Đầu tư chỉ số: Xu hướng và ý tưởng đầu tư
Hứa hẹn sẽ còn tiếp diễn theo xu hướng chung của các thị trường trên thế giới.
Ảnh: TL
Đầu tư thụ động thông qua các quỹ đầu tư vào chỉ số (Exchange Traded Fund, ETF) là xu hướng đầu tư phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian qua, thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
Xu hướng chung trên thế giới
Số liệu thống kê của Morning Star cho thấy, tại thời điểm cuối năm 2018, trên phạm vi toàn cầu, tổng tài sản của các quỹ đầu tư chủ động chỉ còn chiếm 63,2%, trong khi tổng tài sản của các quỹ thụ động đã tăng lên 38,2%. Nếu tiếp tục tốc độ tăng trưởng hiện tại, dự báo đến năm 2024, tổng tài sản của các quỹ đầu tư thụ động sẽ vượt hẳn so với các quỹ chủ động. Tính riêng ở thị trường Mỹ, tổng tài sản của các quỹ ETF dự báo sẽ vượt các quỹ đầu tư chủ động khi tỉ lệ này đã lên tới 51,3/48,7% tại thời điểm cuối năm 2018.
Có nhiều lý giải cho xu hướng trên, trong đó những luận điểm nổi bật bao gồm: (1) ETF có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các quỹ đầu tư chủ động; (2) các quỹ đầu tư chủ động bị hoài nghi trong khả năng đánh bại thị trường; (3) danh mục các quỹ ETF mô phỏng chỉ số và được đa dạng hóa tốt hơn, mức độ biến động thấp hơn khi thị trường có biến động lớn.
Tính đến nay, số lượng và quy mô của các quỹ ETF trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng không ngừng. Hiện tại, tổng tài sản (AUM) của các quỹ hoạt động trên thị trường Việt Nam đã lên tới 1,9 tỉ USD, trong đó lượng cổ phiếu Việt Nam được nắm giữ ước khoảng 1,2 tỉ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2019, ước tính có khoảng 200 triệu USD được bơm thêm thông qua các ETF.
Video đang HOT
Sự xuất hiện của các ETF dẫn đến việc dòng tiền bị phân hóa mạnh, đặc biệt từ sau năm 2017, tiền đổ mạnh vào quỹ VFMVN30 ETF và sự ra đời của sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Nếu quan sát thị trường trong thời gian qua, không khó để nhận nhận thấy dòng tiền có xu hướng tập trung vào nhóm các cổ phiếu lớn, đặc biệt các cổ phiếu trong nhóm VN30, được thể hiện qua thanh khoản và diễn biến giá của các nhóm cổ phiếu này. Chỉ số VNMidcap và đặc biệt là chỉ số VNSmallcap diễn biến tệ hơn so với VN30. Rất nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ có mức định giá tốt trong thời gian qua cũng bị nhà đầu tư bỏ lơ với thanh khoản rất kém.
Để lý giải cho hiện tượng này, ở thời điểm hiện tại, có một số nguyên nhân: (1) kỳ vọng nâng hạng nếu có xảy ra thì nhóm cổ phiếu chính được hưởng lợi sẽ là nhóm các cổ phiếu trụ; (2) sản phẩm chứng quyền chỉ dành cho cổ phiếu cơ sở nằm trong nhóm VN30; (3) sự kỳ vọng lớn dành cho các ETF hiện tại và các ETF sắp được triển khai. Trong đó kỳ vọng dành cho các ETF mới là rất lớn và có cơ sở.
Thị trường Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung trên thế giới với sự trỗi dậy của đầu tư thụ động. Ở góc nhìn đó, một số động thái nổi bật trong thời gian qua có thể quan sát thấy đó là: kỳ vọng các ETF và hợp đồng tương lai trên chỉ số VNX50 và VN100; VFM với kỳ vọng thành lập các quỹ ETF cho nhóm cổ phiếu hết room và ETF cho nhóm ngành tài chính.
