Dầu thực vật có thực sự tốt cho sức khỏe?
Vì cho rằng dầu thực vật không có cholesterol, tốt cho tim mạch, huyết áp… nên nhiều gia đình Việt hiện nay đều lựa chọn sử dụng dầu thực vật để chế biến các món ăn chiên, xào… Nhưng dầu thực vật có thực sự tốt cho sức khỏe?
Hiện nay, trên thị trường bán nhiều loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu lạc, dầu gạo, dầu đậu nành… Phần lớn nhãn mác ở trên các sản phẩm này đều ghi được chiết xuất 100% từ thực ph ẩm thực vật, cho một trái tim khỏe mạnh và thành phần gồm có omega 3, omega 6 và 9; chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa, vitamin E và đặc biệt là không có cholesterol… Tin vào điều đó nên nhiều người đã lựa chọn dầu thực vật trong bữa ăn hằng ngày.
Ảnh minh họa: KT
Theo TS Nguyễn Thị Hoàng Lan – Bộ môn thực phẩm và dinh dưỡng, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Việt Nam, người tiêu dùng không nên sử dụng quá nhiều dầu thực vật. Bởi, trong dầu ăn thực vật vẫn có cholesterol nhưng vì hàm lượng thấp nên ở nhiều nước, người ta cho phép ghi là “cholesterol free”.
Lợi dụng quy định đó, các doanh nghiệp đã quảng cáo cho sản phẩm của mình khiến cho người tiêu dùng tin rằng sử dụng dầu ăn thực vật sẽ không bị cholesterol. Hơn nữa, sử dụng dầu ăn không đúng cách còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Trong dầu ăn thực vật có nhiều axit chưa bão hòa đa, no, đa nối đôi. Nếu người sử dụng dầu thực vật chiên rán ở nhiệt độ cao hơn 100C thì sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, ngoài ra chất axit béo chưa no trong dầu sẽ bị ôxy hóa ở những vị trí nối đôi, tạo thành các hợp chất peroxide hoặc aldehyde, lâu ngày tích tụ lại sẽ ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, có khả năng gây bệnh ung thư”, TS Nguyễn Thị Hoàng Lan cảnh báo.
Video đang HOT
Chính vì vậy, dầu thực vật không tốt như nhiều người vẫn nghĩ.
Thực chất mỡ động vật không hoàn toàn xấu như mọi người vẫn nghĩ. Mỡ động vật cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, trong đó có các vitamin A, D, có cholesterol xấu và có cả cholesterol có lợi cho sức khỏe, có thể duy trì sự khỏe mạnh của các thành tế bào, tham gia vào số men chuyển hóa của cơ thể, trong đó có nội tiết tố sinh dục và tuyến thượng thận…
TS Nguyễn Thị Hoàng Lan còn cho biết, ở nhiều nước, người dân có thói quen sử dụng mỡ động vật từ cá như cá ngừ, cá thu hay từ sữa và các chế phẩm từ sữa.
Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần phải có chất béo của cả mỡ động vật và dầu thực vật. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, một người trưởng thành có thể dùng 60% mỡ động vật hoặc dầu thực vật. Khi sử dụng dầu thực vật thì không nên chiên rán ở nhiệt cao và có thể sử dụng mỡ động vật đa dạng từ cá hay sữa…/.
Thực hư chuyện chất béo và chất bảo quản trong mì ăn liền gây khó tiêu
Lời đồn mì ăn liền chứa nhiều chất phụ gia sẽ gây khó tiêu, nhiều người tiêu dùng xếp mì ăn liền là thực phẩm cần hạn chế, vậy thực hư vấn đề này là như thế nào?
Có phải mì ăn liền nhiều chất béo nên ăn vào... đầy bụng?
Trong quá trình tiêu hóa, chất béo là nhóm chất cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa và hấp thu hơn cả. Nguyên do vì các phân tử chất béo phức tạp hơn nên mất nhiều thời gian phân giải. Theo đó, trung bình, cơ thể chỉ mất khoảng 5 giờ để tiêu hóa nhóm bột đường (cơm, mì, bún, phở...); mất 12-24 giờ để tiêu hóa hoàn toàn nhóm đạm (thịt, cá...); nhưng sẽ mất 33-47 giờ mới có thể tiêu hóa hết chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật...).
