Đấu tranh để nhận nuôi đứa trẻ không ai muốn, 27 năm sau người phụ nữ nhận về “món quà” làm thay đổi cuộc đời bà
Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên, bà Ingeborg McIntosh đã có cảm tình với cậu bé Jordan và không ngờ gần 3 thập kỷ sau, lại được đứa trẻ cứu mạng.
Trong nhiều năm, người phụ nữ có tên là Ingeborg McIntosh, sống ở Phoenix, Arizona, Mỹ, đã cưu mang hơn 120 đứa trẻ. Ingeborg yêu tất cả những đứa trẻ nhưng đặc biệt nhất trong số đó vẫn là Jordan, người đã mang đến cuộc đời cô nhiều sự thay đổi không tưởng.
“Khi họ đặt thằng bé vào tay tôi, tôi lập tức đã yêu nó” – Ingeborg nhớ lại lần đầu tiên gặp Jordan.
Sau một thời gian chăm sóc Jordan, Ingeborg ngày càng yêu mến đứa trẻ này và thậm chí còn muốn trở thành mẹ nuôi chính thức của em. Thế nhưng, mẹ ruột của Jordan lại không chấp nhận ý muốn của Ingeborg, bà muốn con trai mình được vào sống trong một gia đình da đen hoặc đa chủng tộc.
Vì quá yêu mến Jordan nên Ingeborg chấp nhận đấu tranh để được nhận nuôi đứa trẻ. Những nỗ lực của bà được đền đáp khi Jordan lên 4 tuổi, đứa trẻ này bị tất cả các gia đình từ chối và đó là lúc Ingeborg được trở thành mẹ nuôi chính thức của Jordan. Thế là từ đó, cả hai mẹ con sống gắn bó với nhau.
27 năm sau, bà Ingeborg nhận được một tin dữ khi bác sĩ chẩn đoán bà bị bệnh thận đa nang, một tình trạng di truyền trong đó u nang hình thành trên thận và cuối cùng gây ra suy hoặc rối loạn chức năng của cơ quan đó. Người đau khổ không kém khi hay tin này không ai khác là Jordan. Sau tất cả, mẹ nuôi vẫn là người yêu thương anh nhất, bà đã đấu tranh để được nhận nuôi anh, chăm sóc và yêu thương anh hết mực. Chính vì vậy nên Jordan không chấp nhận để mẹ nuôi ra đi theo cách này.
Jordan biết anh phải làm gì. Anh giấu mẹ tìm gặp bác sĩ để hỏi xem liệu thận của anh có phù hợp để hiến tặng cho bà Ingeborg hay không. Thật may mắn, bác sĩ cho biết thận của Jordan vô cùng phù hợp để thay thế một bên thận đã bị tổn hại của bà Ingeborg.
Biết tin Jordan hiến tặng thận cho mình, bà Ingeborg đã nói rằng: “Tôi không ngừng nói với con trai cho đến tận lúc vào phòng phẫu thuật: ‘Giờ con có thể suy nghĩ lại cũng được đấy’”. Tuy nhiên, Jordan đã quyết tâm hy sinh vì mẹ. Từ trước đến nay, anh luôn muốn báo đáp cho mẹ nuôi khi trưởng thành và đây chính là lúc anh đền đáp một phần nào đó tình yêu thương của bà dành cho mình.
Video đang HOT
Cuối cùng, ca phẫu thuật diễn ra một cách suôn sẻ. Bà Ingeborg nhận được thêm một cơ hội nữa để tiếp tục sống và bà cho biết bản thân không thể đòi hỏi một người con nuôi nào tuyệt vời hơn Jordan.
Thế là sau 27 năm không ngừng chiến đấu cho Jordan, dành cả đời để chăm lo cho con trai của một người xa lạ, bà Ingeborg đã nhận về sự đền đáp xứng đáng. Câu chuyện của 2 mẹ con bà Ingeborg cho thấy bất cứ ai cũng có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc đời của mọi người xung quanh.
Sinh ra với diện mạo kỳ lạ, bé trai mới 2 ngày tuổi đã bị bố mẹ bỏ rơi và cuộc sống ai cũng phải ngước nhìn 3 thập kỷ sau
30 năm sau, đứa trẻ bị bỏ rơi năm nào đã trở thành một người truyền cảm hứng cho cả thế giới về nghị lực sống.
Hội chứng Treacher Collins là một hiện tượng rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra dị dạng mắt, tai, xương hàm hoặc toàn bộ vùng mặt nói chung tùy theo biến chứng nặng hay nhẹ ở mỗi bệnh nhân. Nó có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan đến khả năng nghe, nhìn và hô hấp của người bệnh nhưng không hề ảnh hưởng đến trí thông minh và nhất là khả năng "cảm nhận tiếp nhận nỗi đau" của bệnh nhân. Tỷ lệ người mắc hội chứng Treacher Collins rơi vào khoảng 1/50.000 người.
Jono Lancaster, đến từ Tây Yorkshire, Anh, là một trong những người không may mắc phải hội chứng đó. Ngay sau khi chào đời vào tháng 10/1985, Jono đã bị chẩn đoán mắc hội chứng hiếm gặp và bố mẹ anh nhận được hung tin rằng con trai họ có khả năng không thể nói và đi lại trong tương lai. Thế là chỉ 2 ngày sau đó, bố mẹ Jono đã bỏ rơi anh.
