Đầu tư 1 triệu USD nâng cấp toàn diện Trường CĐ Kinh tế-Kỹ thuật Hà Nội
Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội được đầu tư thêm 1 triệu USD để nâng cấp toàn diện trường trở thành trường CĐ thực hành hàng đầu tại khu vực phía Bắc.
Sinh viên Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội.
Hôm nay (14/1), EQuest Education Group vừa công bố một thành viên mới là HNET (Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội) và cho biết đầu tư thêm 1 triệu USD để nâng cấp toàn diện trường trở thành trường CĐ thực hành hàng đầu tại khu vực phía Bắc.
Sau khi trở thành thành viên thứ 17 của tổ chức giáo dục EQuest và tiếp nhận khoản đầu tư trên, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội đã và đang có bước chuyển mình rõ rệt cả về chất lượng và quy mô với 3 thay đổi lớn.
Thứ nhất, về định hướng giáo dục, HNET là trường CĐ đầu tiên tại khu vực phía Bắc cam kết 70% thời lượng học sẽ dành cho các hoạt động thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên của nhà trường là các chuyên gia, doanh nhân, quản lý tại các doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm thực tế.
Thứ hai, toàn bộ sinh viên được nâng cao năng lực ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng công nghệ ứng dụng trong công việc. Đây là những yêu cầu tất yếu trong môi trường lao động hội nhập.
Thứ ba, chương trình giảng dạy của trường được cập nhật theo các chương trình bản quyền từ Mỹ, giúp sinh viên không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước mà còn có đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế.
Ông Nguyễn Bá Ngọc, Giám đốc Quan hệ đối tác chiến lược EQuest Group cho biết: Sau khi trở thành thành viên EQuest Education Group, HNET sẽ được tiếp nhận những thế mạnh của EQuest như: ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập, phát triển năng lực ngoại ngữ, cơ hội cho sinh viên thực tập, làm việc tại hệ thống các đối tác, đơn vị thành viên.
Với 70% thời lượng học dành cho thực hành/thực tập, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội xây dựng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có nghiệp vụ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ và kỹ năng nghề nghiệp. Ngay khi vừa tốt nghiệp, sinh viên đã có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp.
Video đang HOT
Sinh viên Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội.
Trong giai đoạn đầu, HNET đặt trụ sở khối văn phòng tại tầng 6, tòa nhà Center Point, đường Lê Văn Lương (Hà Nội), địa điểm đào tạo tại tòa nhà 373 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy. Trong tương lai, trường sẽ được xây dựng trên khu đất rộng 16.000m2 đặt tại khu đô thị Bắc Cổ Nhuế (Từ Liêm – Hà Nội), với cơ sở vật chất hiện đại, theo định hướng trường CĐ quốc tế.
Năm học 2021, trường này tập trung đào tạo 4 ngành có nhu cầu nhân lực cao của thị trường hiện nay như: Phiên dịch, Kinh doanh, Bán hàng, Du lịch khách sạn. Học viên có thể lựa chọn chương trình CĐ dành cho học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc chương trình CĐ liên thông 9 dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.
Học phí CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội ở mức 8 triệu/ kỳ học, bao gồm học phí chuyên ngành, học phí tiếng Anh, chi phí thực tập tại doanh nghiệp, chi phí sử dụng các thiết bị thực hành, dã ngoại, đồng phục và dụng cụ học tập. Trường cam kết không tăng học phí trong suốt chương trình học.
Nhân dịp sự kiện EQuest Group đầu tư, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội trao tặng 200 suất học bổng năm học 2021 trong chương trình Học bổng Lion Scholarship với tổng trị giá lên đến 5 tỷ đồng. Đặc biệt, sinh viên nhập học sớm trong khoảng thời gian từ tháng 2 – tháng 5/2021 có cơ hội nhận học bổng lên tới 70% học phí toàn năm học. Học bổng được xét tuyển theo hình thức xét duyệt hồ sơ.
Thành lập từ năm 2005, trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội đã có bề dày lịch sử, đào tạo hàng chục ngàn sinh viên, đặc biệt trong các khối ngành Kinh doanh, Công nghệ, Kỹ thuật. 93% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và đạt mức lương trung bình từ 8 triệu/ tháng.
Đổi mới, nâng cao năng lực nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập
Trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề đã có nhiều chuyển biến tích cực, song năng lực của đội ngũ nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi từ thực tiễn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và coi việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo là nhiệm vụ cấp bách trong những năm tới.
Thực trạng chất lượng giáo dục nghề nghiệp và năng lực nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề, 5 năm triển khai thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và phân công của Chính phủ quản lý nhà nước về GDNN, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDNN từng bước được hoàn thiện; mạng lưới cơ sở GDNN phát triển rộng khắp, đa dạng về loại hình và trình độ đào tạo; số lượng người tham gia vào GDNN ngày càng tăng; tỷ lệ người học sau tốt nghiệp có việc làm cao, thu nhập ổn định...