Cũng vì điều này mà nhiều người suy diễn: Mì ăn liền nhiều chất béo nên chắc hẳn rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng chất béo trong mì ăn liền không hề nhiều như lầm tưởng. Một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (khoảng 40-50g), chỉ có khoảng 10-13g chất béo và khoảng 6,8g chất đạm.
Theo đó, lượng chất béo này chỉ tương đương với lượng chất béo có trong một bát bún cá hay một suất bún chả, chiếm 16 - 17% so với nhu cầu chất béo cần trong 1 ngày. Vì thế, chưa đủ cơ sở để có thể khẳng định được rằng mì ăn liền do chứa nhiều chất béo nên gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
Thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu.
Cũng cần nói thêm rằng, thời gian tiêu hóa của chất béo là lâu nhất không đồng nghĩa với khó tiêu vì vẫn tuân theo quá trình tiêu hóa của cơ thể. Tình trạng khó tiêu của cơ thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố bệnh lý đường tiêu hóa, tình trạng sử dụng một số loại thuốc cho tới lối sống thiếu khoa học...
Còn nếu xét từ khía cạnh thực phẩm hay dinh dưỡng thì TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cho biết: chỉ khi chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không hợp lý mới gây ra tình trạng khó tiêu, ví dụ như thường xuyên không ăn rau xanh, trái cây dẫn đến thiếu chất xơ.
Thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu. Vì vậy, khi ăn uống, nên kết hợp sao cho đủ 4 nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất với một tỷ lệ cân đối, phù hợp.
Mì ăn liền để lâu được là do chất bảo quản?
Chúng ta thấy hạn sử dụng của mì ăn liền lên đến 5 - 6 tháng, nên nhiều người liền cho rằng thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản. Thế nhưng, trên thực tế mì ăn liền bảo quản được lâu là do bản thân sản phẩm có hàm lượng độ ẩm rất thấp và được đóng trong bao gói kín.
Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, mì ăn liền áp dụng phương pháp làm khô sản phẩm, bằng cách chiên hoặc sấy để làm giảm độ ẩm trong vắt mì xuống mức thấp nhất, giúp sản phẩm bảo quản được lâu. Vì thế, việc cho rằng mì ăn liền chứa nhiều chất bảo quản gây đầy bụng là chưa chính xác.
Chất bảo quản hay chất phụ gia trong sản xuất thực phẩm đều phải tuân theo quy định của Bộ Y tế.
Ngoài ra, cần nhấn mạnh rằng, không phải cứ nói tới chất phụ gia hay chất bảo quản là không tốt. Hiện nay, việc sử dụng chất bảo quản hay chất phụ gia trong sản xuất thực phẩm đều phải tuân theo quy định của Bộ y tế với hàm lượng cho phép, an toàn với người sử dụng.
Bên cạnh đó cũng chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định những chất phụ gia thực phẩm sử dụng trong mì ăn liền là nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng và các vấn đề sức khoẻ. Vì thế người tiêu dùng có thể an tâm khi sử dụng mì ăn liền.
Như vậy có thể kết luận rằng, nói mì ăn liền gây khó tiêu vì nhiều chất béo, nhiều chất bảo quản đều là những đồn thổi không có cơ sở khoa học.
Cách đơn giản nhất để tránh đầy bụng, khó tiêu là điều chỉnh lại lối sống, giải tỏa các áp lực lo âu, ăn chậm nhai kỹ, xây dựng các bữa ăn lành mạnh, cân đối và đầy đủ nhóm chất. Khi thưởng thức mì ăn liền nên bổ sung thêm thịt, hải sản, trứng, rau củ...để vừa hấp dẫn vừa cân đối về dinh dưỡng.
Dinh dưỡng khi tuổi xế chiều Khi tuổi ngày một cao, các hoạt động chuyển hóa và dinh dưỡng có nhiều biến đổi, chức năng tiêu hóa của cơ thể cũng kém đi, nên đây là lúc chúng ta phải quan tâm nhiều nhất đến vấn đề dinh dưỡng. Hơn nữa, mọi hoạt động ít đi nên khối cơ cũng giảm khoảng 1/3 so với thời trẻ, nhu cầu...