2 tháng sau, một người phụ nữ có tên là Jean đã xuất hiện và trở thành ân nhân vĩ đại nhất cứu rỗi cuộc đời Jono. Khi đó, bà Jean chỉ đơn giản nhìn thấy bé trai đáng thương cần được chăm sóc và rồi bà yêu thương đứa trẻ ấy ngay từ lần gặp đầu tiên. Người phụ nữ này mất đến 5 năm mới hoàn thành thủ tục nhận nuôi Jono.
Tình yêu thương của mẹ nuôi chính là điều mà Jono không bao giờ quên trong cuộc đời này.
" Mẹ tôi có thể hơi thấp người nhưng bà sở hữu trái tim to lớn nhất trong số những người tôi từng được gặp. Bà đã làm công việc chăm sóc những đứa trẻ cơ nhỡ trong suốt 30 năm, bà đã hy sinh rất nhiều và cho đi không ít tình yêu thương.
Mẹ nuôi của tôi luôn khóc mỗi lần một đứa bé bị luân chuyển đến một trại trẻ khác bởi vì bà cảm thấy bản thân vẫn chưa làm được gì cho em. Mẹ nuôi bất chấp bản thân là một người mẹ đơn thân ở tuổi tứ tuần đã nhận nuôi tôi mà không cần biết chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Mẹ nuôi đã nhận nuôi tôi cùng với Claire và Stephen, mang đến cho tôi một gia đình hoàn hảo. Mẹ nuôi chính là thiên thần đã đến với cuộc đời tôi khi tôi cần bà nhất. Thiên thần ấy tên là Jean, mẹ nuôi tôi và cũng là vị anh hùng của tôi" - Jono chia sẻ.
Mặc dù được nuôi nấng và trưởng thành trong vòng tay đầy ắp tình yêu thương của mẹ nuôi, Jono phải mất một khoảng thời gian dài, đến tận những năm 20 tuổi, anh mới bắt đầu chấp nhận diện mạo của mình và bớt đi nỗi ngại ngùng mỗi khi đứng trước gương.
" Tôi luôn sống lạc quan. Mọi người cứ nhìn vào bề ngoài của tôi rồi đánh giá thấp tôi và tôi sẽ chứng minh rằng họ sai. Tôi tự hào về bản thân mình và những gì mà tôi đạt được. Hội chứng Treacher Collins đã tạo nên tôi của người hôm nay" - Jono khẳng định chắc nịch.
Và Jono đã làm được. Giờ đây, anh không chỉ sống cuộc đời vui vẻ mà còn trở thành một người ủng hộ những người mắc hội chứng tương tự với anh, sử dụng kinh nghiệm của bản thân để đi diễn thuyết tại các trường đại học trên khắp thế giới. Hiện tại, Jono gắn bó với cô bạn gái mà anh tình cờ gặp được ở phòng tập gym.
Khi được hỏi liệu anh có thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện diện mạo hay không thì Jono lập tức lắc đầu. Anh cho rằng những sự thay đổi ấy sẽ biến anh thành một con người khác. " Chúa đã sinh ra tôi thế này hẳn là có lý do gì đó" - Jono nói.
" Tôi vẫn là chàng trai đến từ Tây Yorkshire với một gia đình tuyệt vời và những người bạn tốt. Tôi vẫn sở hữu một gương mặt hệt như xưa và sống với hội chứng Treacher Collins. Điều thay đổi duy nhất trong tôi chính là thái độ.
Thay vì cảm thấy có lỗi với bản thân, tôi tin tưởng vào chính mình nhiều hơn. Thay vì hỏi tại sao tôi lại rơi vào hoàn cảnh thế này, tôi nghĩ rằng thật tốt khi được là chính mình. Thay vì ghét bỏ vẻ ngoài không hoàn hảo, tôi tập yêu thương nó hơn. Thay vì chạy trốn, tôi chọn đối diện với thế giới này với một nụ cười thật tươi và cặp mắt xanh rực sáng. Tôi chọn tiếp tục sống. Chẳng có gì đáng chê trách hơn một thái độ tồi tệ. Tin vào bản thân bạn, sống lạc quan, yêu thương bản thân và rồi thế giới sẽ trở thành một nơi tuyệt vời hơn" - Jono chia sẻ thái độ sống tích cực truyền cảm hứng.
Bạn gái Jono đồng hành cùng anh trong hành trình lên tiếng ủng hộ những người mắc hội chứng Treacher Collins tương tự.
Jono hiện tại là một diễn giả truyền cảm hứng.
Đàn voi hàng năm viếng nhà ân nhân Từ năm 2012, khi Lawrence Anthony qua đời, mỗi năm một lần, đàn voi lại băng rừng 12 tiếng, quanh quẩn bên ngôi nhà của ông như bày tỏ sự thương nhớ. Ảnh: CBC. Câu chuyện lạ này diễn ra tại khu bảo tồn động vật hoang dã Thula Thula, ở trung tâm Zululand, tỉnh Kwa-Zulu Natal. Đây là khu bảo tồn rộng...