Số liệu thống kê cho thấy, tính đến năm 2018, cả nước có 1.948 cơ sở GDNN gồm: 397 trường cao đẳng, 519 trường trung cấp, 1.032 trung tâm GDNN, trong đó có 677 cơ sở GDNN tư thục và cơ sở GDNN có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 34,7%). Theo Tổng cục GDNN (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), hiện nay, số lượng nhà giáo là hơn 73.000 người đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đào tạo.
Về kỹ năng nghề, khoảng 19% nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, 30% nhà giáo dạy trung cấp và 73% nhà giáo dạy sơ cấp đạt chuẩn về kỹ năng nghề, số nhà giáo này giảng dạy được tích hợp. Một bộ phận nhà giáo được bồi dưỡng chuyên môn để giảng dạy chương trình tiên tiến của Australia, Cộng hòa Liên bang Đức.
Theo các chuyên gia giáo dục, trong những năm qua, chất lượng và hiệu quả đào tạo GDNN đã có những chuyển biến tích cực, từng bước gắn đào tạo với nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động. Đội ngũ nhà giáo từng bước nâng cao về chất lượng và chuẩn hóa... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề chất lượng GDNN và năng lực của nhà giáo tại một số cơ sở GDNN vẫn chưa đáp ứng được đòi hòi tình hình thực tiễn, do các yếu tố sau:
Một là, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN.
Hai là, chương trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Ba là, kỹ năng thực hành của nhà giáo tại một số cơ sở GDNN còn hạn chế, chưa đảm bảo thực hiện việc dạy học tích hợp, nhất là đối với các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý trước đây.
Bốn là, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo GDNN còn thấp so với mục tiêu đề ra (nhất là trình độ cao đẳng và trung cấp). Đó là thách thức lớn đối với hệ thống GDNN, một mặt phải tăng nhanh quy mô đào tạo trong thời gian ngắn nhưng vẫn phải ưu tiên đến bảo đảm chất lượng đào tạo.
Giải pháp nâng cao năng lực nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên và nâng cao chất lượng GDNN nói chung và năng lực nhà giáo tại các cơ sở GDNN nói riêng, thời gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chế độ, chính sách về đặc thù, đãi ngộ; tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá đội ngũ nhà giáo.
Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Chất lượng đội ngũ nhà giáo là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng đào tạo GDNN. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN cần thực hiện song hành cả hai nhiệm vụ: Bồi dưỡng và đào tạo.
Về bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo GDNN, các cơ sở GDNN cần chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về: (i) Trình độ chuyên môn; (ii) Kỹ năng thực hành nghề; (iii) Đạt chuẩn giảng dạy 50 chương trình được nước ngoài chuyển giao; (iv) Bồi dưỡng đạt chuẩn về tin học, ngoại ngữ; (v) Bồi dưỡng các nội dung về dạy học tích hợp; (vi) Bồi dưỡng về phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực; (vii) Bồi dưỡng về đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực.
Bên cạnh việc bồi dưỡng cho nhà giáo các nội dung trên, các trường nghề cần chú trọng đào tạo nhà giáo theo các nội dung sau:
- Đổi mới chương trình đào tạo nhà giáo GDNN ở các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng phát triển năng lực nghề, trong đó xác định chuẩn đầu ra về năng lực mà sinh viên sư phạm kỹ thuật cần đạt được.
- Về phương thức đào tạo: Các trường đại học sư phạm kỹ thuật đang đào tạo cả hai phương thức: đào tạo nối tiếp và đào tạo song song. Đối với đào tạo nối tiếp, thì khối kiến thức về chuyên ngành được thực hiện trước và tiếp sau đó là khối kiến thức về nghiệp vụ sư phạm; còn ở đào tạo song song cả hai khối kiến thức này được thực hiện đồng thời, đan xen nhau trong suốt quá trình đào tạo.
Thứ ba, về đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, các cơ sở GDNN cần nghiên cứu và có thể tự chế tạo thiết bị tự làm phục vụ dạy và học để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiên cứu khoa học của nhà giáo được nâng lên.
Thứ tư, nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN. Trao đổi chuyên gia, giáo viên dạy nghề giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Mở rộng quan hệ hợp tác với một số nước GDNN phát triển trong khu vực ASEAN và châu Á (như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản...) thông qua việc đưa nhà giáo đi đào tạo ở nước ngoài, hoặc mời chuyên gia nước ngoài đến đào tạo tại Việt Nam.
Thứ năm, tăng cường gắn kết cơ sở GDNN và doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người học được thực hành kỹ năng tại cơ sở sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp.
Sinh viên sư phạm cần trang bị năng lực ngoại ngữ thay vì chứng chỉ? Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sẽ không còn yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Sinh viên năm cuối sư phạm có kế hoạch trang bị năng lực ngoại ngữ ra sao khi giáo dục liên tục đổi mới? Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong một giờ tự học - NGUYỄN ĐIỀN...