Hiện tại, trên thị trường phái sinh Việt Nam chỉ có các mã hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30. Điều này khiến cho nhà đầu tư có ít lựa chọn giao dịch và việc đưa vào giao dịch hợp đồng tương lai của chỉ số VNX50 và VN100 nếu được triển khai sẽ rất hợp lý. Tất nhiên việc thành lập các ETF trên các bộ chỉ số này là hoàn toàn có thể, nhưng nếu nhìn vào diễn biến dòng tiền chảy vào quỹ SSIAM VNX50, ETF với các bộ chỉ số trên có lẽ không thực sự hấp dẫn. Các ETF ở một quốc gia nhất định và hút tiền thường cũng không lấy có quá nhiều cổ phiếu trong danh mục, ví dụ Vaneck hay FTSE thường xuyên cũng chỉ có chừng 20-30 cổ phiếu tùy thời điểm. Còn nếu muốn thực hiện kinh doanh chênh lệch giá, việc dùng từ 30-40 cổ phiếu là hoàn toàn có thể đại diện cho 50-100 cổ phiếu. Do đó, kỳ vọng vào ETF và hợp đồng tương lai trên 2 chỉ số VNX50 và VN100 có lẽ phần nhiều giải quyết bài toán có thêm sản phẩm giao dịch cho nhà đầu tư.
ETF cho nhóm cổ phiếu hết room và nhóm tài chính
Ý tưởng thành lập các quỹ ở trên có lẽ sẽ là ý tưởng khả thi hơn rất nhiều. Đối với quỹ cho cổ phiếu hết room, điều này sẽ giải quyết cho việc các cổ phiếu hết room đối với nhà đầu tư nước ngoài (tỉ trọng ngành ngân hàng trong chỉ số ngày khoảng 40%). Còn đối với ETF cho nhóm ngành tài chính, với việc tỉ trọng của các công ty chứng khoán trong rổ sẽ là rất thấp, thực chất ETF này là ETF cho nhóm ngành ngân hàng (chiếm hơn 90%) và giải quyết trực tiếp bài toán room ngoại cho nhóm ngành ngân hàng. Một số ngân hàng chưa hết hẳn room như VCB, CTG, BID, STB cũng có trong rổ nhưng tỉ trọng lớn nhất của ETF nhóm ngành tài chính vẫn là TCB, HDB, VPB và MBB, những cổ phiếu ngân hàng hết room.
Với việc đánh thẳng vào hạn chế các cổ phiếu hết room và cụ thể hơn cho nhóm ngân hàng, khả năng 2 quỹ ETF trên sẽ thu hút mạnh dòng tiền bởi nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài rất lớn. Sẽ là so sánh khập khiễng nhưng có thể nói khi ra đời, 2 quỹ ETF nói trên là giải pháp kỹ thuật cho vấn đề room ngoại. Nếu nhìn sang thị trường chứng khoán Thái Lan với những điều NVDR (Non-Voting Depositary Receipt – Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết) đã làm được thì có thể kỳ vọng dòng vốn chảy vào các ETF là hoàn toàn khả thi, khi NVDR hiện tại chiếm khoảng 20% giá trị giao dịch hằng ngày và 40-50% giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET).
Thúy Vũ
Theo nhipcaudautu.vn
Thị trường chứng khoán: "Làng" quỹ sắp đông hơn
Ít nhất có 2 quỹ ETF mới, một quỹ dựa trên chỉ số ngành tài chính (Leading Finacial Index do HOSE mới xây dựng) do SSIAM phát triển và một quỹ dựa trên chỉ số VN100 (chỉ số đo lường biến động giá cổ phiếu của 100 mã lớn nhất sàn HOSE) do VinaCapital xây dựng sẽ ra mắt nhà đầu tư trong thời gian ngắn tới.
Thêm 2 quỹ này, thị trường sẽ có 4 quỹ ETF nội địa, bên cạnh 2 quỹ ETF ngoại có quy mô đầu tư hàng trăm triệu USD trên TTCK Việt Nam.
Hai quỹ ETF nội địa đầu tiên có "đời sống" hoàn toàn khác nhau. Nếu như Quỹ ETFVFMVN30 do Công ty Quản lý quỹ Việt Nam (VFM) xây dựng có sức hấp dẫn rất tốt dòng tiền đầu tư, hiện có quy mô 6.435 tỷ đồng, thì Quỹ ETFSSIVNX50 do SSIAM xây dựng chưa bao giờ chạm tới quy mô vốn huy động 200 tỷ đồng.
iều gì tạo nên sự khác biệt giữa 2 loại quỹ cùng đầu tư thụ động theo chỉ số, cùng xuất phát điểm? Một trong những lý do căn bản nhất chính là cách chọn chỉ số để nương theo.
