Đầu tư khoảng 98 tỷ đồng mở rộng trường lâu đời nhất Sài Gòn
Tổng mức đầu tư cho công trình mở rộng trường phổ thông cổ xưa nhất của Sài Gòn là gần 98 tỷ đồng.
Ngày 28/10, UBND TP.HCM có quyết định phê duyệt dự án xây dựng, mở rộng trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) nhằm tạo điều kiện học tập ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, dạy học của giáo viên và học sinh trường; đồng thời, tạo bộ mặt kiến trúc thẩm mỹ và hài hòa với cảnh quan khu vực xung quanh. Cải tạo, bảo tồn công trình di tích của thành phố.
Cụ thể, quy mô đầu tư sau khi xây dựng, mở rộng sẽ đạt diện tích khuôn viên gần 13.000 m2. Diện tích xây dựng gần 6.000 m2 và tổng diện tích sàn xây dựng gần 12.000 m2.
Công trình tháo dỡ gồm khối B1 lớp học hiện hữu (2 tầng), khối E trệt và lửng và tường rào; sửa chữa và cải tạo sân đường, tường rào, thay mới nền gạch, cửa, lan can cầu thang, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp, thoát nước, điện, chiếu sáng tổng thể, trần, vì kèo, mái ngói…
Quan trọng là phục chế theo hình thức kiến trúc hiện hữu, đồng bộ hình thức kiến trúc toàn trường.
Video đang HOT
Trường THPT Lê Quý Đôn. Ảnh: Công An TP.HCM.
Tổng mức đầu tư cho công trình mở rộng trường phổ thông cổ xưa nhất của Sài Gòn là gần 98 tỷ đồng.
THPT Lê Quý Đôn là trường trung học đầu tiên của Sài Gòn. Trường được thành lập năm 1874 với tên gọi ban đầu là Collège Indigène (trung học bản xứ). Không lâu sau, trường được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa).
Sau năm 1954, với dụng ý tránh gợi nhớ thời thuộc địa, trường được đổi tên là trường Jean Jacques Rousseau, dạy chủ yếu học sinh người Việt, nhưng vẫn do người Pháp quản lý.
Đến 1967, trường được trả lại cho Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa và trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ 1975, chính quyền Việt Nam vẫn giữ tên gọi Lê Quý Đôn cho ngôi trường này.
Theo Nam Anh / Công An TP.HCM
Bộ GD&ĐT trao gần 1,5 tỷ đồng cho ngành giáo dục miền Trung
Bộ GD&ĐT cũng trao sách vở, cặp sách và đồ dùng học tập. Đoàn đã đến viếng em Trần Ngọc Hào, học sinh lớp 9 trường THCS Gia Minh (huyện Quảng Ninh) bị lũ cuốn trôi.
Hôm nay (23/10), đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu cùng với lãnh đạo các vụ, cục, hiệu trưởng một số trường Đại học đã đến thăm, khảo sát tại các trường THCS Trung Giang (Huyện Gio Linh, Quảng Trị), trường tiểu học Đại Phong (Huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), Phòng GD Hương Khê, Hà Tĩnh và Sở GD Nghệ An, Sở GD Thừa Thiên Huế.
Bộ GD&ĐT đã trao tặng gần 1,5 tỷ đồng cho ngành giáo dục các tỉnh miền Trung cùng sách vở, cặp sách và đồ dùng học tập. Đoàn cũng đã đến viếng em Trần Ngọc Hào, học sinh lớp 9 trường THCS Gia Minh (huyện Quảng Ninh) bị lũ cuốn trôi.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình, 100% trường và cơ sở giáo dục của tỉnh bị ảnh hưởng, trong đó, có 70% trường và cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng nặng.
Tổng thiệt hại toàn Ngành ước tính trên 105 tỷ đồng, trong đó: khối trực thuộc Sở thiệt hại 25 tỷ đồng; khối Phòng GD&ĐT huyện, TP 80 tỷ đồng.
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu.
Đã có trên 2.900 phòng học, 820 phòng chức năng, 1.150 phòng nội trú bị hư hỏng. Mưa lũ cũng làm ướt và hư hỏng trên 60 tủ đựng hồ sơ, trên 2.500 bộ bàn ghế; trên 450 máy vi tính; trên 100 máy in, 50 máy phô tô.
Riêng số sách giáo khoa, vở, thiết bị giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh bị ướt, hư hỏng: trên 50.000 bộ SGK và gần 30.000 bộ thiết bị.
Chưa kể hàng nghìn m2 hàng rào bị sập, sân bãi ngập, nhiều hệ thống điện, nước, cưa kính bị hư hỏng, đình trệ. Toàn ngành, có 8 em học sinh mầm non, tiểu học, THCS, THPT bị chết do đuối nước.
Còn tại Quảng Trị, theo báo cáo của Sở GD&ĐT địa phương, toàn tỉnh tổng thiệt hại của ngành giáo dục nơi đây lên tới 3,33 tỷ đồng. Rất may không có thiệt hại về người.
Tại Hà Tĩnh, toàn ngành giáo dục bị thiệt hại 11,2 tỷ đồng, trong đó riêng ngành giáo dục huyện Hương Khê chịu thiệt hại nặng nhất (7,7 tỷ đồng). Hơn 300 trường học từ mầm non tới THPT bị ngập lụt.
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
Cơn gió mát cho môn Lịch sử Việc đưa môn Lịch sử vào danh sách những môn thi chính thức trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 được giáo viên bộ môn này đánh giá là tạo nên "làn gió mát" cho việc dạy và học. Cùng với thái độ của học sinh, phương pháp học, phương pháp dạy Lịch sử cũng đang được thay đổi để thích ứng với...