rằng việc đầu cơ hay đầu tư không quan trọng, quan trọng là tất cả phải được diễn ra đúng luật, không bị thao túng một cách lộ liễu, gây ảnh hưởng đến lợi ích của người tham gia. Mặc dù bối cảnh có nhiều thông tin tiêu cực, song VN-Index vẫn tăng hơn 17 điểm trong tuần qua. Có...