VFM may mắn chọn chỉ số VN30 để làm căn cứ xây Quỹ và cho đến nay, đây vẫn là chỉ số được nhà đầu tư quan tâm nhất trên TTCK Việt Nam.
SSIAM ban đầu chọn chỉ số HNX30 làm căn cứ xây quỹ, nhưng sản phẩm không được nhà đầu tư đón nhận, buộc Công ty phải chuyển đổi sang chọn chỉ số VNX50 làm chỉ số chính cho Quỹ.
Dù có sự tăng trưởng nhất định so với chính mình, nhưng quỹ phát triển trên chỉ số VNX50 này vẫn kém hấp dẫn vốn, sau 5 năm vận hành, quy mô Quỹ mới đạt 184 tỷ đồng.
TTCK Việt Nam hiện có nhiều sản phẩm quỹ, nhưng mức độ quan tâm đầu tư của nhà đầu tư trong nước vào các công cụ đầu tư này còn rất thấp.
Quỹ ETFVFMVN30 là quỹ nội địa có quy mô lớn nhất Việt Nam, nhưng 95% nhà đầu tư góp vốn lại là nhà đầu tư nước ngoài. Một thông số khác cũng cho thấy khối ngoại "khoái" sản phẩm quỹ hơn nhà đầu tư nội rất nhiều: trong số 3,3 tỷ USD vốn đầu tư được quản lý bởi Vina Capital, chỉ có chưa tới 55 triệu USD là của nhà đầu tư trong nước.
Các nhà đầu tư trong nước dường như chưa quan tâm, hay bỏ qua kênh đầu tư vào quỹ, trong khi nhìn trên chặng đường dài, đây là kênh cho lợi suất đầu tư khá tốt và người góp vốn không phải "đau đầu" giải bài toán lên, xuống của TTCK mỗi ngày.
Chẳng hạn, trong 5 năm, Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Thịnh mang lại lợi suất 64%, trong khi cùng thời gian này, nếu gửi tiết kiệm thì chỉ được tổng cộng 34%. Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh mang lại lợi suất 60%, tương đương mức tăng trưởng của VN30 kể từ năm 2014...
Dù chưa được nhà đầu tư nội quan tâm nhiều, một số công ty quản lý quỹ vẫn nỗ lực ra đời quỹ mới. Tháng 7/2019, Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng Mirae Asset đã được cấp phép thành lập; Quỹ ầu tư cân bằng Tuệ Sáng cũng được thành lập cùng thời điểm với quy mô khởi đầu là 50 tỷ đồng.
TTCK là nơi giao dịch các sản phẩm tài chính và rõ ràng ở đó không phải chỉ có cổ phiếu. Trên một số thị trường quốc tế, chẳng hạn tại Mỹ, giao dịch của các sản phẩm quỹ, đặc biệt là quỹ ETF thường chiếm 25% khối lượng giao dịch hàng ngày, có thời điểm lên đến 40%.
Tại Việt Nam, quỹ và giao dịch chứng chỉ quỹ còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ đang là một thực tế. Thực tế này đáng phải thay đổi bằng nhiều cách, trong đó cần đẩy mạnh truyền thông đại chúng để nhà đầu tư hiểu rõ và có niềm tin vào các nhà quản trị quỹ, gửi gắm đầu tư qua quỹ.
Khi thay đổi được hiện trạng này, TTCK sẽ bớt bị lệch theo tin đồn, theo đội lái, theo trào lưu lướt sóng "khuấy" lên.
NQS (Tinnhanhchungkhoan.vn)
Tỷ giá ngoại tệ 11/10: Giá USD trong nước đồng loạt giảm Sáng 11/10, đa số các ngân hàng thương mại trong nước điều chỉnh giảm tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ, hiện phổ biến ở mức 23.110 - 23.260 VND/USD. Sáng nay (11/10), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.154 VND/USD, giảm 3 đồng so với...